Bài giảng Tiết 16: Phân bón hoá học (tiết 2)

/ Kiến thức :

 Học sinh biết

-Tên, thành phần hoá học và ứng dụng của một số phân bón hoá học thông dụng

-Vai trò ,ý nghĩa của những nguyên tố hoá học đối với đời sống của thực vật

-Một số phân bón đơn và phân bón kép thường dùng và công thức hoá học của mỗi loại phân bón

-Phân bón vi lượng là gì và một số nguyên tố vi lượng cần cho thực vật

 

doc5 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1270 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 16: Phân bón hoá học (tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngµy so¹n: 16/10/2011
Ngµy gi¶ng: 18/10/2011
Tiết 16	 PHÂN BÓN HOÁ HỌC
I . MỤC TIÊU
1/ Kiến thức : 
 Học sinh biết 
-Tên, thành phần hoá học và ứng dụng của một số phân bón hoá học thông dụng
-Vai trò ,ý nghĩa của những nguyên tố hoá học đối với đời sống của thực vật 
-Một số phân bón đơn và phân bón kép thường dùng và công thức hoá học của mỗi loại phân bón 
-Phân bón vi lượng là gì và một số nguyên tố vi lượng cần cho thực vật 
 2/ Kỹ năng :
-Nhận biết được một số phân bón thông dụng
-Tính toán để tìm thành phần % theo khối lượng của nguyên tố dinh dưỡng trong phân bón .
II. CHUẨN BỊ
-HS chuẩn bị mẫu các loại phân bón ,công thức hh của chúng được dùng ở địa phương và gia đình 
-GV chuẩn bị một số mẫu phân bón có trong sgk 
III HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ: 
GV yêu cầu HS giải bài tập 1,4 sgk trang 36 
3. Bài mới :
 *Giới thiệu bài :
GV hoỉ: tại sao sau vụ thu hoạch đất trồng sẽ bạc màu hơn ?
HS trả lời :Đất trồng bị bạc màu do thực vật đã lấy các nguyên tố dinh dưỡng từ đất 
GV hỏi :Làm thế nào để năng suất vụ sau cao hơn vụ trước ?
HS trả lời :Bằng cách bón phân .Có thể dùng các loại phân hữu cơ và các loại phân bón hoá học 
GV :Để tìm hiểu các thông tin về phân bón hoá học ,công thức hoá học ,vai trò của phân bón trong nông nghiệp ,chúng ta cùng nghiên cứu bài 11-phân bón hoá học 
Hoạt động 1:Không dạy phần I: Những nhu cầu của cây trồng
Hoạt động 2:Tổ chức cho HS tìm hiểu những phân bón hoá học thường dùng.
Giáo viên
Học sinh
-GV thông báo phân bón hoá học có thể dùng ở dạng đơn và dạng kép 
-GV cho VD NH4NO3,KCl, Ca(H2PO4)2.. giới thiệu đây là loại phân bón đơn và yêu cầu HS trả lời câu hỏi :Phân bón đơn là gì ?
-Gvbổ sung và kết luận 
-GV cho HS làm việc theo nhóm và yêu cầu HS nghiên cứu sgk,quan sát các mẫu vật và điền các thông tin vào ô trống trong bảng 1
-HS chú ý lắng nghe và trả lời câu hỏi (HS dựa vào sgk và dưới sự dẫn dắt của GV để trả lời câu hỏi )
-HS làm việc theo nhóm và dưới sự chỉ dẫn của GV ,hoàn thành bảng 1
Nội dung bảng 1
Phân đạm
Phân lân
Phân kali
urê
amonisunfát
amoninitrát
Công thức 
Tính tan trong nước 
-GV yêu cầu HS tự đọc sgk ,tóm tắt ý chính và trả lời câu hỏi : So thành phần dinh dưỡng của phân bón đơn và phân bón kép
-GV bổ sung và kết luận 
