Bài giảng Tiết: 19 - Bài: Phân bón hóa học

1.Kiến thức: Cây trồng cần các nguồn dinh dưỡng nào.

 Thành phần hóa học của các loại phân bón hóa học: Đạm, lân, kali

 Cách điều chế các loại phân bón hóa học.

 2.Kỹ năng:Phân biệt và cách sử dụng các loại phân bón hóa học.

 3.Thái độ:Có ý thức bảo vệ môi trường và thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm.

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1311 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết: 19 - Bài: Phân bón hóa học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 27.10.2007
Tiết:19	 Bài: PHÂN BÓN HÓA HỌC
 I.MỤC TIÊU:
	1.Kiến thức:	Cây trồng cần các nguồn dinh dưỡng nào.
	Thành phần hóa học của các loại phân bón hóa học: Đạm, lân, kali
	Cách điều chế các loại phân bón hóa học.
	2.Kỹ năng:Phân biệt và cách sử dụng các loại phân bón hóa học.
	3.Thái độ:Có ý thức bảo vệ môi trường và thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
 II.CHUẨN BỊ.
	1.Chuẫn bị của giáo viên.Dụng cụ để nhận biết một số phân bón hóa học.
	2.Chuẩn bị của học sinh. Một số mẩu phân bón hóa học hiện nay đang dùng và tìm hiểu các ứng dụng của chúng.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
	1.Ổn định tổ chức. Kiểm tra sỉ số lớp.1’
	2.Kiểm tra bài cũ.7’
	 Câu hỏi: Hoàn thành chuổi phản ứng(Ghi rõ điều kiện)
	 Định hướng trả lời. 
	5HNO3 + P --> H3PO4 + 5NO2 + H2O
	H3PO4 + NaOH --> NaH2PO4 + H2O
	NaH2PO4 + NaOH --> Na2HPO4 + H2O
	Na2HPO4 + NaOH --> Na3PO4 + H2O
	3.Giảng bài mới.
	-Giới thiệu bài mới. Hãy kể tên một số phân bón hóa học mà các em biết: Đạm, Lân, Kali.
	Hôm nay chúng ta cùng nghiên cứu tính chất và ứng dụng của các loại phân bón hoa học.
	4-Tiến trình tiết dạy.
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung kiến thức
HOẠT ĐỘNG 1. PHÂN ĐẠM
3’
Gv.Nêu câu hỏi:
-Cho biết vai trò của phân đạm?
- Đánh giá phân đạm dựa vào yếu tố nào?
GV: Phân đạm có 3 loại sau :
Phân đạm amôni
Phân đạm urê
Phân đạm nitrát
Hs. Quan sát một số mảu phân đạm,thử tính tan trong nứơc.
HS: Phân đạm cung cấp nitơ hố hợp cho cây dưới dạng ion nitrat NO3ˉ và ion amoni NH4+
I.PHÂN ĐẠM.
- Phân đạm cung cấp nitơ hố hợp cho cây dưới dạng ion nitrat NO3ˉ và ion amoni NH4+. Cĩ tác dụng làm cho cây trồng phát triển mạnh, nhanh, cánh lá xanh tươi, cho nhiều hạt, nhiều củ hoặc nhiều quả.
Phân đạm được đánh giá theo tỉ lệ % về khối lượng của nguyên tố N. 
HOẠT ĐỘNG 2. PHÂN ĐẠM AMONI.
3’
GV: Phân đạm amôni là đạm có chứa ion nào?
GV: Phân đạm amôni thích hợp những loại đất nào vì sao?
GV: Hàm lượng % N có trong các muối sau là bao nhiêu ?
HS: Tính .
HS: Có chứa ion NH4+
HS: Thích hợp cho loại đất ít chua, hoặc đã được khử chua, vì khi bón vào làm cho đất chua thêm.
1. Phân đạm amôni :
Đĩ là các loại muối amoni : NH4Cl, (NH4)2SO4, NH4NO3 ... 
-Điều chế: Cho NH3 tác dụng với axit tương ứng.
HOẠT ĐỘNG 3. PHÂN ĐẠM NITRAT.
4’
Gv. Cho học sinh quan sát lọ đựng phân đạm nitrat và học sinh trình bày tính chất của chúng.
HS. Quan sát lọ đựng phân đạm nitrat và trình bày tính chất vật lý của chúng.
2.Phân đạm nitrát :
Đĩ là các muối nitrat : NaNO3, Ca(NO3)2 ... Phân đạm nitrat cĩ dạng tinh thể to, dễ tan nhưng dễ chảy nước, khĩ bảo quản. Tỉ lệ %N thực tế lại thấp vì thường là lẫn nước. Phân đạm nitrat dùng thích hợp cho những vùng đất chua và mặn.
HOẠT ĐỘNG 4. PHÂN ĐẠM URE.
6’
GV: Phân đạm urê có công thức như thế nào ? hàm lượng đạm ?
HS: (NH2)2CO , 46%N
GV: Tại sao khi bón phân urê thì khơng làm thay đổi độ axit - bazơ của đất ?
HS: Vì khi phân giải trong đất 
(NH2)CO + 2H2O = (NH4)2CO3 muối này tạo từ axít yếu và bazơ yếu nên không làm thay đổi PH đất .
Hs. Nêu công thức của phân đạm URE.
Nêu hàm lượng đạm trong phân.
