Bài giảng Tiết: 17: Mối quan hệ giữa các lọai hợp chất vô cơ (tiết 18)

1. Kiến Thức:

Học sinh biết được mối quan hệ giữa các lọai hợp chất vô cơ, viết được các phương trình phản ứng hoá học thể hiện sự chuyển hóa giữa các lọai hợp chất vô cơ đó.

2.Kỹ năng:

 Vận dụng mối quan hệ giữa các hợp chất vô cơ để làm bài tập hoá học, thực hiện những thí nghiệm hoá học biến đổi giữa các hợp chất.

 

doc23 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1018 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tiết: 17: Mối quan hệ giữa các lọai hợp chất vô cơ (tiết 18), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g làm thí nghiệm. 
3. Thái độ:
	Nghiêm túc thực hành, biết tư duy quan sát, suy đóan được các chất tạo thành trong phản ứng 
Có thái độ học tập khoa học, hệ thống trên cơ sở lý thuyết giải thích hiện tượng hóa học đơn giản xảy ra trong đời sống, sản xuất
B.CHUẨN BỊ:
	Hóa chất: dung dịch NaOH, dung dịch FeCl3, dung dịch CuSO4, dung dịch HCl, dung dịch BaCl2, dung dịch Na2SO4, dung dịch H2SO4, đinh sắt.
	Dung cụ: ống nghiệm, giá ống nghiệm, ống hút.
C.PHƯƠNG PHÁP: Đàm thọai + Trực quan
D. TIẾN TRÌNH:
1. Ổn định: 
Kiểm tra sỉ số học sinh
*Lớp 9A1:43/43
*Lớp 9A6:43/44
2. Kiểm tra bài cũ : 
GV: Kiểm tra tình hình chuẩn bị hóa chất, dụng cụ của PTN
GV: Kiểm tra lý thuyết có liên quan:
* Nêu tính chất hoá học của bazơ 
* Nêu tính chất hoá học của muối 
3. Giảng bài mới: 
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG 
Hoạt động 1:Tính chất hóa ọhc của bazơ.
GV: Treo bảng tổng kết tiết trước về tính chất hóa học của bazơ và muối
GV: Hướng dẫn HS làm Thí nghiệm 1
Lấy khoảng 1-2ml dd FeCl3 vào ống nghiệm, dùng ống nhỏ giọt nhỏ vài giọt dd NaOH vào ống nghiệm chứa FeCl3. 
Hướng dẫn HS quan sát hiện tượng xảy ra: NaOH tác dụng với dd FeCl3 tạo ra kết tủa Fe(OH)3 màu nâu đỏ
Thí nghiệm 2:
HS: Thực hiện thí nghiệm theo hướng dẫn của GV
 Lấy khoảng 2ml dd CuSO4 vào ống nghiệm cho từ từ dd NaOH vào lắc nhẹ Kết tủa xanh lắng xuống đáy ống nghiệm. Gạn phần dd giữ lại phần kết tủa. Dùng ống nhỏ giọt nhỏ dd HCl vào rồi lắc nhẹ Kết tủa xanh tan ra tạo thành dd trong suốt màu xanh.
Hoạt động 2: Tính chất hóa học của muối.
Thí nghiệm 3:
GV: Để kiểm tra tính chất hóa học của muối các em làm thí nghiệm với 1 số muối sau:
HS nhóm tiến hành thí nghiệm theo sự hướng dẫn của GV làm thao tác mẫu
- Dùng giấy nhám làm sạch 1 cây đinh Fe (hoặc đinh sắt nhỏ), cho vào ống nghiệm có chứa 1- 2ml dd CuSO4. Quan sát hiện tượng xảy ra, viết phương trình phản ứng và giải thích hiện tượng.
Thí nghiệm 4:
 Tương tự HS các nhóm thực hành TN:
- Dùng ống nhỏ giọt nhỏ vài giọt dd BaCl2 vào ống nghiệm có đựng 1-2ml dung dịch Na2SO4 Quan sát hiện tượng, giải thích
Thí nghiệm 5:
GV: Hướng dẫn HS các nhóm thực hành thí nghiệm:
 Lấy 1-2ml dd H2SO4 loãng vào ống nghiệm, dùng ống nhỏ giọt nhỏ 2-3 giọt dd BaCl2 vào:
 Quan sát hiện tượng, giải thích
I. Tính chất hóa học của bazơ
Thí nghiệm 1: Natri hidroxit tác dụng với muối
 dd NaOH tác dụng với dd FeCl3 tạo kết tủa màu nâu đỏ là Fe(OH)3. 
Phương trình phản ứng:
 3NaOH +FeCl3Fe(OH)3+ 3NaCl
 (dd) (dd) ( r ) (dd)
Thí nghiệm 2: Đồng(II) hidroxit tác dụng với axit
Cu(OH)2 tác dụng với dd axit HCl tạo ra dd trong suốt màu xanh:
Phương trình phản ứng 
