Bài giảng Tiết 19 - Bài 19: Mối quan hệ giữa gen và tính trạng (tiếp)

 1. Kiến thức: - HS hiểu được mối quan hệ giữa ARN và prôtêin thông qua việc trình bày sự hình thành chuỗi axít amim

 - Giải thích được mối quan hệ trong sơ đồ: Gen (1 đoạn ADN) mARN prôtêin tính trạng

 2. Kỹ năng: - Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình.

 - Rèn luyện tư duy phân tích, hệ thống hóa kiến thức

 3. Thái độ: Bồi dưỡng thế giới quan khoa học

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1150 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 19 - Bài 19: Mối quan hệ giữa gen và tính trạng (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 11/11/2011
Ngày dạy: 16/11/2011 
Tiết 19, bài 19: MỐI QUAN HỆ GIỮA GEN VÀ TÍNH TRẠNG 
 A. Mục tiêu:
	 1. Kiến thức: - HS hiểu được mối quan hệ giữa ARN và prôtêin thông qua việc trình bày sự hình thành chuỗi axít amim 
 - Giải thích được mối quan hệ trong sơ đồ: Gen (1 đoạn ADN) mARN prôtêin tính trạng 
	 2. Kỹ năng: - Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình.
 - Rèn luyện tư duy phân tích, hệ thống hóa kiến thức 
	 3. Thái độ: Bồi dưỡng thế giới quan khoa học 
B. Chuẩn bị:	
	1. Giáo viên: 
 + Tranh phóng to các hình 19.1, H19.2, H19.3
	 + Mô hình động về sự hình thành chuỗi axít amin.
	2. Học sinh: Học bài, tìm hiểu bài mới.
C.Tiến trình lên lớp:	 
 1. Ổn định lớp:
	 2. Kiểm tra bài cũ: - HS1: Nêu thành phần hóa học và cấu tạo của prôtêin? Tính đa dạng và đặc thù của prôtêin.
 - HS2: Vì sao nói prôtêin có vai trò quan trọng trong cơ thể? Vì sao prôtêin dạng sợi là nguyên liệu cấu trúc tốt.
	 3. Bài mới: GV đặc vấn đề : gen mang thông tin qui định cấu trúc prôtêin ở trong nhân, mà prôtêin được hình thành ở chất tế 
bào . Như vậy giữa ADN và prôtêin phải quan hệ với nhau qua một vật trung gian nào đó? 
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Nội dung
HĐ1: Tìm hiểu mối quan hệ giữa ARN và prôtêin.
- Đưa tranh phóng to H19.1 và yêu cầu HS thảo luận nhóm các câu hỏi sau:
 + Hãy cho biết giữa gen và prôtêin có quan hệ với nhau qua dạng trung gian nào? Vai trò của dạng trung gian đó?
 + Nêu các thành phần tham gia thực hiện chuỗi a xít amin?
+ Các loại Nuclêôtit nào ở mARN và tARN liên kết với nhau?
+ Tương quan về số lượng giữa axít amin và nuclêôtít của mARN khi ở trong ribôxôm?
- Gọi các nhóm trả lời 
- Hoàn thiện kiến thức.
- Trình bày quá trình hình thành chuỗi axít amin?
- Phân tích kĩ cho HS thấy:
 + Số lượng, thành phần, trình tự sắp xếp các aa tạo nên tính đặc thù cho mỗi loại prôtêin.
 + Sự tạo thành chuỗi aa dựa trên khuôn mẫu mARN
 HĐ2: Mối quan hệ giữa gen và tính trạng.
- Dựa vào mối quan hệ giữa gen, mARN , prôtêin và tính trạng ta có thể viết sơ đồ sau:
Gen mARN Prôtêin Tính trạng
- Hãy quan sát H 19.2; H 19.3 và đọc thông tin 
- Mối liên hệ giữa các thành phần trong sơ đồ theo trật tự 1, 2, 3?
- Nêu bản chất mối liên hệ trong sơ đồ?
 - Chốt lại kiến thức.
* Nhấn mạnh bản chất của mối quan hệ giữa gen và tính trạng 
- Quan sát tranh
- Tổ chức thảo luận theo nhóm thống nhất câu trả lời:
+ Dạng trung gian là mARN.
+ Vai trò mang thông tin tổng hợp prôtêin.
+ Thành phần tham gia là mARN, tARN, ribôxôm.
+ Các loại Nu liên kết theo NTBS:
A-T ; G - X
+ Tương quan: 3 nuclêôtít 1 axít amin 
- Đại diện nhóm trình bày, lớp
 nhận xét, bổ sung.
- 1 HS trình bày trên sơ đồ,lớp nhận xét bổ sung
- HS ghi nhớ kiến thức: Khi biết trình tự các nuclêôtỉt trên mARN
biết trình tự các axit amin của prôtêin.
- Quan sát hình, vận dụng kiến thức đã học ở chương III để trả lời
- Một vài HS phát biểu, lớp bổ sung hoàn thiện kiến thức:
+ADN là khuôn mẫu để tổng hợp chuỗi axít amin (bậc 1)
+ Prôtêin tham gia cấu trúc và hoạt động sinh lý của tể bào biểu hiện thành tính trạng.
- Lên trình bày bản chất mối liên hệ giữa gen và tính trạng.
- Ghi nhớ kiến thức. 
I. Mối quan hệ giữa ARN và prôtêin
- mARN là dạng trung gian trong mối quan hệ giữa gen và ARN.
- Sư hình thành chuỗi a xít amin(aa)
+ mARN rời khỏi nhân đến ribôxôm để tổng hợp prôtêin.
+ Các tARN mang aa vào ribôxôm khớp với mARN theo NTBS đặc aa vào đúng vị trí
+ Ribôxôm dịch chuyến một nấc trên 
mARN 1aa được nối tiếp.
+ Ribôxôm dịch chuyển hết chiều dài mARN chuỗi aa được hình thành
- Nguyên tắc:
+ Khuôn mẫu (mARN)
+ Bổ sung(A-T; G- X)
II. Mối quan hệ giữa gen và tính trạng
- Sơ đồ: 
Gen mARN Prôtêin tính trạng.
- Bản chất mối liên hệ: (SGK)
D. Củng cố và hoàn thiện :
 - HS đọc SGK phần tóm tắt bài .
 - Tìm cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống ...thay cho các số 1, 2, 3, để hoàn chỉnh các câu sau:
 Sự hình thành chuỗi (1)..được thực hiện dựa trên (2).của mARN
 Mối quan hệ giữa (3)..và tính trạng được thể hiện trong (4) : Gen mARN Prôtêin Tính trạng.
Trong đó trình tự (5).trên ADN qui định trình tự các Nu trong mARN, thông qua đó ADN (6)trình tự các a xít amin trong chuỗi a xít amin cấu thành prôtêin và biểu hiện thành tính trạng
E. Hướng dẫn tự học:
	 a. Bài cũ:
	à Học bài và nhớ phần tóm tắc cuối bài. Trả lời câu hỏi 1, 2, 3 SGK/59
	 b. Chuẩn bị bài mới:
	à Đọc bài 20. Ôn lại bài ARN, quan sát kỹ H15 SGK.
F. Kiểm tra, đánh giá

File đính kèm:

  • docTiet 19.doc
Giáo án liên quan