-Nêu tính chất của phân URE.
3.Phân đạm urê: 
Ure, (NH2)2CO là loại phân đạm tốt nhất hiện nay, cĩ tỉ lệ %N rất cao (46%), khơng làm thay đổi độ axit - bazơ của đất do đĩ thích hợp với nhiều loại đất trồng.
Trong đất, ure biến đổi lẫn thành amoni cacbonat theo phản ứng sau :
(NH2)CO + 2H2O = (NH4)2CO3
Nhược điểm của ure là dễ chảy nước, tuy ít hơn so với muối nitrat, vì vậy phải bảo quản ở nơi khơ ráo.
Điều chế: CO2 + 2NH3 --> (NH2)2CO + H2O. 
HOẠT ĐỘNG 5. PHÂN LÂN
9’
Phân lân cung cấp nguyên tố nào cho cây? Dưới dạng nào?
Trong thực tế có các loại phân lân nào?
GV: Phân là phân phải có chứa nguyên tố nào ?
GV: Phân lân có tác dụng gì ?
GV: Dựa vào đâu để đánh giá hàm lượng phân lân ?
GV: Phân lân 3 loại sau :
Phân lân tự nhiên
Supephotphat
Amophot
 Phân lân tự nhiên
GV: Thông báo 
Phân lân nóng chảy được sản xuất ở Văn Điễn , Sơn Tây , Hàm Rồng 
HS: Phải chứa P 
HS: Trình bày .
HS: Dựa vào P2O5 
Supephotphat kép là vì qua hai giai đoạn 
nên loại được CaSO4 
II. PHÂN LÂN
Phân lân cung cấp photpho hĩa hợp cho cây dưới dạng ion photphat PO43- . 
Phân lân đánh giá theo tỉ lệ % khối lượng P2O5 tương ứng với lượng photpho cĩ trong thành phần của nĩ.
1. Supephotphat.
Thơng thường gọi là supe lân, dạng bột màu trắng xám hoặc sẫm, với thành phần chính là muối tan được, đĩ là Ca(H2PO4)2 . Cĩ hai loại là supe lân đơn và supe lân kép.
a) Supephotphat đơn. 
14- 15%P2O5 Điều chế : Trộn bột quặng photphat với dung dịch axit sunfuric đặc, phản ứng sau đây xảy ra :
Ca3(PO4)2 + 2H2SO4 = Ca(H2PO4)2 + 2CaSO4
CaSO4 .2H2O (thạch cao). Supephotphat đơn là hỗn hợp của canxi đihiđrophotphat và thạch cao.
b) Supephotphat kép. 40-50%P2O5 Điều chế : Kép là vì qua hai giai đoạn 
Ca3(PO4)2 + 3H2SO4 = 2H3PO4 + 3CaSO4
Ca3(PO4)2 + 4H3PO4 = 3Ca(H2PO4)2 
Trong thành phần của supephotphat kép khơng cĩ lẫn thạch cao, do đĩ tỉ lệ %P2O5 cao hơn, chuyên chở đỡ tốn kém hơn. 
2. Phân lân nóng chảy.
Trộn bột quặng photphat và loại đá cĩ magie ( thí dụ, đá bạch vân cịn gọi là đolomit CaCO3. MgCO3) đã đập nhỏ, rồi nung ở nhiệt độ cao, trên 10000C. Sau đĩ làm nguội nhanh và tán thành bột. Phân lân nung chảy cĩ dạng tinh thể nhỏ màu xanh, hơi vàng, trong như thuỷ tình nên gọi là phân lân thuỷ tinh.
HOẠT ĐỘNG 6. PHÂN KALI.
4’
GV: Nêu một số loại phân kali mà em biết được ?
GV: Tác dụng của phân kali như thế nào?
GV: Để đánh giá hàm lượng K như thế nào ?
GV: Cách điều chế phân kali ?
HS: Phân KCl , K2SO4 
HS: Phân kali giúp cho cây hấp thụ được nhiều đạm hơn, cần cho việc tạo ra chất đường, bột, chất xơ, chất dầu và tăng cường sức chống bệnh, chống rét và chịu hạn của cây.
HS: Dựa vào % K2O
HS: Trả lời .
III.PHÂN KALI
Phân kali cung cấp cho cây trồng nguyên tố kali dưới dạng nguyên tố ion K+. Phân kali giúp cho cây hấp thụ được nhiều đạm hơn, cần cho việc tạo ra chất đường, bột, chất xơ, chất dầu và tăng cường sức chống bệnh, chống rét và chịu hạn của cây.
Phân kali được đánh giá theo tỉ lệ % về khối lượng của kali oxit K2O tương ứng với lượng kali cĩ trong thành phần của nĩ.
HOẠT ĐỘNG 6. PHÂN HỖN HỢP VÀ PHÂN PHỨC HỢP
3’
Gv.Yêu cầu học sinh tham khảo SGK để phân biệt hai loại phân.
Hs.Đọc sách giáo khoa để phân biệt phân hỗn hợp và phân phức hợp.
IV.PHÂN HỖN HỢP VÀ PHÂN PHỨC HỢP.
-Phân hỗn hợp chứa: N-P-K
-Được sản xuất theo phương pháp hóa học.
HOẠT ĐỘNG 6. PHÂN VI LƯỢNG
3’
Gv.Phân vi lượng cung cấp các nguyên tố vi lượng cho cây.
V. PHÂN VI LƯỢNG
Cung cấp các nguyên tố vi lượng cho cây.
5.Củng cố: Giáo viên dùng bài tập 3,4/58 SGK để củng cố.
6.Dặn dò, bài tập về nhà. Làm các bài tập trong sách giáo khoa và ôn lại kiến thức để hôm sau làm bài luyện tập.
IV.RÚT KINH NGHIỆM ,BỔ SUNG.

File đính kèm:

  • doc19.doc
Giáo án liên quan