Bài giảng Tiết 17 : Sự biến đổi của chất (tiếp)

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức.

- HS phân biệt được hiện tượng vật lý và hiện tượng hoá học.

- Biết phân biệt được các hiện tượng xung quanh ta là hiện tượng vật lý hay hiện tượng hoá học.

2. Kĩ năng.

- Quan sát được một số hiện tượng cụ thể, rút ra nhận xét về hiện tượng vật lí và hiện tượng hóa học.

3. Thái độ.

 

 

doc5 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1132 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 17 : Sự biến đổi của chất (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 09 / 10 / 2010 	 
 Ngày dạy : 11 / 10 / 2010
Chương II : PHẢN ỨNG HOÁ HỌC
Tiết 17 : SỰ BIẾN ĐỔI CỦA CHẤT
Tuần 9
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức.
- HS phân biệt được hiện tượng vật lý và hiện tượng hoá học.
- Biết phân biệt được các hiện tượng xung quanh ta là hiện tượng vật lý hay hiện tượng hoá học.
2. Kĩ năng.
- Quan sát được một số hiện tượng cụ thể, rút ra nhận xét về hiện tượng vật lí và hiện tượng hĩa học.
3. Thái độ.
- Nghiêm túc tìm tịi, giáo dục lịng yêu thích say mê mơn học.
II. CHUẨN BỊ.
1. Giáo viên : chuẩn bị thí nghiệm : Đun nước muối, đốt cháy đường.
- Dụng cụ : Đèn cốn 2, nam châm, kẹo gỗ, kiềng đun, ống nghiệm, cốc thuỷ tinh.
- Hoá chất : Bột sắt, bột lưu huỳnh, đường, nước, muối ăn.
2. Học sinh.
- Chuẩn bị trước ở nhà nội dung bài mới.
III. PHƯƠNG PHÁP.
- Trực quan - Đàm thoại - Thảo luận nhĩm.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY & HỌC :
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra.
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
HOẠT ĐỘNG 1 : 
Gv : Yêu cầu HS quan sát hình vẽ 2.1 SGk và cho biết hình vẽ đó nói lên điều gì ? 
HS : Thể hiện quá trình biến đổi của nước từ thể rắn (nước đá), sang thể lỏng (nước) và sang thể khí (hơi nước) và ngược lại
GV : Nói rõ các giai đoạn biến đổi
GV : nhấn mạnh có sự thay đổi về trạng thái, nhưng không có sự thay đổi về chất.
GV : hướng dẫn HS làm thí nghiệm lọc muối ăn từ hỗn hợp muối ăn bẩn như bài thực hành 2 đã làm. Yêu cầu hS ghi lại sơ đồ biến đổi của muối ăn.
GV : Qua 2 TN trên có nhận xét gì về sự thay đổi trạng thái, về chất ?
HS :Chỉ có sự thay đổi về trạng thái, không có sự thay đổi về chất.
GV : Các quá trình biến đổi đó gọi là hiện tượng vật lý.
HOẠT ĐỘNG 2 : 
GV làm TN : Trộnn bột sắt và bột lưu huỳnh, chia làm phần
Phần 1 : Đưa nam châm lại gần, 
HS : Quan sát và trả lời : sắt bị nam châm hút.
Phần 2 : Đổ vào ống nghiệm, đun nóng trên ngọn lửa đèn cồn,
HS : hỗn hợp cháy sáng và chuyển dần thành màu xám. 
Để nguội, đưa nam châm tới gần
HS : Sắt không bị nam châm hút
Có chất mới sinh ra
GV : làm TN 2 
GV : Đun nóng đường trong ống nghiệm
HS quan sát và trả lời hiện tượng : đường trắng chuyển dẫn thành màu đen, không còn vị ngọt, có một ít giọt nước đọng trên thành ống nghiệm.
Có chất mới sinh ra.
GV : Yêu cầu HS nhận xét 2 hiện tượng trên và rút ra kết luận. 
HS: Đó là hiện tượng hoá học.
GV tổng kết, nhấn mạnh.
GV lấy ví dụ về một số hiện tượng tự nhiên yêu cầu HS phân biệt hiện tượng vật lí và hiện tượng hĩa học.
HS nhận xét và kết luận
GV củng cố.
I. Hiện tượng vật lý :
Thí nghiệm 1 :
	 Nước Nước Nước
 (rắn) 	 ( lỏng) ( khí)
Thí nghiệm 2 : 	
Muối ăn(rắn) hoà tan vào nước ddmuốilỏng
 đun cạn muối ăn(rắn)
Kết luận : 
Hiện tượng chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên chất ban đầu là hiện tượng vật lý.
II. Hiện tượng hoá học : 
Thí nghiệm : 
Sắt + Lưu huỳnh t0 Sắt sunfua 
Đường nhiệt độ Than + Hơi nước
Kết luận : 
Hiện tượng chất biến đổi có tạo ra chất khác, gọi là hiện tượng hoá học.
