Bài giảng Tiết 17: Sự biến đổi chất (tiết 4)

 1.1.Kiến thức

- Hiện tượng vật lí là hiện tượng trong đó không có sự biến đổi chất này thành chất khác.

- Hiện tượng hoá học là hiện tượng trong đó có sự biến đổi chất này thành chất khác.

 1.2. Kĩ năng

- Quan sát được một số hiện tượng cụ thể, rút ra nhận xét về hiện tượng vật lí và hiện tượng hoá học.

- Phân biệt được hiện tượng vật lí và hiện tượng hoá học

 

doc13 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1257 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 17: Sự biến đổi chất (tiết 4), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ất khác khi đun không ?
- HS: Sắt và lưu huỳnh đã bị biến đổi thành chất khác.
-GV: chất khác này chính là hợp chất sắt(II)sunfua
+ Phân tích cho HS sự khác nhau giữa hỗn hợp và hợp chất.
- GV: Tiếp tục yêu cầu HS thu nhận thông tin SGK/46.
+ Nêu cách tiến hành thí nghiệm.
-HS: Thu nhận thông tin và nêu được cách tiến hành thí nghiệm.
- GV: yêu cầu các nhóm tiến hành thí nghiệm
+ Quan sát và nêu hiện tượng xảy ra
- HS: các nhóm tiến hành thí nghiệm và nhận xét hiện tượng xảy ra: Đường bị biến đổi thành chất rắn màu đen và nước.
- GV: chất rắn màu đen này chính là than.
+ Hiện tượng này em đã gặp trong thực tế chưa?
- HS: Khi đun đường làm kẹo đắng.
- GV: Đặt vấn đề: Sự biến đổi của hỗn hợp sắt , lưu huỳnh và sự biến đổi của đường ở trong thí nghiệm để tạo ra chất mới được gọi là hiện tượng hoá học.
+ Thế nào là hiện tượng hoá học ?
- HS: Nêu khái niệm về hiện tượng hoá học.
- Dựa vào dấu hiệu nào có thể phân biệt được hiện tượng vật lí và hiện tượng hoá học.
- HS: Căn cứ vào dấu hiệu các chất bị biến đổi có tạo ra chất mới hay không ..
- GV: Gọi HS đọc kết luận SGK/47
I- Hiện tượng vật lí:
- Hiện tượng chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu được gọi là hiện tượng vật lí.
II- Hiện tượng hoá học:
1- Thí nghiệm:
a- Thí nghiệm 1:
- Cách tiến hành: SGK/45,46
- Hiện tượng:
+ Sắt bị nam châm hút, lưu huỳnh không bị nam châm hút.
=> Sắt và lưu huỳnh vẫn giữ nguyên trong hỗn hợp.
+ Chất rắn màu xám tạo thành sau khi đun không bị nam châm hút.
=> Khi đun nóng, lưu huỳnh tác dụng với sắt, biến đổi thành chất mới(hợp chất sắt(II) sunfua)
b- Thí nghiệm 2:
- Cách tiến hành: SGK/46
- Hiện tượng: Đường trắng chuyển dần thành chất màu đen là than và nước ở thể hơi
2- Nhận xét:
 -Hiện tượng chất bién đổi có tạo ra chất mới(chất khác), được gọi là hiện tượng hoá học.
* Kết luận: SGK/47
4.4. Củng cố:
- Phân biệt hiện tượng vật lí và hiện tượng hoá học?
- Trong quá trình sau quá trình nào là hiện tượng vật lý , quá trình nào là hiện tượng hóa học. Giải thích?
a. Dây sắt được cắt nhỏ thành đoạn và tán thành đinh.
b. Hòa tan axit axetic vào nước được dd axit axetic loãng dùng làm dấm ăn.
c. Cuốc, xẻng để lâu ngày trong không khí bị gỉ.
d. Đốt cháy gỗ, củi
-Hiện tượng chất biển đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu
-hiện tượng hóa học là hiện tượng chất biến đổi có tạo ra chất khác.
- Hiện tượng vật lí: a,b
- Hiện tượng hóa học: c,d
4.5. Hướng dẫn về nhà 
- Học bài và làm bài tập sgk/47
- Đọc trước nội dung bài: “ Phản ứng hoá học”.
5.rút kinh nghiệm
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 
Tiết 18
Phản ứng hóa học ( T1 )
1.mục tiêu
 1.1.Kiến thức
- Phản ứng hoá học là quá trình biến đổi chất này thành chất khác.
- Để xảy ra phản ứng hoá học, các chất phản ứng phải tiếp xúc với nhau, hoặc cần thêm nhiệt độ cao, áp suất cao hay chất xúc tác.
 1.2.Kỹ năng