-GV hỏi :Các cách tạo ra phân bón hoá học kép như thế nào ?
-GV bổ sung và kết luận 
-GV đặt vấn đề về đặc sản hoa quả ở một số địa phương như nhãn lồng hưng yên, bưởi năm roi ..Chỉ ngon khi trồng ở địa phương đó .Giống cây trồng đó khi chuyển đến địa phương khác thì không được ngon như trước .Bởi vì điều khác biệt ở đây là các nguyên tố vi lượng 
-GV yêu cầu HS đọc sgk và trả lời các câu hỏi sau :
 Phân vi lượng là gì ?
-GV bổ sung và kết luận 
 Vai trò của phân vi lượng 
-GV bổ sung và kết luận 
-HS tự đọc sgkvà trả lời câu hỏi 
(Có nhiều nguyên tố dinh dưỡng hơn )
-HS trả lời 
-HS chú ý lắng nghe 
-HS đọc sgk và trả lời câu hỏi 
-HS trả lời 
Tiểu kết.
1/Phân bón đơn:
a/Định nghĩa :
Phân bón đơn chỉ chứa 1 trong 3 nguyên tố dinh dưỡng chính là đạm (N), lân (P), kali (K).
b/Một số phân bón đơn thường dùng.
2/Phân bón kép :
Phân bón kép có chứa 2 hoặc cả 3 nguyên tố dinh dưỡng N,P,K. 
-Cách tạo ra phân bón kép : Hỗn hợp những phân bón đơn được trộn với nhau theo một tỉ lệ lựa chọn thích hợp với từng loại cây trồng hoặc tổng hợp trưc tiếp bằng phương pháp hoá học 
3/ Phân bón vi lượng :
Phân bón vi lượng có chứa một số nguyên tố hoá học mà cây cần rất ít nhưng lại cần thiết cho sự phát triển của cây trồng 
4. Củng cố - dặn dò: 
a.Củng cố
 -GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi :Thành phần của thực vật ,những phân bón hoá học đơn và kép thường dùng là những chất nào ?
 -GV bổ sung và tổng kết như sgk 
 Bài tập vận dụng :
1. Khi bón cùng một khối lượng NH4Cl và NH4NO3 lượng N do NH4NO3 cung cấp cho cây trồng so với NH4Cl là :
A.Nhiều hơn , B. ít hơn , C. Bằng nhau , D .Chưa xác định được 
2.Phân bón kép là 
A.Phân bón dành cho cây 2 lá mầm C. Phân bón có chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng 
B.Phân bón dành cho cây 1 lá mầm D.Phân bón có chứa 1 nguyên tố dinh dưỡng
 b,Dặn dò:
-Học bài cũ và làm bài tập sgk :bt1 GV hướng dẫn hs đọc tên ,phân loại ,trộn 2 hay 3 loại phân để có đủ 3nguyên tố N, P, K.
-Bài tập 2:Dùng NaOH , Ca(OH)2
-Nghiên cứu bài mới: Mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ. Nghiên cứu sơ đồ biểu diễn mối quan hệ và viết các pthh minh hoạ.
Ngµy so¹n: 18/10/2011
Ngµy gi¶ng: 20/10/2011
Tiết 17 MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC HỢP CHẤT VÔ CƠ
I. MỤC TIÊU 
Kiến thức:
-Biết và chứng minh được mối quan hệ giữa oxit axit, bazơ, muối.
Kĩ năng:
-Lập sơ đồ mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ
-Viết được các PTHH minh hoạ cho mối quan hệ giữa các loại chất vô cơ 
-Phân biệt một số hợp chất vô cơ cụ thể 
-Tính thành phần trăm về khối lượng hoặc thể tích của hỗn hợp chất rắn, hỗn hợp chất lỏng, hỗn hợp chất khí 
- Kĩ năng thực hiện các phương trình hóa học.
II. CHUẨN BỊ 
-HS nghiên cứu trước khi đến lớp sơ đồ biểu diễn mối quan hệ giữa các loại chất vô cơ trang 40 sgk hoá học 9 
