Bài giảng Tiết 19: Thực hành tính chất hóa học của bazơ và muối (tiếp)
1) Kiến thức: Biết được:
Mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm:
- Bazơ tác dụng với dung dịch axit, với dung dịch muối.
- Dung dịch muối tác dụng với kim loại, với dung dịch muối khác và với axit.
2) Kĩ năng:
- Sử dụng dụng cụ và hoá chất để tiến hành an toàn, thành công 5 thí nghiệm trên.
- Quan sát, mô tả, giải thích hiện tượng thí nghiệm và viết được các phương trình hoá học.
- Viết tường trình thí nghiệm.
Ngày giảng: 19/10; - Lớp 9A1, 9A2, 9A5, 9A6 A: MỤC TIÊU: 1) Kiến thức: Biết được: Mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm: - Bazơ tác dụng với dung dịch axit, với dung dịch muối. - Dung dịch muối tác dụng với kim loại, với dung dịch muối khác và với axit. 2) Kĩ năng: - Sử dụng dụng cụ và hoá chất để tiến hành an toàn, thành công 5 thí nghiệm trên. - Quan sát, mô tả, giải thích hiện tượng thí nghiệm và viết được các phương trình hoá học. - Viết tường trình thí nghiệm. B: CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: Gv: Chuẩn bị cho HS làm thí nghiệm theo nhóm. - Hoá chất: Dung dịch NaOH, dung dịch FeCl3, Dung dịch CuSO4, dung dịch HCl, Dung dịch BaCl2, dung dịch Na2SO4, dung dịch H2SO4, đinh sắt (hoặc dây nhôm) - Dụng cụ: Giá ống nghiệm, ống nghiệm, ống hút. HS: Chuẩn bị bản tường trình theo mẫu. Thí nghiệm Hiện tượng Nhận xét và viết PTHH C. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG: 1. Ổn định. 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập. Chúng ta đã nghiên cứu 4 loại hợp chất vô cơ, bài thực hành số 1 đã làm các thí nghiệm nghiên cứu về oxit, axit. Bài hôm nay, chúng ta thực hiện các thí nghiệm nghiên cứu về bazơ và muối. Hoạt động 2: Ôn tập kiến thức có liên quan Gv: Kiểm tra lí thuyết có liên quan đến nội dung buổi thực hành: " Nêu tính chất hoá học của bazơ ?" " Nêu tính chất hoá học của muối ?" Gv: Giao dụng cụ và hoá chất cho các nhóm Hs1: Viết lên bảng những tính chất hoá học cuả bazơ. Hs2: Viết lên bảng những tính chất hoá học của muối. HS: Các nhóm nhận dụng cụ và hoá chất, kiểm tra lại ® chuẩn bị làm thí nghiệm. Hoạt động 3. Thực hành tính chất hoá học của bazơ Gv: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm. Thí nghiệm 1: NaOH tác dụng với muối Thí nghiệm 2: Đồng (II) hiđroxit tác dụng với axit. Gv: Gọi Hs nêu: Hiện tượng quan sát được. Giải thích hiện tượng Viết phương trình hoá học. Kết luận về tính chất hoá học của bazơ. HS: Thực hiện thí nghiệm theo hướng dẫn, thư kí ghi kết quả thí nghiệm vào bảng nhóm. - Thí nghiệm 1: Nhỏ vài giọt dung dịch NaOH vào ống nghiệm có chứa 1 ml dung dịch FeCl3 lắc nhẹ ống nghiệm. ® Quan sát hiện tượng. - Thí nghiệm 2: Cho một ít Cu(OH)2 vào đáy ống nghiệm, nhỏ vài giọt dung dịch HCl lắc đều. ® Quan sát hiện tượng. HS: Nêu hiện tượng, viết phương trình phản ứng, giải thích và kết luận. Hoạt động 4. Thực hành tính chất hoá học của muối Gv: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm. Thí nghiệm 3: Đồng (II) sunfat tác dụng với kim loại . Thí nghiệm 4: Bari clorua tác dụng với muối: Thí nghiệm 5: Bari clorua tác dụng với axit: GV: Yêu cầu các nhóm HS nêu hiện tượng - Viết phương trìng phản ứng. - Giải thích hiện tượng. - Kết luận về tính chất hoá học của muối. HS: Thực hiện thí nghiệm Thí nghiệm 3: Ngâm một đinh sắt nhỏ, sạch trong ống nghiệm chứa 1ml dung dịch CuSO4. ® Quan sát hiện tượng. Thí nghiệm 4: Nhỏ vài giọt dung dịch BaCl2 vào ống nghiệm có chứa 1ml dung dịch Na2SO4 ® quan sát. Thí nghiệm 5: Nhỏ vài giọt dung dịch BaCl2 vào ống nghiệm có chứa 1ml dung dịch H2SO4 loãng, quan sát. HS: Nêu hiện tượng: Viết phương trình phản ứng. Giải thích hiện tượng. Kết luận về tính chất hoá học của muối. Hoạt động 5: Viết bản tường trình GV: Yêu cầu các nhóm viết bản tường trình theo mẫu đã chuẩn bị trước. GV: Thu bài tường trình của các nhóm để chấm điểm. HS: Các nhóm viết tường trình theo mẫu để GV chấm điểm. Hoạt động 6: Hướng dẫn về nhà GV: Dặn dò HS học bài để tiết sau kiểm tra 1 tiết. Lý thuyết: Tính chất hoá học của bazơ và tính chất hoá học của muối. Mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ. Phân bón hoá học. Bài tập: Bài tập nhận biết các dung dịch bazơ, dung dịch muối và axit. Bài tập viết sơ đồ phản ứng thể hiện mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ. Các dạng bài tập định lượng: Bài 4-Tr 27 SGK; bài 5-Tr 25 SGK; bài 6-tr 33 SGK, bài 3- Tr 43 SGK.
File đính kèm:
- Tiet_ 19.doc