Bài giảng Tiết 19 - Bài 13 : Đại cương về polime

, Về kiến thức :

 - Biết được: Polime: Khái niệm, đặc điểm cấu tạo, tính chất vật lí( trạng thái, nhiệt độ

 nóng chảy, cơ tính, tính chất hoá học ( cắt mạch, giữ nguyên mạch, tăng mạch)

 - Hiểu được thành phần và tính chất của polime từ đó biết được cách sử dụng một số đồ

 vật polime hợp lí hiệu quả. Đề xuất biện pháp xử lí rác thải làm bằng vật liệu polime

 nói chung.

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 2933 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 19 - Bài 13 : Đại cương về polime, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn
Ngày giảng
Lớp
Sĩ số
16/10/2010
12A
12B
Tiết : 19
Chương IV : POLIME VÀ VẬT LIỆU POLIME
Bài 13 : ĐẠI CƯƠNG VỀ POLIME
I. MỤC TIÊU 
 1, Về kiến thức : 
 - Biết được: Polime: Khái niệm, đặc điểm cấu tạo, tính chất vật lí( trạng thái, nhiệt độ
 nóng chảy, cơ tính, tính chất hoá học ( cắt mạch, giữ nguyên mạch, tăng mạch)
 - Hiểu được thành phần và tính chất của polime từ đó biết được cách sử dụng một số đồ 
 vật polime hợp lí hiệu quả. Đề xuất biện pháp xử lí rác thải làm bằng vật liệu polime 
 nói chung.
 2, Về kĩ năng : 
 - Từ monome viết được công thức cấu tạo của polime và ngược lại.
 - Phân biệt được polime thiên nhiên với polime tổng hợp hoặc nhân tạo.
 - Thu thập các thông tin về polime, đề xuất sử lí rác thải làm bằng polime.
 3, Về thái độ : 
 - Một số hợp chất polime là những loại vật liệu, gần gũi trong cuộc sống, trang bị cho
 một cách nhìn tổng thể về các hợp chất polime sẽ gây hứng thú khi học bài.
 - Có ý thức thu gom phế liệu rác thải từ các đồ vật bằng polime.
 - Rèn luyện đức tính cẩn thận chính xác, chăm chỉ, có thái độ học tập đúng đắn.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 
 1, Chuẩn bị của GV : Chuẩn bị hệ thống câu hỏi và bài tập, tranh ảnh, đồ vật làm bằng
 polime, máy tính, máy chiếu
 2, Chuẩn bị của HS : Đọc và chuẩn bị bài ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
 1, Kiểm tra bài cũ : Lồng vào bài mới
 2, Dạy nội dung bài mới : 
HOẠT ĐỘNG CỦA
THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1 : Khái niệm
GV : Yêu cầu HS : 
- Nêu CTCT của polietilen, poli(vinylcorua), cao su buna, policaproamit ?
HS : Nêu CTCT
GV : Cho biết đây chính là những hợp chất polime. Từ CTCT của các polime này cho biết :
- Polime là những hợp chất như thế nào?
- Tìm hiểu một số thuật ngữ hoá học trong phản ứng tổng hợp polime ?
Hoạt động 2 : Danh pháp
GV : Cho HS phân tích cách gọi tên qua các VD nêu : 
- Cách gọi tên của polime ?
- Phân loại polime ?
HS : Ng/c và trả lời
HS : Khác nhận xét, bổ sung.
GV : Kết luận và cho HS đọc tên của một số polime : 
( CH2 – CH )n
 │
 CH3
 Polipropen
Hoạt động 3 : Phân loại
GV : Cho HS quan sát một số hình ảnh về polime và ng/c SGK nêu;
- Cách phân loại polime ?
HS : Ng/c và trả lời