-GV chuẩn bị sẵn sơ đồ biểu diễn mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ trang 40 sgk ,nhưng chưa điền sẵn các mũi tên ,khi học đến mối quan hệ giữa cặp chất nào thì điền muĩ tên 1 hoặc 2 chiều 
III HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC
1. æn ®Þnh tæ chøc líp .
2. KiÓm tra bµi cò
Khoanh tròn một trong các chữ A,B,C,D .Đứng trước phương án chọn đúng 
 -Cho các dung dịch của các chất NaOH ,HCl,Na2CO3 và các chất CO2,H2O.Số lượng các cập chất có thể phản ứng với nhau từng đôi một là :
A .3 , B . 4 , C . 5 , D . 6 
Viết các PTHH minh hoạ .
3,Bài mới : 
GV dựa vào câu hỏi kiểm tra bài cũ để giới thiệu bài :Sau khi HS trả lời câu hỏi (bài cũ).GV bổ sung ,kết luận và cho biết :Muốn trả lời đúng câu hỏi trên cần nắm vững mối quan hệ giữa các hợp chất vô cơ .Để nắm vững mối quan hệ giữa các hợp chất vô cơ ta sử dụng phương pháp sơ đồ 
Hoạt động 1:Xây dựng sơ đồ mối quan hệ giữa các hợp chất vô cơ
 Giáo viên
Học sinh
GV phát phiếu học tập có vẽ sơ đồ 1(chưa có các mũi tên )cho các nhóm và yêu cầu các nhóm thảo luận (điền mũi tên)
-GV yêu cầu đại diên nhóm trình bày kết quả thảo luận 
-GV bổ sung (GV nên giải thích rõ cho HS mỗi mũi tên tượng trưng cho 1 PTHH .Trong đó ,gốc của mũi tên là chất tham gia ,ngọn của mũi tên chỉ sản phẩm của phản ứng ) hoặc hoạt động cá nhân
HS thảo luận nhóm hoàn thành sơ đồ 
-Đại diện nhóm trả lời :trình bày kết quả thảo luận và sản phẩm của nhóm 
-Các nhóm khác phát biểu bổ sung
 Oxít bazơ Oxít axit
MUỐI
 Bazơ Axit
Hoạt động 2:Những phản ứng hoá học minh hoạ
-GV yêu cầu cứ 2 nhóm viết PTHH minh hoạ của 3 mối quan hệ 
-GV chia bảng làm 3 phần . Gọi đại diện mỗi nhóm ghi 3 PTHH 
-GV yêu cầu 3 nhóm còn lại theo dõi kết quả , nhận xét
-GV bổ sung và kết luận 
-HS thảo luận nhóm theo sự phân công của GV 
-Đại diện nhóm trả lời 
-Các nhóm còn lại nhận xét 
Kết luận 
1/CuO(r)+2HCl(dd)àCuCl2(dd)+H2O (l)
2/CO2(k)+2NaOH(dd)àNa2CO3(dd) +H2O
3/ K2O(r)+H2O(l) à 2KOH(dd)
4/Cu(OH)2(r)-> CuO(r) + H2O(l)
5/ SO2(k)+H2O (l) à H2SO3 (dd) 
6/Mg(OH)2(r)+H2SO4(dd)àMgSO4(dd) +2H2O
7/CuSO4(dd)+2NaOH(dd)àCu(OH)2(r)+ Na2SO4 
8/AgNO3(dd)+HCl(dd)à AgCl(r) +HNO3(dd)
9/H2SO4(dd)+ZnO(r)àZnSO4 (dd) + H2O(l)
4. Củng cố - dặn dò: 
a.Củng cố
-GV yêu cầu HS nhận xét mối quan hệ của các hợp chất vô cơ 
-HS trả lời :Mối quan hệ về tính chất hoá học giữa các hợp chất vô cơ là phức tạp và đa dạng 
-GV tổng kết như sgk 
-GV yêu cầu HS giải bài tập 2 trang 41 sgk 
GV gợi ý phản ứng giữa axit +bazơ ,axit +muối ,bazơ +muối ...Điều kiện để cho phản ứng xảy ra 
-GV yêu cầu HS giải bài tập 3 trang 41 sgk 
GV hướng dẫn :Dựa vào sơ đồ và phản ứng minh hoạ để giải bài tập này 
 b,Dặn dò : 
-HS về nhà học bài cũ và làm bài tập 1,4 sgk .Nghiên cứu bài mới :Luyện tập chương I (Giải các bài tập trong phần II để tiết sau luyện tập : Cần xem lại cách phân loại các hợp chất vô cơ và tính chất hoá học.

File đính kèm:

  • docHOA 99.doc