Bài giảng Tiết 18 - Bài 13: Luyện tập chương I các loại hợp chất vô cơ

1/ Kiến thức

 - HS biết được sự phân loại của các hợp chất vô cơ.

 - HS nhớ lại và hệ thống hóa những tính chất hoá học của mỗi loại hợp chất vô cơ. viết được những phương trình hóa học biểu diễn cho mỗi tính chất của hợp chất.

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1066 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 18 - Bài 13: Luyện tập chương I các loại hợp chất vô cơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG
Giáo viên : Phạm Thị Nga
Giáo án hóa học lớp 9
Tiết 18
Bài 13 
LUYỆN TẬP CHƯƠNG I
CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ
 I. Mục tiêu của bài luyện tập
	1/ Kiến thức 
	- HS biết được sự phân loại của các hợp chất vô cơ.
	- HS nhớ lại và hệ thống hóa những tính chất hoá học của mỗi loại hợp chất vô cơ. viết được những phương trình hóa học biểu diễn cho mỗi tính chất của hợp chất.
	2/ Kỹ năng 
	HS biết giải bài tập có liên quan đến những tính chất hóa học của các loại hợp chất vô cơ, hoặc giải thích được những hiện tượng hóa học đơn giản xảy ra trong đời sống sản xuất. 
 II. Chuẩn bị :
	1/ Giáo viên :
- Giáo án điện tử . 
- Bảng phân loại hợp chất vô cơ, sơ đồ tóm tắt tính chất hóa học của các hợp chất vô cơ.
- NaOH(rắn), NaOH để trong không khí vài ngày, dung dịch HCl, ống nghiệm, ống nhỏ giọt, kẹp ống nghiệm, cốc thủy tinh. 
2/ Học sinh: 
 Ôn lại các kiến thức về phân loại các hợp chất vô cơ, tính chất hóa học các loại hợp chất vô cơ.
III. Phương pháp : trực quan, phát vấn, giảng giải, tổ chức hoạt động nhóm.
IV. Tổ chức dạy học :
1/ Ổn định lớp: điểm danh (1’)
2/ Kiểm tra bài cũ : trong quá trình dạy bài mới.
*Giới thiệu bài mới (1’) : để củng cố lại các kiến thức về các loại hợp chất vô cơ đã học và biết cách vận dụng để giải một số bài tập hôm nay ta tiến hành tiết luyện tập chương I.Các loại hợp chất vô cơ .
Hoạt động của giáo viên và học sinh
TG
Nội dung
	Ì Hoạt động 1: 
Kiểm tra kiến thức cũ:
HS1 : 
 - Hợp chất vô cơ được phân thành mấy loại lớn?
 - Mỗi loại hợp chất vô cơ lại được phân loại như thế nào ?
*Bài tập vận dụng:
Phân loại các hợp chất sau : HNO3, NaOH, CO2, NaHSO4 , Fe2O3, Na2CO3,
KOH, HBr, H2SO4, CaO, SO2, Fe(OH)3, NaHCO3, HCl, Cu(OH)2 , Na2SO4
- Phát vấn : vì sao em chọn Fe2O3 là oxit bazơ ? HCl là axit ? 
*Vậy để phân loại đúng các hợp chất vô cơ ta cần phải làm gì ? 
( Thuộc khái niệm , xác định đúng thành phần phân tử của các hợp chất vô cơ )
HS2:
 - Vẽ mối liên hệ và trình bày tính chất hóa học của các hợp chất vô cơ ? 
*Bài tập vận dụng:
* GV phát vấn một số điều kiện của các phản ứng (oxit bazơ nào tác dụng với nước tạo thành bazơ ? Muối tác dụng với bazơ ta phải chú ý điều kiện nào ?.....) 
	Ì Hoạt động 2:
Bài tập 1/43
- Hoạt động cá nhân : ( HS trung bình)
- Phát vấn : nêu yêu cầu của đề bài ?
- Phân công HS viết mỗi loại hợp chất 2 phương trình hóa học.
- 4HS lên bảng làm bài (mỗi em viết 2 phương trình)
- Lớp nhận xét, bổ sung cho hoàn chỉnh.
- GV lưu ý HS những phương trình có điều kiện phản ứng.
 *Vậy muốn viết đúng phương trình hóa học ta cần phải làm gì ?