HS : Khác nhận xét, bổ sung.
GV : Kết luận
Hoạt động 4 : Cấu trúc
GV : Yêu cầu HS q/sát và ng/c SGK cho biết : 
- Đặc điểm cấu trúc của phân tử polime.
- Cho một số VD mỗi loại về cấu trúc.
HS : Ng/c và trả lời
HS : Khác nhận xét, bổ sung.
GV : Kết luận
Hoạt động 5 : Tính chất vật lí
GV : Cho HS quan sát một số hình ảnh về polime kết hợp ng/c SGK và thực tế cuộc sông nêu :
- Tính chất vật lí của polime ?
HS : Ng/c và trả lời
HS : Khác nhận xét, bổ sung.
GV : Kết luận cho HS nêu các polime có trong tự nhiên ? Tính chất vật lí của các polime đó ?
Hoạt động 6 : Tính chất hoá
 học
GV : Cho HS thảo luận bàn và cho 2 HS lên bảng viết :
- Viết sản phẩm của các phản ứng : 
+ Phản ứng thuỷ phân policaproamit ?
+ Phản ứng cộng HCl của cao su buna?
- Nhận xét vè mạch C trong từng phản ứng ?
- Nhận xét về đặc điểm của phản ứng ?
- Qua đó cho biết polime có những tính chất hoá học nào ?
HS : Thảo luận ng/c viết sản phẩm phản ứng và trả lời
HS : Nhóm khác nhận xét, bổ sung
GV : Kết luận và bổ sung phản ứng tăng mạch polime.
GV: Chất thải polime rất khó phân hủy ảnh hưởng đến môi trường là HS các em phải làm gì để bảo vệ môi trường không có nhiều rác thải polime ?
HS : Ng/c và trả lời
HS : Khác nhận xét, bổ sung.
GV : Kết luận cho HS quan sát một số hình ảnh về rác thải polime và tái phế liệu chế polime
I. KHÁI NIỆM
 1, Khái niệm 
- VD : ( CH2 – CH2 )n polietilen
 ( CH2 – CH = CH – CH2 )n cao su buna
 ( NH – [CH2]5CO )nNilon–6 hay policaproamit 
 (C6H10O5)n Tinh bột 
- Khái niệm : Polime là những hợp chất có phân tử khối rất lớn do nhiều đơn vị nhỏ gọi là mắt xích) liên kết với nhau.
- VD : ( CH2 – CH2 )n polietilen
* Trong đó : 
+ Hệ số n được gọi là hệ số polime hoá hay độ polime hoá
 + - CH2-CH2- : là một mắt xích
 + Các phân tử CH2=CH2 gọi là monome
 2, Danh pháp
- VD : ( CH2 – CH2 )n Polietilen
 ( NH – [CH2]5CO )n Policaproamit 
 Poli(vnylclorua) 
 (C6H10O5)n Tinh bột 
 Teflon
- Tên của polime được cấu tạo bằng cách ghép từ poli trước tên monome tạo nên polime. 
- Nếu tên của monome gồm 2 cụm từ trở lên thì được đặt trong dấu ngoặc đơn. 
* Một số polime có tên riêng (tên thông thường).
 3, Phân loại 
- VD : ( CH2 – CH2 )n Polietilen
 ( NH – [CH2]5CO )n Policaproamit 
 Poli(vnylclorua) 
 Teflon
 (C6H10O5)n Tinh bột 
- Phân loại : 
 + Theo nguồn gốc : Polime tổng hợp, polime thiên nhiên và polime bán tổng hợp.
 + Theo cách tổng hợp : Polime trùng hợp và polime trùng ngưng.
 + Theo cấu trúc phân tử 
II. CẤU TRÚC
- Mạch không phân nhánh 
 VD : Amolozơ của tinh bột hay xenlulozơ
- Mạch phân nhánh 
 VD : Amolopectin, glicogen
- Mạch mạng không gian
 VD : cao su lưu hoá, nhựa bakelit
III. TÍNH CHẤT VẬT LÍ : (SGK)
- Các polime là những chất rắn, không bay hơi, không có t0nc nhât định. Polime khi nóng chảy cho chất lỏng nhớt, để nguội rắn lại gọi là chất nhiệt dẻo. Polime không nóng chẩy khi đun bị phân huỷ gọi là chất nhiệt rắn.