- Quan sát thí nghiệm, hình vẽ hoặc hình ảnh cụ thể, rút ra được nhận xét về phản ứng hoá học, điều kiện và dấu hiệu để nhận biết có phản ứng hoá học xảy ra.
- Viết được phương trình hoá học bằng chữ để biểu diễn phản ứng hoá học.
- Xác định được chất phản ứng (chất tham gia, chất ban đầu) và sản phẩm (chất tạo thành).
 1.3.Thái độ
- Giáo dục tính cẩn thận , trình bày khoa học. ýthức yêu thích bộ môn.
2. chuẩn bị
- GV: + Giáo án
	+ Tranh vẽ: Sơ đồ tượng trưng cho phản ứng hoá học giữa khí hiđro và khí oxi tạo ra nước.
	+ Dụng cụ: ống nghiệm, kẹp, pipet
	+ Hoá chất: dung dịch HCl và Zn
- HS:	+ Học bài cũ
	+ Nghiên cứu trước nội dung bài.
3.phương pháp
-Vấn đáp - Tìm tòi; Nêu vấn đề; Quan sát; Hoạt động nhóm.
4. tiến trình dạy học
4.1. ổn định lớp
4.2. Kiểm tra bài cũ
HS1
-Dấu hiệu chính nào, giúp phân biệt hiện tượng hoá học và hiện tượng vật lí?
HS2
-Bài 3/47
HS1
- Dấu hiệu chính là sự xuất hiện của chất mới.
HS2
- Hiện tượng vật lí: nến chảy lỏng thấm vào bấc, nến lỏng chuyển thành hơi.
- Hiện tượng hoá học: nến cháy trong không khí tạo ra khí cacbon đioxit và hơi nước.
 4.3. Bài mới:
*Vào bài: Các em đã biết, chất có thể biến đổi thành chất khác. Quá trình đó được gọi là gì, trong quá trình đó có sự thay đổi gì, khi nào thì xảy ra? Để trả lời được các câu này chúng ta cùng nghiên cứu bài hôm nay.
Hoạt động của GV – HS
Nội dung
* Hoạt động 1: định nghĩa
- GV: Yêu cầu HS đọc thông tin SGK/48.
+ Nêu định nghĩa phản ứng hoá học?
- HS: Thu nhận thông tin, phát biểu định nghĩa.
- GV: Yêu cầu HS nhớ lại kiến thức bài trước
+ Hiện tượng khi đun nóng: lưu huỳnh tác dụng với sắt, biến đổi thành chất mới(sắt (II) sunfua) và đường trắng chuyển thành chất màu đen là than và nước. Đó có phải là phản ứng hoá học không? Vì sao?
- HS: Đó là phản ứng hoá học vì đã xảy ra quá trình biến đổi chất này thành chất khác.
- GV: + lưu huỳnh, sắt và đường trắng được gọi là các chất tham gia(chất phản ứng)
+ Sắt(II) sunfua, than và nước được gọi là các chất sản phẩm.
+Theo em, thế nào là chất phản ứng( chất tham gia), sản phẩm?
- HS: + Chất ban đầu bị biến đổi trong phản ứng hoá học gọi là chất phản ứng( chất tham gia)
+ Chất mới sinh ra là sản phẩm
- GV: Phản ứng hoá học được ghi theo phương trình chữ.
+ hướng dẫn HS cách ghi phương trình chữ và cách đọc phương trình chữ.
+ Viết phương trình chữ của 2 phản ứng hoá học ở bài trước.
- HS: Vận dụng kiến thức và viết phương trình chữ của 2 phản ứng.
- GV: Nhận xét và gọi HS đọc 2 phương trình chữ đó.
+ Trong quá trình phản ứng, lượng chất phản ứng giảm dần, lượng chất sản phẩm tăng dần.
*Hoạt động 2: diễn biến của phản ứng hóa học
- GV: Gọi HS đọc thông tin SGK/48 đoạn: “Trong bài học 6---> hình 2.5”. Giải thích câu: phản ứng giữa các phân tử, thể hiện phản ứng giữa các chất – hiểu là phản ứng xảy ra với từng phân tử.
+ Treo hình 2.5/48, yêu cầu HS quan sát, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi:
+ Trước phản ứng, những nguyên tử nào liên kết với nhau?
+ Sau phản ứng, những nguyên tử nào liên kết với nhau?
+ Trong quá trình phản ứng số nguyên tử H cũng như số nguyên tử O có giữ nguyên không?
+ Các phân tử trước và sau phản ứng có khác nhau không?
- HS: Quan sát hình, thảo luận nhóm thống nhất ý kiến và ghi lại các câu trả lời vào bảng nhóm.
- GV: Yêu cầu các nhóm dán bảng, đối chiếu kết quả và chốt lại đáp án chuẩn:
+ Trước phản ứng: hai nguyên tử H liên kết với nhau và hai nguyên tử O liên kết với nhau.
+Sau phản ứng: hai nguyên tử H liên kết với 1 nguyên tử O
+ Trong quá trình phản ứng: Số nguyên tử H và số nguyên tử O vẫn giữ nguyên.
