Bài giảng Tiết 16: Phân bón hóa học (tiết 1)

1. kiến thức: học sinh biết :

- một số phân bón đơn và phân bón kép thường dùng và công thức hóa học của mỗi loại phân bón.

- phân bón vi lượng là gì và một số nguyên tố vi lượng cần cho thực vật.

2. kĩ năng:

- rèn kĩ năng tính toán tìm thành phần phần trăm theo khối lượng của các nguyên tố dinh dưỡng trong phân bón hóa học.

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1101 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 16: Phân bón hóa học (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 5 / 10 / 2011
Ngày giảng: 6/10/2011 - Lớp 9A1; 9A2, 9A5, 9A6
I. MỤC TIÊU : 
1. Kiến thức: Học sinh biết :
- Một số phân bón đơn và phân bón kép thường dùng và công thức hóa học của mỗi loại phân bón. 
- Phân bón vi lượng là gì và một số nguyên tố vi lượng cần cho thực vật.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng tính toán tìm thành phần phần trăm theo khối lượng của các nguyên tố dinh dưỡng trong phân bón hóa học. 
II. CHUẨN BỊ : Hộp mẫu các loại phân bón hóa học.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
1.Kiểm tra bài cũ : (Kiểm tra viết 15 phút)
Câu 1: Điền dấu (X) nếu có phản ứng xảy ra vào các ô trong bảng và viết PTHH. (7,0 điểm)
Na2CO3
KCl
Na2SO4
NaNO3
Pb(NO3)2
BaCl2
Câu 2: (3,0 điểm) Hòa tan hoàn toàn m (g) muối Na2CO3 vào 500 ml dung dịch HCl thấy có 2,24 (l) khí sinh ra(đktc)
a, Viết PTHH xảy ra.
b, Tính m và tính nồng độ mol của dung dịch HCl cần dùng ?
Đáp án 
Câu 1: Điền đúng mỗi ô đạt 0,25đ, viết đúng mỗi phương trình đạt 1,0đ
Na2CO3
KCl
Na2SO4
NaNO3
Pb(NO3)2
X
X
X
O
BaCl2
X
O
X
O
Phương trình : 	Pb(NO3)2 + Na2CO3 ® PbCO3 + 2NaNO3 
	Pb(NO3)2 + 2KCl ® PbCl2 + 2KNO3 
	Pb(NO3)2 + Na2SO4 ® PbSO4 + 2NaNO3 
	BaCl2 + Na2CO3 ® BaCO3 + 2NaCl 
	BaCl2 + Na2SO4 ® BaSO4 + 2NaCl 
Câu 2:	a) 	Phương trình phản ứng: Na2CO3 + 2HCl ® 2NaCl + CO2 + H2O (1đ)
	b) 	Số mol CO2 = 0,1 mol	(0,5đ)
	Theo phương trình phản ứng: (0,5đ)
m = 106 x 0,1 = 10,6 g	(0,5đ)
	(0,5đ)
3. Nội dung bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS 
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập
GV: yêu cầu HS đọc tên các loại muối: NH4NO3. NH4Cl, KCl, Ca3(PO4)2
HS đọc tên ® GV giới thiệu các loại muối trên là phân bón ® vào bài mới.
Hoạt động 2: Tìm hiểu nhu cầu của cây trồng
GV: Gọi một HS đọc thông tin SGK ® trả lời câu hỏi:
Hãy cho biết thành phần của thực vật chứa những nguyên tố nào?
GV: nhận xét và chốt kiến thức.
GV: cho HS đọc phần thông tin về vai trò của các nguyên tố hóa học đối với cây trồng® trả lời các câu hỏi:
- Nguyên tố hoá học nào được cây trồng lấy từ nước và không khí ?
- Nguyên tố nào được cây trồng lấy
 từ đất ?
GV: nhận xét và kết luận:
GV giới thiệu thêm: Các nguyên tố hóa học rất cần cho sự phát triển của cây trồng, để bổ sung lượng chất dinh dưỡng cho đất và cung cấp cho cây ngoài những loại phân bón hữu cơ như: phân chuồng, phân xanh, người ta còn sử dụng nhiều loại phân bón vô cơ. 
HS đọc thông tin SGK ® trả lời:
Thành phần của thực vật gồm :
-Nước : chiếm khoảng 90%
- Chất khô : khoảng 10%(có 99% là các nguyên tố : C, H, O, N, S, Ca, K, Mg; 1% là các nguyên tố vi lượng như :B, Cu, Zn, Fe, Mn.
HS: đọc thông tin SGK, ghi nhớ ® trả lời câu hỏi.
- H, O, N, C được cây trồng lấy từ nước và không khí.
- P, K, S, Ca được cây trồng lấy từ đất.
I. Những nhu cầu của cây trồng :
1. Thành phần của thực vật :
Thành phần của thực vật gồm :
-Nước : chiếm khoảng 90%
- Chất khô : khoảng 10%(có 99% là các nguyên tố : C, H, O, N, S, Ca, K, Mg; 1% là các nguyên tố vi lượng như :B, Cu, Zn, Fe, Mn.