- Đa số polime không tan trong các dung môi thông thường, một số tan trong dung môi thích hợp cho dung dịch nhớt.
- Nhiều polime có tính dẻo (PE, PVC) có tính đàn hồi (cao su), cách nhiệt, cách điện(PE, PVC..).
IV. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC
 1, Phản ứng phân cắt mạch polime
- VD : Phản ứng thuỷ phân policaproamit
- Đặc điểm thường là phản ứng thủy phân hoặc giải trùng hợp hay depolime hóa
+ Polime có nhóm chức trong mạch dễ bị thuỷ phân
+ Polime trùng hợp bị nhiệt phân ở nhiệt độ thích hợp tạo thành các đoạn ngắn, cuối cùng thành monome ban đầu (phản ứng giải trùng hợp hay phản ứng đepolime hoá)
 2, Phản ứng giữ nguyên mạch polime
- VD : Phản ứng cộng HCl của cao su buna
 ( CH2 – CH = CH – CH2 )n + nHCl 
 ( CH2 – CH2 – CHCl – CH2 )n 
- Đặc điểm : Phản ứng giữ nguyên mạch thường là phản ứng thế vào mạch (như clo hóa PVC...) hay cộng vào liên kết đôi trong mạch hoặc nhóm chức ngoại mạch (như tạo cao su clo-hiđro...)
 3, Phản ứng tăng mạch polime
- VD : Đun nóng nhựa rezol thành nhựa rezit.
- Đặc điểm : Phản ứng tăng mạch thường là phản ứng nối các đoạn mạch không phân nhánh thành phân nhánh hoặc mạng không gian (như lưu hóa cao su...)
 3, Củng cố, luyện tập : 
 - Nêu nội dung chính của bài.
 - Làm một số bài tập 1 SGK (64), 4.4 SBT(BT 1: B; BT 4.4: D)
Bài 1: Polime CH2- CH có tên là:
 |
 OOCCH3 
 n
 A. Poli(metyl acylat) B. Poli(vinyl axetat)
 C. Poli(metyl metacrylat) D. Poli acrilonitrin.
Bài 2 : Cho các polime sau: (1)nhựa PVC (2)Tinh bột, (3)poli etylen, (4)teflon,
(5)xenlulozơ, (6)cao su buna . Các polime thiên nhiên là:
 A. (1),(2),(3) B. (2), (4) 
 C. (2), (5) D. (4), (6)
Bài 3 : Trong các tính chất dưới đây của polime tính chất nào KHÔNG đúng?
 A. Các polime không bay hơi.
 B. Đa số polime khó hoà tan trong các dung môi thông thường.
 C. Các polime không có nhiệt độ nóng chảy xác định.
 D. Các polime đều bền vững dưới tác dụng của axit.
Bài 4 :Trong các phản ứng sau, phản ứng nào là phản ứng tăng mạch polime:
 A. Poli(vinyl axetat) + nH2O Poli(vinyl ancol) + nCH3COOH 
 B. Cao su thiên nhiên + nHCl Cao su hiđroclo hoá
 C. Polistiren n stiren
 D. Cao su + lưu huỳnh cao su lưu hoá
Bài 5 : Trong các phản ứng sau phản ứng nào giữ nguyên mạch polime
 A. Nhựa rezol Nhựa rezit + nH2O
 B. ( NH- R- CO )n + nH2O nH2NRCOOH
 C. (C6H10O5)n + nH2O nC6H12O6 
 D. Poli (vinyl axetat) Poli(vinyl ancol) + nCH3COOH
Bài 6 : Poli(vinyl clorua) ( CH2 – CH(Cl) )n Có phân tử khối là 35000. Hệ số trùng hợp 
 n của polime này là : 
 A. 560 B. 506 C. 460 D. 600
 4, Hướng dẫn HS tự học ở nhà : 
 - Học thuộc lí thuyết
 - Làm các bài tập 1,6 SGK
 - Chuẩn bị tiêp bài : Đại cương về polime
Kiểm tra của tổ chuyên môn (BGH)
...................
 Tổ trưởng 

File đính kèm:

  • docT19.doc
Giáo án liên quan