Bài giảng Tiết 17: Luyện tập về phản ứng trao đổi

Kiến thức

 - HS được củng cố các kiến thức đã học về phản ứng trao đổi là gì và những điều kiện để xảy ra phản ứng trao đổi.

 - Biết cách xác định chất tạo thành ở các trạng thái khác nhau, đặc biệt là chất rắn và chất khí.

 - Hiểu được bảng tính tan đề xác định tính tan của chất.

2. Kĩ năng

 - Rèn luyện kĩ năng viết PTHH, kĩ năng suy đoán phản ứng hoá học và hoạt động theo nhóm nhỏ.

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 952 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 17: Luyện tập về phản ứng trao đổi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/12/2011
Ngày dạy: 9B:13/12/2011
 9A:15/12/2011
Tiết 17: lUYệN TậP Về PHảN ứNG TRAO ĐổI ( t2)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
 - HS được củng cố các kiến thức đã học về phản ứng trao đổi là gì và những điều kiện để xảy ra phản ứng trao đổi.
	- Biết cách xác định chất tạo thành ở các trạng thái khác nhau, đặc biệt là chất rắn và chất khí.
	- Hiểu được bảng tính tan đề xác định tính tan của chất.
2. Kĩ năng
 - Rèn luyện kĩ năng viết PTHH, kĩ năng suy đoán phản ứng hoá học và hoạt động theo nhóm nhỏ.
3. Thái độ
 - Biết cách xác định độ tan của một chất trong nước.
II. Chuẩn bị
1. GV
 - Bài tập, bảng phụ.
2. hs
 - Ôn lại bài 9 ở nhà
III. Tiến trình tiết giảng
1. Tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ (lồng vào bài)
3. Bài mới
Hoạt động 1: Tìm hiểu bảng tính tan
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV yêu cầu HS quan sát bảng tính tan trong nước của các axit-bazơ- muối.
- Nêu tính tan trong nước của muối:
+ Cacbonat (= CO3)
+ Muối sunfat (=SO4)
+ Muối clorua (-Cl)
+ Muối nitrat (-NO3)
+ Muối photphat ( PO4)
- Nêu tính tan trong nước của các bazơ?
- GV kiểm tra kiến thức.
- Gợi ý cho HS cách nhớ tính tan của một số chất.
- Chốt lại kiến thức:
- Cá nhân HS nghiên cứu tìm hiểu kiến thức.
- Đứng tại chỗ trình bày.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
* HS út ra kiến thức:
a) Muối
+1. Hầu hết các muối cacbonat không tan trừ muối của kim loại Na, K, Li
+ 2. Hầu hết muối sunfat đều tan trừ (BaSO4, PbSO4).
+ 3. Hầu hết các muối clorua đều tan trừ (AgCl).
+ 4. Tất cả muối nitrat đều tan.
+5. Hầu hết muối photphat đều không tan trừ muối của các kim loại Na, K
b) Bazơ
- Hầu hết các bazơ không tan trừ các bazơ của kim loại Na, K, Ca, Ba, Li
Hoạt động 2: Luyện tập phản ứng trao đổi
Bài 1: Hãy đánh dấu x vào bảng sau những phương trình xảy ra phản ứng và dấu o vào phương trình không xảy ra phản ứng:
- Thảo luận nhóm hoàn thành bài tập.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
NaOH
HCl
H2SO4
CuSO4
HCl
Ba(OH)2
* HS rút ra kiến thức:
1) CuSO4 + 2NaOH -> Cu(OH)2 + Na2SO4
2) HCl + NaOH -> NaCl + H2O
3) Ba(OH)2 + 2HCl -> BaCl2 + 2H2O
4) Ba(OH)2 + H2SO4 -> BaSO4 + 2H2O
Bài 2: Hoàn thành các phản ứng hoá học trong sơ đồ sau:
- Yêu cầu HS thay chất cụ thể vào những từ gợi ý:
- Nhớ lại TCHH của oxit, axit, bazơ và muối.
+ Nhóm 1: PT 1,2,3.
+ Nhóm 2: PT 3,4,5.
+ Nhóm 4: PT 5,6,7.
+ Nhóm 7: PT 7,8,9.
- Thảo luận theo nhóm hoàn thành nội dung bài.
- Lần lượt các nhóm trình bày nội dung được phân công.
- Nhóm khác bổ sung.
- HS rút ra kiến thức:
1) MgO + H2SO4 đ MgSO4 + H2O
2) SO3 + 2NaOH đ Na2SO4 + H2O
3) Na2O + H2O đ 2NaOH
4) 2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O
5) P2O5 + 3H2O đ 2H3PO4
6) KOH + HNO3 đ KNO3 + H2O
7) CuCl2 + 2KOH đ Cu(OH)2 +2KCl
8) AgNO3 + HCl đ AgCl + HNO3
9) 6HCl + O3 đ 2AlCl3 + 3H2O
4. Củng cố
GV: Chiếu đề bài tập 1 lên màn hình.
Bài tập 3: Viết phưng trình phản ứng cho những biến đổi hoá học sau:
a) Na2O NaOH Na2SO4 
NaCl NaNO3
b) Fe(OH)3 Fe2O3 FeCl3 
Fe(NO3)3+ Fe(OH)3 Fe2(SO4)3
- GV chia lớp thành 2 dãy, mỗi dãy làm một bài tập.
- Mỗi bàn làm một nhóm nhỏ hoàn thành nội dung bài tập.
- GV giứp đỡ nhóm yếu.
- Chú ý cho HS ghi trạng thái của chất.
- Kiểm tra kiến thức:
- Chốt lại kiến thức:
- Thảo luận nhanh theo nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
* HS rút ra kiến thức:
HS: Làm bài tập 3:
a)
1) Na2O + H2O đ 2NaOH
2) 2NaOH + H2SO4 đ Na2SO4 + 2H2O
3) Na2SO4 + BaCl2 đ BaSO4 + 2NaCl
4) NaCl + AgNO3 đ NaNO3 + AgCl
b)
1) 2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O
2) Fe2O3 + 6HCl đ 2FeCl3 + 3H2O
3) FeCl3 + 3AgNO3 đ Fe(NO3)3 + 3AgCl
4) Fe(NO3)3 + 3KOH đ Fe(OH)3 + 3KNO3
5) 2Fe(OH)3 + 3H2SO4 đ Fe2(SO)3 + 6H2O
5. Hướng dẫn về nhà
 - Ôn lại nội dung bài.
 - Đọc trước bài " Tính chất hoá học của nhôm".
 - BTVN:
Bài tập 2: Cho các chất: CuSO4, CuO, Cu(OH)2, Cu, CuCl2.
Hãy sắp xếp các chất trên thành một dẫy chuyển hoá và viết các phương trình phản ứng.

File đính kèm:

  • docTC 9.17.doc