4. Kiểm tra đánh giá.
- GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung chính của bài
? Thế nào là hiện tượng vật lý ? Cho ví du.ï
? Thế nào là hiện tượng hoá học ? Cho ví dụ.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà.
Bài tập về nhà : làm tất cả các bài tập SGK/47
™™˜˜—–™™˜˜—–™™˜˜—–™™˜˜—–™™˜˜—–
Tuần 9
Ngày soạn :11 / 10 / 2010. 	 Ngày dạy :13 / 10 / 2010
Tiết 18 : PHẢN ỨNG HOÁ HỌC
I. MỤC TIÊU. 
1. Kiến thức.
- HS biết được phản ứng hoá học là quá trình biến đổi chất này thành chất khác.
- HS hiểu được bản chất của phản ứng hĩa học là sư thay đổi liên kết giữa các nguyên tử làm cho phân tử này biến thành phân tử khác.
2. Kĩ năng.
- Rèn kĩ năng quan sát hiện tượng, phân tích dấu hiệu nhận biết cĩ phản ứng hĩa học xảy ra.
- Rèn kĩ năng viết phương trình hĩa học, xác định được chất tham gia, chất tạo thành
3. Thái độ.
- HS yêu thích mơn học và cĩ thái độ nghiêm túc trong học tập.
II. CHUẨN BỊ .
Giáo viên.
Tranh vẽ sơ đồ tượng trưng cho phản ứng hoá học giữa khí Hidro và khí Oxi tạo ra nước.
Học sinh.
Chuẩn bị trước nội dung bài học ở nhà.
III. PHƯƠNG PHÁP.
- Trực quan - Đàm thoại - Thảo luận nhĩm
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: 
? Thế nào là hiện tượng vật lý ? Cho ví dụ
? Thế nào là hiện tượng hoá học ? Cho ví dụ ?
Gọi HS lên sửa bài tập 2,3 SGK
* Đáp án và biểu điểm
- Hiện tượng chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên chất ban đầu là hiện tượng vật lý. (5 đ)
- Hiện tượng chất biến đổi có tạo ra chất khác, gọi là hiện tượng hoá học.(5 đ)
Bài tập 2 SGK
+ Hiện tượng vật lý là: b, d vì không có chất mới được tạo thành.
+ Hiện tượng hoá học là: a, c vì có sự sinh ra chất mới.
Ở hiện tượng a:
+ Chất ban đầu: lưu huỳnh
+ Chất mới: lưu huỳnh đioxit.
Ở hiện tượng c:
+ Chất ban đầu: Canxi cacbonat
+ Chất mới sinh ra: Vôi sống (canxi oxit) và khí cacbonic
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
HOẠT ĐỘNG 1 : 
GV thuyết trình : Quá trình biến đổi chất này thành chất khác gọi là phản ứng hoá học.
Chất ban đầu tham gia phản ứng gọi là chất tham gia.
Chất sinh ra sau phản ứng gọi là sản phẩm.
GV : giới thiệu phương trình chữ của BT 2
Lưu huỳnh + Oxi Š Lưu huỳnh đioxit
(Chất tham gia)	 (sản phẩm)
GV : Đây là một quá trình hoá học
Yêu cầu HS hình thành định nghĩa
HOẠT ĐỘNG 2 : 
GV : Yêu cầu HS quan sát hình 2.5 SGK
Trong phản ứng hoá học có những chất nào tham gia ?
HS : Khí Hidro và khí Oxi
GV : Sản phẩm tạo thành là chất nào
HS : Nước.
GV : Trước phản ứng, những nguyên tử nào liên kết với nhau ?
HS: nguyên tử H liên kết với nguyên tử H, nguyên tử O liên kết với nguyên tử O .
GV : Sau phản ứng những nguyên tử liên kết với nhau ?
HS : 2 nguyên tử H liên kết với 1 nguyên tử O.
GV : Trong quá trình phản ứng, số nguyên tử H cũng như số nguyên tử O có thay đổi không ?
HS :Không thay đổi
GV : Các phân tử trước và sau phản ứng có khác khau không ? 
HS :Khác nhau hoàn toàn
GV :Kết luận
HS ghi nhớ.
GV cho thêm ví dụ yêu cầu HS xác đinh chất tham gia và sản phẩm.
HS thực hành.
I. Định nghĩa :
Quá trình làm biến đổi chất này thành chất khác gọi là phản ứng hoá học.
Ví dụ : 
Lưu huỳnh + Oxit Š Lưu huỳnh đi oxit
Tên chất tham gia Š tên sản phẩm tạo thành
	(Chất tham gia)	(sản phẩm)
II. Diễn biến của phản ứng hoá học :
* Kết luận:
Trong phản ứng hoá học, chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác
4. Kiểm tra đánh giá.
Yêu cầu HS nhắc lại nội dung chính của bài
? Định nghĩa phản ứng hoá học ?
? Diễn biến của phản ứng hoá học ?
GV hướng dẫn HS làm bài tập 2
5. Hướng dẫn học bài ở nhà.
Bài tập về nhà : Làm các bài tập 1, 2, 3 SGK/50

File đính kèm:

  • doctuan 9.doc