Bài giảng Tiết 17 - Bài 11: Phân bón hoá học

Mục tiêu :

Học sinh biết được :

- Vai trò, ý nghĩa của những nguyên tố hoá học đối với đời sống của thực vật

- Một số phân bón đơn và phân bón kép thường dùng và công thức hoá học của mỗi loại phân bón .

- Phân bón vi lượng là gì ? và một số nguyên tố vi lượng cần cho sự phát triển của thực vật .

- Biết tính toán để tìm thành phần phần trăm theo khối lượng của các nguyên tố trong phân bón và ngược lại

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1130 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 17 - Bài 11: Phân bón hoá học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 17 Bài 11 PHÂN BÓN HOÁ HỌC 
Tuần 9
- Ngày soạn : 7.10.2009
- Ngày dạy : 12.10.2009
- Dạy lớp : 91 , 92 , 94
A. Mục tiêu :
Học sinh biết được :
- Vai trò, ý nghĩa của những nguyên tố hoá học đối với đời sống của thực vật 
- Một số phân bón đơn và phân bón kép thường dùng và công thức hoá học của mỗi loại phân bón .
- Phân bón vi lượng là gì ? và một số nguyên tố vi lượng cần cho sự phát triển của thực vật .
- Biết tính toán để tìm thành phần phần trăm theo khối lượng của các nguyên tố trong phân bón và ngược lại 
B. Đồ dùng dạy học :
Hộp mẫu phân bón
C. Tiến trình bài giảng :
1. Mở bài :1’
Những nguyên tố nào là cần thiết cho sự phát triển của thực vật ?Công dụng của các loại phân bón đối với cây trồng như thế nào ? Ta cùng tìm hiểu bài 11
2. Phát triển bài :32’
Tg
Nội dung
Hoạt động GV
Hoạt động HS
12’
20’
I. Những nhu cầu của cây trồng :
1. Thành phần của tực vật :
- Nước chiếm 90% ; chất khô chiếm 10%
- Thành phần của chất khô :
+ 99% : C , H , O , N , K , Ca , P , Mg , S 
+ 1% : B , Cu , Zn , Fe , Mn ( Các nguyên tố vi lượng )
2. Vai trò của các nguyên tố hoá học đối với thực vật :
- C, H, O : Tạo nên hợp chất gluxit
- N : Kích thích cây trồng phát triển 
- P : Kích thích sự phát triển của bộ rễ 
- K : Tổng hợp các chất diệp lục và kích thích cây ra hoa tạo quả 
- S : Tổng hợp protein
- Ca, Mg : Sản sinh chất diệp lục 
- Nguyên tố vi lượng cần thiết cho sự phát triển của thực vật 
II. Những phân bón thường dùng :
1. Phân bón đơn :
Chỉ chứa 1 trong 3 nguyên tố N, P, K
a. Phân đạm :
ure : CO(NH2)2
amoninitrat : NH4NO3
amonisunfat : (NH4)2SO4
b. Phân lân :
- Photphat tự nhiên : Ca3(PO4)2 không tan trrong nước 
- Suppe photphat : Ca(H2PO4)2 tan trong nước 
c. Phân kali :
KCl , K2SO4 dễ tan trong nước 
2. Phân bón kép :
Là phân bón có chứa 2 hoặc 3 nguuyên tố N, P, K như :
- Phân N.P.K : Gồm : NH4NO3 , (NH4)2HPO4 , KCl dễ tan trong nước 
- Phân D.A.P
3. Phân bón vi lượng :
Cây cần rất ít các nguyên tố vi lượng nhưng lại rất cần thiết 
- Đọc SGK hãy cho biết thành phần các nguyên tố trong thực vật ?
- Gọi học sinh trả lời 
- Sửa chữa - Kết luận 
- Đọc SGK . Nêu vai trò của các nguyên tố trong đồi sống thực vật 
- Gọi 1 học sinh tóm tắt vai trò của các nguyên tố trong đời sống thực vật 
- Nhận xét - bổ sung - Kết luận 
- Giới thiệu phân bón thường dùng có 2 dạng đơn và kép 
- Phân bón đơn là gì ?
- Hãy kể 1 vài phân bón đơn có địa phương mà em biết ?
- Yêu cầu học sinh tính thành phần phần trăm của các nguyên tố N,P,K có trong các loại phân 
- Thế nào là phân bón kép ?
- Hãy kể 1 vài loại phân bón kép có ở địa phương mà em biết ?
- Hãy kể một số loại phân vi lượng mà em biết ?
- Đọc SGK tìm hiểu các nguyên tố có trong thực vật
- Lần lượt tìm hiểu vai trò của các nguyên tố C,H,O,N,Mg,P,S,K,Ca
- Đọc SGK nắm được thế nào là phân bón đơn ?
- Phân đạm , phân kali . . .
- Xác định phân bón kép 
- Phân N.P.K 
- Phổ biến là các dạng phân lón lá 
3 Củng cố : 5‘
Hãy đọc tên các loại phân sau : KCl , NH4NO3 , NH4Cl , (NH4)2SO4 , Ca3(PO4)2 , Ca(H2PO4)2 , (NH4)2HPO4 , KNO3
4. Kiểm tra, đánh giá : 5’
Một người làm vườn đã dùng 500g (NH4)2SO4 để bón rau. Hỏi nguyên tố dinh dưỡng nào có trong loại phân này. Tính thành phần phần trăm của nguyên tố đó ?
5. Dặn dò :2’
- Đọc mục “ Em có biết “
- Giải bài tập số 2 
- Chuẩn bị trước bài 12 :
+ Cần nắm được mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ 
+ Viết các phương trình hoá học 

File đính kèm:

  • docTiết 17 Bài 11 PHÂN BÓN HOÁ HỌC.doc
Giáo án liên quan