Bài giảng Tiết 17: Amino axit

Biết: Những úng dụng quan trọng của chúng.

* Hiểu:

- Cấu tạo phân tử, những tính chất hóa học điển hình của amino axit.

- Amino axit vừa có tính chất của nhóm chức –NH2 (bazơ) và tính chất của nhóm chức –COOH (axit).

- Phản ứng trùng ngưng, điều kiện để có phản ứng trùng ngưng.

2. Kỹ năng:

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 872 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 17: Amino axit, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn:13/10/2009
Tiết 17: AMINO AXIT(tt)
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Qua bài học này HS phải:
* Biết: Những úng dụng quan trọng của chúng.
* Hiểu:
- Cấu tạo phân tử, những tính chất hóa học điển hình của amino axit.
- Amino axit vừa có tính chất của nhóm chức –NH2 (bazơ) và tính chất của nhóm chức –COOH (axit).
- Phản ứng trùng ngưng, điều kiện để có phản ứng trùng ngưng.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng nhận dạng các hợp chất amino axit. Giải bài toán lập CTPT amino axit.
- Giải các dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan và BT liên quan đến amino axit.. 
3. Thái độ:
- Thấy được tầm quan trọng của các amino axit trong việc tổng hợp ra protein, quyết định sự sống, khi nắm được bản chất của nó sẽ tạo hứng thú học tập cho HS khi học bài này.
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
Đàm thoại, quan sát tìm tòi kết hợp thảo luận nhóm.
C. CHUẨN BỊ CỦA GV-HS:
1. Giáo viên: 
- Giáo án, bảng phụ (có nội dung các câu hỏi trắc nghiệm liên quan) ; tranh ảnh, hình vẽ liên quan đến bài học, hệ thống các câu hỏi của bài học.
2. Học sinh: 
- Ôn tập TCHH của amin, axit cacboxylic.Cách gọi tên amino axit theo danh pháp thay thế và danh pháp hệ thống. Soạn bài mới theo yêu cầu của giáo viên.
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn định lớp: (1 phút) Kiểm tra sĩ số, tác phong HS
Lớp
12B3
12B4
Vắng
2. Kiểm tra bài cũ: (6 phút)
HS1: Trình bày TCHH của amin. Viết pthh minh họa.
HS2: Làm BT 4b sgk trang 44.(Dùng sơ đồ để nhận biết và viết PTHH minh họa)
3. Bài mới:
a. Đặt vấn đề: (1 phút)
Giáo viên đưa ra các VD: CH3NH2 và CH3COOH. Hãy nêu những TCHH điển hình của các chất nói trên. HS dựa vào đặc điểm cấu tạo để trả lời về TCHH (tính bazơ và tính axit). GV vào bài, vậy một hợp chất có cấu tạo đồng thời 2 nhóm chức như sẽ có TCHH như thế nào và có những ứng dụng quan trọng ra sao đối với sự sống ? Các em sẽ được nghiên cứu thông qua bài học hôm nay “Amino axit”(tt) 
b. Triển khai bài:
Hoạt động của GV – HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: (10 phút)
GV: Yêu cầu HS n/c sgk cho biết điều kiện để các amino axit tham gia pứ trùng ngưng tạo polime thuộc loại poliamit.
HS: Đại diện trả lời ptử phải có 2 loại nhóm chức có khả năng phản ứng. Thường áp dụng đối với amino axit.
GV: Y/c HS nêu đặc điểm của pứ này và viết PTHH trùng ngưng của aminocaproic.
HS: Lên bảng viết PTHH theo HD của GV.
Hoạt động 2: (5 phút)
GV: Yêu cầu HS n/c sgk và liên hệ thực tế để nêu các ứng dụng quan trọng của amino axit.
HS: Thảo luận nhanh và đại diện trình bày.
GV: Lắng nghe và bổ sung thông tin để HS cả lớp cùng ghi nhận.
Hoạt động 3: (20 phút)
GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm các bài tập 3, 6 SGK.
HS: Thảo luận nhóm về pp giải các bài tập trên:
* BT3:
- Đặt công thức chung.
- Tìm % khối lượng oxi.
- Lập tỉ lệ x:y:z:t
- Suy ra CTCT.
+ Đại diện HS lên bảng làm theo gợi ý đã thảo luận.
* BT6:
- Tìm MA= ?
- Viết Pứ cháy tổng quát.
- Tìm khối lượng từng nguyên tố.
- Đặt CTC, lập tỉ lệ x:y:z:t. Đối chiếu kết quả KLPT để xác định CTPT sau đó xác định CTCT
+ Đại diện HS lên bảng làm theo gợi ý đã thảo luận.
GV: Khắc sâu về đặc điểm cấu tạo (1 nhóm –NH2, và 1 nhóm –COOH) các nhóm này mang t/c khác nhau, chúng có thể td với nhau
GV: Theo dõi HS thực hiện, uốn nắm sai sót nếu cần.
GV: Đưa ra 3 BTVN thuộc loại xác định CTPT của amino axit.
Bài 1: 
Bài 2:
Bài 3: 
HDBT3: 
- Đặt CTC của amino axit: (NH2)x-R-(COOH)y
- Tìm số mol HCl = 0,01(mol), NaOH = 0,02(mol).
- So sánh nHCl với nA.A; nNaOH với nA.A để kết luận xem amino axit 1nhóm –NH2 và 2 nhóm –COOH .
- Suy ra nHCl = nA.A = nmuối = 0,01(mol)
R + 52,5 + 90 = 183,5
R = 41. Vậy R là C3H5-. ĐA: C
I. KHÁI NIỆM, DANH PHÁP:
II. CẤU TRÚC PHÂN TỬ VÀ TÍNH CHẤT HÓA HỌC:
1. Cấu tạo phân tử: 
2. Tính chất hóa học: 
a) Tính chất lưỡng tính:
b) Tính axit-bazơ của dd amino axit:
c) Tính chất riêng của nhóm COOH:
d) Phản ứng trùng ngưng:
* Khi đun nóng, các amino axit tham gia pứ trung ngưng tạp poliamit.
*Ví dụ:
* Điều kiện: Các monome tham gia pứ có 2 nhóm chức có khả năng phản ứng trở lên.
* Khái niệm phản ứng trùng ngưng: 
(SGK) sẽ học sau
III. ỨNG DỤNG:
Các amino axit là h/c cơ sở tạo nên protien của cơ thể sống.
Làm thức aưn, thuốc chữa bệnh.
Làm nguyên liệu sx tơ nilon-6, nilon-7.
IV. BÀI TẬP VẬN DỤNG:
Bài tập 3: (SGK)
- Gọi CTC của amino axit là CxHyOzNt 
(x,y,z,tN*)
- Ta có : %O=100%-(%C + %H + %N) = 35,96%
- Vậy CTĐG là C3H7NO2 cũng là CTPT
CTCT : H2N-CH(CH3)-COOH
Bài tập 6: (SGK)
Ta có: MA = 44,5x2 = 89(g/mol)
Pứ: A + O2 CO2 + H2O + N2 (1)
8,9(g) 13,2(g) 6,3(g) 11,2(lít)
Khối lượng các nguyên tố:
 ; 
; 
- Đặt CTC của A là: CxHyOzNt với (x,y,z,tN*)
- CTTN của A là : (C3H7O2N)n và MA = 89(g/mol)
Suy ra n = 1 nên CTPT là: C3H7O2N
- CTCT: H2N-CH2-COOCH3 (A)
 H2N-CH2-COOH (B)
* Bài tập về nhà:
Bài 1: -aminoacid X chứa 1 nhóm –NH2. Cho 10,3g X tác dụng với axit HCl dư thu được 13,95g muối khan. Công thức cấu tạo thu gọn của X là?
A. H2NCH2COOH	B.H2NCH2CH2COOH	
C. CH3CH2CH(NH2)COOH	D. CH3CH(NH2)COOH
Bài 2:Trung hòa 2,94g -aminoaxit A bằng một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, đem cô cạn dung dịch thì thu được 3,82g muối. Xác định CTCT của A biết A có mạch C không phân nhánh và tỉ khối của A đối với N2 là 5,25.
A. C5H9O4N 	B. C5H10O2N C. 
C5H10O2N2 	D. C5H10O2N2
Bài 3: Cho X là một aminoacid. Khi cho 0,01 mol X tác dụng với HCl thì dùng hết 80ml dd HCl 0,125M và thu được 1,835g muối khan. Còn khi cho 0,01mol X tác dụng với dung dịch NaOH thì cần dùng 25g dung dịch NaOH 3,2%. Công thức cấu tạo của X là?
A. H2N-C3H6-COOH	 B. H2N-C2H5-COOH	
C. H2N-C3H5-(COOH)2 D. (H2N)2-C3H5-COOH
4. Củng cố: Từng phần
GV: Chốt lại phương pháp giải các dạng bài tập lập CTPT của amino axit.
5. Dặn dò: (2 phút)
- Nắm vững hệ thống kiến thức cơ bản của bài này về TCHH, cách giải các bài toán về amino axit.
- BTVN: 4, 5, 6 SGK trang 48 và 3.39; 3.42 SBT .
- Chuẩn bị: “PEPTIT VÀ PROTEIN” (tiết 1)
+ Khái niệm (peptit, liên kết peptit). VD minh họa.
+ TCHH cơ bản của peptit. Viết PTHH minh họa (Pứ thủy phân, pứ màu buire)

File đính kèm:

  • dochh12tiet17.doc
Giáo án liên quan