2. Vai trò của các nguyên tố hóa học đối với thực vật :
- Các nguyên tố C, H, O tạo nên hợp chất gluxit.
- Nguyên tố N kích thích cây trồng phát triển mạnh.
- Nguyên tố P kích thích cây trồng phát triển bộ rễ.
- K giúp cây trồng tổng hợp diệp lục và kích thích cây trồng ra hoa, làm hạt.
- S giúp cây tổng hợp protein.
- Ca, Mg để sản sinh ra chất diệp lục.
- Những nguyên tố vi lượng rất cần cho sự phát triển của thực vật.
Hoạt động 3: Tìm hiểu những loại phân bón thường dùng.
GV giới thiệu:Người ta chia phân bón hóa học thành hai loại : phân bón đơn và phân bón kép.
GV : Yêu cầu HS đọc thông tin SGK về khái niệm phân bón đơn và các loại phân bón đơn ® trả lời câu hỏi:
Phân bón đơn là những loại phân bón như thế nào?
GV giới thiệu: cho HS xem một số loại phân đạm thường dùng: CO(NH2)2, NH4Cl, NH4NO3, (NH4)2SO4.
Các loại phân bón trên tan dễ dàng trong nước.
GV hỏi:Trong các loại phân đạm trên, ở địa phương em thường dùng loại phân nào để bón cho cây trồng? Vì sao?
GV: Phân lân chứa nguyên tố P cũng là nguyên tố hóa học rất cần cho cây trồng.
GV: Dựa vào tính chất, phân lân được chia làm mấy loại?
GV giới thiệu: Phân kali thường dùng là KCl và K2SO4. (Cho HS quan sát mẫu).
GV: Yêu cầu HS dựa vào thông tin SGK ® trả lời các câu hỏi:
- Phân bón kép là loại phân bón như thế nào?
- Người ta tạo ra phân bón kép bằng những cách nào?
- Lấy ví dụ về các loại phân bón kép mà em biết?
GV giới thiệu : Phân bón vi lượng có chứa các nguyên tố vi lượng như: B, Mn, Zn, rất cần cho cây. 
HS:Phân bón đơn là những loại phân bón chỉ chứa một trong ba nguyên tố dinh dưỡng chính là đạm(N), lân(P), kali(K).
HS: Ure CO(NH2)2. Vì hàm lượng đạm cao.
HS: 2 loại: lân tự nhiên Ca3(PO4)2 và lân đã qua chế biến Ca(H2PO4)2.
HS:
- Phân bón kép có chứa hai hoặc cả ba nguyên tố :K, P, N.
- Có hai cách tạo ra phân bón kép: Trộn các loại phân bón đơn với tỉ lệ thích hợp hoặc tổng hợp trực tiếp bằng phương pháp hóa học.
- VD: KNO3, (NH4)2HPO4.
II. Những phân bón hóa học thường dùng :
1. Phân bón đơn :
Phân bón đơn là những loại phân bón chỉ chứa một trong ba nguyên tố dinh dưỡng chính là đạm(N), lân(P), kali(K).
a. Phân đạm :
CO(NH2)2, NH4Cl, NH4NO3, (NH4)2SO4.
b. Phân lân :
2 loại: lân tự nhiên Ca3(PO4)2 và lân đã qua chế biến Ca(H2PO4)2.
c. Phân kali :
Phân kali thường dùng là KCl và K2SO4. 
2. Phân bón kép :
- Phân bón kép có chứa hai hoặc cả ba nguyên tố :K, P, N.
-Ví dụ: KNO3; (NH4)2HPO4;
Phân NPK là hỗn hợp của NH4NO3, (NH4)2HPO4, KCl.
3. Phân bón vi lượng :
Phân bón vi lượng có chứa các nguyên tố vi lượng như: B, Mn, Zn,
	4. Củng cố đánh giá
GV: Yêu cầu HS làm bài tập:
Bài tập 1: Tính thành phần % của các nguyên tố có trong đạm ure.
Bài tập 2: Một loại phân đạm có tỷ lệ về khối lượng của các nguyên tố như sau: %N = 35%, %O = 60%, còn lại là hiđro. Xác định CTHH của phân đạm trên.
HS làm bài tập 1.
Khối lượng mol của CO(NH2)2 = 60
=> %C = 20%
%O = 26,7%
%N = 46,67%
%H = 6,66%
HS làm bài tập 2:
%H = 100% - 95% = 5%.
Gọi CTHH: NxOyHz
Ta có x : y: z = = 2 : 3 : 4
=> CTHH: NH4NO3
Bài tập 1:
Khối lượng mol của CO(NH2)2 = 60
=> %C = 20%
%O = 26,7%
%N = 46,67%
%H = 6,66%
Bài tập 2:
%H = 100% - 95% = 5%.
Gọi CTHH: NxOyHz
Ta có x : y: z = = 
2 : 3 : 4
=> CTHH: NH4NO3
	5. Hướng dẫn về nhà
- Bài tập về nhà: 1, 2, 3 trang 39 SGK.
- Ôn tập tính chất hoá học của các loại hợp chất vô cơ.
- Hướng dẫn bài tập 2· trang 39 SGK
+ Đun nóng với dung dịch kiềm, chất nào có mùi khai là NH4NO3
+ Cho dung dịch Ca(OH)2 vào, chất nào tạo kết tủa trắng là phân bón Ca(H2PO4)2.
+ Chất còn lại là phân bón KCl.

File đính kèm:

  • docTiet_16.doc
Giáo án liên quan