( Viết đúng công thức hóa học ,nắm vững tính chất hóa học của các hợp chất vô cơ,
Chú ý điều kiện để phản ứng hóa học xảy ra nếu có) 
- Các phương trình còn lại về nhà làm .
 Bài 2 / 43 . 
Hoạt động nhóm 
- Yêu cầu HS quan sát thí nghiệm, nêu hiện tượng .
- Phát vấn : nêu yêu cầu của đề bài ?
- Dựa vào sơ đồ thảo luận nhóm 3'
NaOH Chất rắn Khí
 màu trắng (đục nước
 vôi trong) 
Chọn câu đúng,viết các phương trình hóa học.
Nhóm trình bày,giải thích.
-Các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung.
- GV hoàn chỉnh câu trả lời.
Bài 3 / 43 . 
Hoạt động nhóm và cá nhân 
(Yêu cầu HS trung bình phải viết được phương trình hóa học, HS khá giỏi giải được bài toán)
- HS đọc và tóm tắt đề.
- Thảo luận nhóm 3'
Viết phương trình hóa học .
Chất kết tủa là chất nào ?
Chất rắn thu được sau khi nung là chất nào ? 
-Nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét .
-GV dựa vào phương trình hóa học hướng dẫn HS lập sơ đồ hướng giải câu b.
HS giải câu b . Một HS lên bảng giải.
- HS nhận xét bài làm trên bảng .
- GV hoàn chỉnh bài giải.
-Phát vấn : các chất tan có trong nước lọc là những chất nào? 
- GV hướng dẫn lập sơ đồ hướng giải 
câu c (về nhà làm).
- Phát vấn : em nêu phương pháp giải dạng toán này.
_ GV đây là bài toán tính theo phương trình có lượng dư và có 2 phương trình nối tiếp nhau .
 - Từ số mol của 2 chất tham gia phản ứng lý luận tìm chất dư .
 - Muốn tìm khối lượng chất của phương trình 2 phải tìm số mol của chất trung gian.(phương trình 1)
8’
10'
8'
15'
I. Kiến thức cần nhớ : 
 1/ Phân loại các hợp chất vô cơ:
 (SGK/42)
2/ Tính chất hóa học của các loại hợp chất vô cơ : (SGK/42)
II. Bài tập
Bài tập 1/43
HS làm bài vào tập
1. Oxit : a, d
2.Bazơ : c,d
3. Axit : a,d
4. Muối : c,d
Bài tập 2/43
*Chọn đáp án : e.
- NaOH có tác dụng với dd HCl, nhưng không giải phóng khí.
- Để có khí bay ra làm đục nước vôi trong, thì NaOH đã tác dụng với chất nào đó trong không khí tạo ra hợp chất rắn màu trắng. hợp chất này tác dụng với HCl sinh ra khí CO2
àHợp chất rắn màu trắng phải là muối cacbonat Na2CO3, muối này được tạo thành do NaOH đã tác dụng với cacbon đioxit CO2 trong không khí.
2NaOH+CO2àNa2CO3
 + H2 O
Na2CO3+2HCl à
2NaCl + H2O + CO2 
Bài tập 3/43
CuCl2+2NaOHàCu(OH)2+ 2NaCl(1)
 (dd) (dd) ( r ) (dd)
1mol 2mol 1mol 2mol
0,2mol x?
Cu(OH)2 CuO+ H2O(2)
1mol 1mol 1mol
 0,2(mol) y?
nNaOH = 
Từ PT (1)Ta có: 
àNaOH dư , PT tính theo số mol CuCl2
b) Số mol Cu(OH)2: 
 x = 
 Số mol CuO : 
 x = 
 Khối lượng CuO: 
mCuO= 80 x 0,2 =16(g)
c)Chất tan trong nước lọc:NaOH dư, NaCl
Số mol NaOH phản ứng:
 z = 
Số mol NaOH dư : 
 0,5 - 0,4 = 0,1(mol)
Khối lượng NaOH dư 
 mNaOH= 40 x 0,1 = 4(g)
Số mol NaCl : 
 t = 
Khối lượng NaCl 
 mNaCl = 58,5 x 0,4 = 23,4 (g)
	Ì Hoạt động 3: (2’) hướng dẫn tự học 
Ôn các khái niệm , tính chất hóa học của các loại hợp chất vô cơ.
Làm tiếp bài tập 1,3 .
Xem lại các dạng bài tập đã làm. Chuẩn bị kiểm tra 1tiết
Tiết sau thực hành : đọc trước cách tiến hành các thí nghiệm .
V. Rút kinh nghiệm :

File đính kèm:

  • docBai 13 luyen tap chuong I.doc