Cu(OH)2 + 2HCl CuCl2 + 2H2O
 ( r ) (dd) (dd) ( l )
II. Tính chất hóa học của muối 
Thí nghiệm 3: Đồng(II) sunfat tác dụng với kim loại
 DD CuSO4 tác dụng với sắt(Fe) giải phóng Cu màu đỏ bám vào đinh sắt.
 CuSO4 + Fe FeSO4 + Cu
 (dd) (r) (dd) (r)
Thí nghiệm 4: Bari clorua tác dụng với muối khác
 dd BaCl2 phản ứng với dd Na2SO4 tạo kết tủa trắng BaSO4
BaCl2 + Na2SO4 BaSO4 + 2NaCl
 (dd) (dd) (r) (dd)
Thí nghiệm 5: Bari clorua tác dụng với axit
 Dd BaCl2 phản ứng với dd H2SO4 tạo kết tủa trắng BaSO4
 BaCl2 + H2SO4 BaSO4 + 2HCl
 (dd) (dd) (r ) (dd)
4. Củng cố và luyện
HS viết bản tường trình theo mẫu
GV nhận xét buổi thực hành
HS: Rửa dụng cụ, xếp lại hóa chất, dụng cụ trả lại cho phòng thí nghiệm
 Thu phiếu tường trình
5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
Về nhà học bài và ôn bài, làm bài tập tiết sau kiểm tra 1 tiết.
*Tính chất hóa học của bazơ(bài tập trong sách giáo khoa)
*Tính chất hóa học của muối(bài tập trong sách giáo khoa)
E. RÚT KINH NGHIỆM:
Ngày dạy: 2 / 10 / 2007
Tiết:20 KIỂM TRA VIẾT
I.MỤC TIÊU:
1. Kiến Thức: 
Kiểm tra các kiến thức về tính chất hoá học của các hợp chất vô cơ.
2.Kỹ năng:
	Rèn luyện kĩ nang tính toán áp dụng các tính chất hoá học đã học vào việc giải các bài toán
3. Thái độ:
Nghiêm túc trong kiểm tra, chống tiêu cực trong kiểm tra và bệnh thành tích. 
B.CHUẨN BỊ:
	GV: đề kiểm tra ( 4 đề) pho to
	HS: Các kiến thức đã được ôn tập
C.PHƯƠNG PHÁP: Kiểm tra đánh giá
 D. TIẾN TRÌNH:
1. Ổn định: (1 phút)
Kiểm tra sỉ số học sinh, kiểm tra tài liệu có liên quan
*Lớp 9A1:	
*Lớp 9A4:	
2. Kiểm tra bài cũ : (không kiểm tra)
3. Kiểm tra (43 phút )
ĐỀ KIỂM TRA MẪU
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Câu 1: Em hãy khoanh tròn vào chữ cái A, B, C hoặc D trước câu trả lời đúng trong các câu sau đây: 
a. Dung dịch nào có độ axit mạnh nhất trong các dd có giá trị pH như sau:
 A: pH = 4 B: pH = 2 C: pH = 10 D: pH = 14
b. Dung dịch nào có độ bazơ mạnh nhất trong các dd có giá trị pH như sau:
 A: pH = 7 B: pH = 10 C: pH = 5 D: pH = 12
Câu 2: Cho những bazơ sau: KOH, Ca(OH)2, Zn(OH)2, Cu(OH)2, Fe(OH)3. Dãy các oxit bazơ nào sau đây tương ứng với các bazơ trên
 A: K2O, CuO, ZnO, Cu2O, FeO
 B: K2O, CaO, ZnO, CuO, Fe2O3
 C: K2O, CaO, ZnO, CuO, Fe3O4
 D: Kết quả khác
 Câu 3: Có 3 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng 1 trong nhữnh chất rắn sau: CuO, BaCl2, Na2CO3. Chọn một thuốc thử sau đây có thể nhận biết cả 3 chất
 A: dung dịch NaCl B: dung dịch H2SO4
 C: dung dịch NaNO3 D: dung dịch HNO3
Câu 4: Đơn chất nào sau đây tác dụng được với dung dịch axit sunfuaric loãngsinh ra chất khí:
 A: Cacbon B: Sắt C: Đồng D: Lưu huỳnh
II. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm )
Câu 1: Viết các phương trình phản ứng thực hiện biến hóa sau:
 Cu CuO CuCl2 Cu(OH)2 CuSO4
Câu 2: Cho 400 gam dd NaOH 5% tác dụng với dd FeCl2 12,7%
a. Viết PTHH của phản ứng xảy ra.
b. Khối lượng kết tủa thu được là bao nhiêu gam?
c. Tính khối lượng dd FeCl2 cần dùng?
ĐÁP ÁN MẪU
Câu 1: a. B: pH = 2	(0,5 đ)đđ
 b. D: pH = 12	(0,5 đ)
Câu 2: B: K2O, CaO, ZnO, CuO, Fe2O3	(1 đ)
 Câu 3: B: dung dịch H2SO4	(1 đ)
Câu 4: B: Sắt (1 đ)
II. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm )
Câu 1: Viết các phương trình phản ứng thực hiện biến hóa sau:
2Cu + O2 2CuO	(0,5 đ)
CuO + 2HCl CuCl2 + H2O	(0,5 đ)
CuCl2 + 2NaOH Cu(OH)2 + 2NaCl	(0,5 đ)
Cu(OH)2 + H2SO4 CuSO4 + 2H2O	(0,5 đ)
Câu 2: 
a. Viết PTHH của phản ứng xảy ra.
2NaOH + FeCl2 Fe(OH)2 + 2NaCl	(0,5 đ)
	2mol 1mol	 1mol	 2mol	 (0,5 đ)
 	(0,5 đ)
 (0,5 đ)
b. Khối lượng kết tủa:
Theo phương trình phản ứng thì:
 	(0,5 đ)
 	(0,5 đ)
c. Tính khối lượng dd FeCl2 cần dùng
 	(0,5 đ)
 	(0,5 đ)
5. Dặn dò: (1 phút)
Xem trước bài tính chất vật lí của kim loại.
Dùng búa đập than chì và nhôm Quan sát hiện tượng
E. RÚT KINH NGHIỆM:
Chương II: KIM LOẠI
MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG
HS biết: 
Phát biểu tính chất của kim loại nói chung, tính chất của nhôm, sắt, biết được các phương trình phản ứng minh họa cho các tính chất đó.
Thế nào là gang, thép và qui trình sản xuất gang, thép.
Trình bày một số ứng dụng cua kim loại nhôm, sắt, gang, thép trong đời sống, sản xuất
Mô tả: Thế nào là sự ăn mòn kim loại, các yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại va các biện pháp bảo vệ kim loại khỏi bị ăn mòn
Ngày dạy: 06/ 11/ 2007
Tiết 21: TÍNH CHẤT VẬT LÝ CỦA KIM LOẠI
I.MỤC TIÊU:
1. Kiến Thức: 
HS: biết
Một số tính chất vật lý của kim loại như: tính dẽo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, có ánh kim
Một số ứng dụng của kim loại trong đời sống, sản xuất có liên quan đến tính vật lý như: chế tạo máy móc, dụng cụ sản xuất, dụng cụ gia đình, vật liệu xây dựng ..v.v..
2.Kỹ năng:
Biết thực hiện thí nghiệm đơn giản, mô tả hiện tượng nhận xét và rút ra kết luận về tính chất vật lý.
Biết liên hệ tính chất vật lý, tính chất hóa học với một số ứng dụng của kim loại	 
3. Thái độ:
Giáo dục ý thức bảo vệ đồ dùng gia đình bằng kim loại
B.CHUẨN BỊ:
GV: Bộ dụng cụ cho 5 nhóm làm thí nghiệm
1 đoạn dây thép dài khoảng 20 cm.
1 đèn cồn, bật lửa.
Đèn chiếu, phiếu học tập
HS: Sưu tầm cái kim, ca nhôm, giấy gói bánh kẹo bằng nhôm
C. PHƯƠNG PHÁP: 
- Thảo luận nhóm
- Thí nghiệm chứng minh
- Nêu và giải quyết vấn đề
 D. TIẾN TRÌNH:
1. Ổn định: (1 phút)
Kiểm tra sỉ số học sinh
*Lớp 9A1:	
*Lớp 9A4:	
2. Kiểm tra bài cũ : (5 phút)
Nhận xét bài kiểm tra, sửa sai nhiều HS mắc phải
3. Giảng bài mới: (38 phút )
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG BÀI DẠY
GV tổ chức tình huống: Xung quanh ta có nhiều đồ vật từ máy móc đến các dụng cụ gia đình như: nồi, xoang, chảo, kim khâu. được làm bằng kim loại. Vậy chúng có tính chất vật lý và ứng dụng gì trong đời sống và sản xuất? Các em hãy tìm hiểu qua bài học hôm nay.
GV: Qua những thí nghiệm đã làm ở nhà là đập dây nhôm, đập mẫu than hãy trình bày hiện tượng và giải thích
HS: mẫu than vỡ vụn, còn dây nhôm chỉ bị dát mỏng
Giải thích: Đó là do nhôm có tính dẽo còn than không có tính dẽo nên vỡ vụn
GV: Tại sao người ta có thể dát mỏng được lá vàng có độ dày chỉ vài µm, sản xuất lá nhôm, lá tol, lá đồng rất mỏng, làm ra các loại sắt dùng trong xây dựng ( sắt tròn, vuông, lá) với những kích thước khác nhau
HS: Do kim loại có tính dẽo nên có thể rèn, kéo sợi, dát mỏng tạo nên các đồ vật khác nhau
GV kết luận: Kim loại có tính dẽo 
Lưu ý: Kim loại khác nhau có tính dẽo khác nhau
GV: người ta dùng vật liệu gì để làm ruột d

File đính kèm:

  • dochoa tiet 17.doc
Giáo án liên quan