+ Trước phản ứng là phân tử H2 và phân tử O2, sau phản ứng biến đổi thành phân tử H2O.
+ Qua đó, em có thể rút ra kết luận gì về sự biến đổi trong phản ứng hoá học.
- HS: Trong phản ứng hóa học chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác. 
* hoạt động 3: khi nào PUHH xảy ra
- GV: Nếu có đơn chất kim loại tham gia phản ứng thì sau phản ứng nguyên tử kim loại phải liên kết với nguyên tử nguyên tố khác.
- GV: Tiến hành thí nghiệm: Cho Zn tác dụng với HCl. Yêu cầu HS quan sát
+ Nhận xét hiện tượng xảy ra
- HS: Có bọt khí không màu bay ra.
- Theo em, có phản ứng hoá học xảy ra không?
- HS: Có phản ứng hoá học xảy ra.
- Nếu không cho Zn và HCl tiếp xúc với nhau, theo em có phản ứng hoá học xảy ra không?
- HS: Không có phản ứng hoá học xảy ra.
- Vậy để có phản ứng hoá học xảy ra cần phải có điều kiện gì?
- HS: các chất phản ứng phải tiếp xúc với nhau.
- GV: yêu cầu HS nhớ lại thí nghiệm 1b và thí nghiệm 2 ở bài trước.
+ Để có phản ứng xảy ra, cần có thêm điều kiện gì?
- HS: cần nhiệt độ(đun nóng) 
- GV: Ngoài 2 điều kiện trên, có phản ứng còn cần có mặt chất xúc tác đó là chất kích thích cho phản ứng xảy ra nhanh hơn và giữ nguyên không biến đổi khi phản ứng kết thúc.
+ Nhấn mạnh cho HS: Các phản ứng hoá học không nhất thiết phải có đủ 3 điều kiện đó. Có những phản ứng chỉ cần 1 trong 3 điều kiện .
-GV : hoàn thiện kiến thức
I - Định nghĩa:
- Quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác gọi là phản ứng hoá học.
+ Chất ban đầu bị biến đổi trong phản ứng hoá học gọi là chất phản ứng( chất tham gia)
+Chất mới sinh ra là sản phẩm
- Phản ứng hoá học được ghi theo phương trình chữ:
Tên các chất phản ứng → Tên các sản phẩm
* Ví dụ:
Lưu huỳnh + Sắt → Sắt(II)sunfua
Đọc: Lưu huỳnh tác dụng với sắt tạo ra chất Sắt(II)sunfua
II- Diễn biến của phản ứng hoá học:
- Trong phản ứng hóa học chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác. 
* Ví dụ:
Khí hiđro + khí oxi → Nước
III- Khi nào phản ứng hoá học xảy ra:
- Phản ứng hoá học xảy ra khi:
+ Các chất phản ứng được tiếp xúc với nhau.
+ Cần đun nóng đến 1 nhiệt độ nào đó( tuỳ mỗi phản ứng cụ thể)
+ Có những phản ứng cần có mặt chất xúc tác.
4.4. Củng cố
- Cho HS đọc bài đọc thêm SGK/51.
4.5. Hướng dẫn về nhà 
- Học bài và làm bài tập 1,2,6 SGK/50,51
- Đọc trước phần IV. Làm thế nào nhận biết có phản ứng hoá học xảy ra?
5.rút kinh nghiệm
.
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 
Tiết 19
Phản ứng hóa học ( T2 )
1. mục tiêu
 1.1. Kiến thức
- Để nhận biết có phản ứng hoá học xảy ra, dựa vào một số dấu hiệu có chất mới tạo thành mà ta quan sát được như thay đổi màu sắc, tạo kết tủa, khí thoát ra
 1.2. Kĩ năng
-Tiếp tục củng cố cho HS cách viết phương trình chữ, khả năng phân biệt được hiện tượng vật lí và hiện tượng hoá học.
 1.3. Thái độ
Giáo dục cho HS ý thức yêu thích bộ môn, ham mê tìm hiểu khoa học.
2. chuẩn bị
- GV:	+ Giáo án
	+ Dụng cụ: ống nghiệm, kẹp gỗ, pipet.
	+ Hoá chất: Các dung dịch Na2SO4, CuSO4, BaCl2, đinh sắt.
- HS: 	+ Ôn tập lại các kiến thức về hiện tượng vật lí và hiện tượng hoá học.
	+ Học bài cũ.
	+ Nghiên cứu trước nội dung bài.
3. phương pháp
-Nêu vấn đề; Vấn đáp - Tìm tòi; Quan sát - Thực hành; Hoạt động nhóm.
4. tiến trình dạy học
4.1. ổn định lớp:
4.2. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra 15
Đề bài:
Câu 1: Chọn các từ và cụm từ sau : Rắn, lỏng , hơi, phân tử, nguyên tử để điền vào chỗ trống trong các câu sau cho phù hợp:
“Trước khi cháy chất parafin ở thể ....còn khi cháy ở thể.. Các ...parafin phản ứng với các ... khí oxi.”

File đính kèm:

  • doct17-19.doc