Bài giảng Tiết: 16: Dãy điện hoá của kim loại. hợp kim

Mục tiêu bài học

1. Kiến thức.

- Nhằm củng cố và hệ thống lại kiến thức cho HS về dãy điện hóa của kim loại.

- HS biết so sánh tính chất của các cặp ôxi hóa - khử, rút ra được tính chất khử và ôxi hóa của cặp nguyên tử và ion kim loại.

2. Kỹ năng.

- Vận dụng kiến thức đã học làm các bài tập có liên quan.

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 726 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết: 16: Dãy điện hoá của kim loại. hợp kim, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy 
Tiết
Lớp
Sĩ Số
Học sinh vắng mặt
12C1
Tiết: 16
DÃY ĐIỆN HOÁ CỦA KIM LOẠI. HỢP KIM 
I. Mục tiêu bài học 
1. Kiến thức.
- Nhằm củng cố và hệ thống lại kiến thức cho HS về dãy điện hóa của kim loại.
- HS biết so sánh tính chất của các cặp ôxi hóa - khử, rút ra được tính chất khử và ôxi hóa của cặp nguyên tử và ion kim loại.
2. Kỹ năng.
- Vận dụng kiến thức đã học làm các bài tập có liên quan.
- Rèn kỹ năng giải bài toán về kim loại.
3. Thái độ.
- Giúp HS hiểu bài, yêu thích bộ môn, yêu khoa học.
II. Chuẩn bị.
1.GV: Hệ thống kiến thức, bài tập tham khảo.
2.HS: Ôn tập kiến thức đã học, làm bài tập.
III. Tiến trình lên lớp 
1. Kiểm tra bài cũ
* Kết hợp kiểm tra trong quá trình ôn tập 
2. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: 
GV: Hệ thống lại kiến thức lý thuyết quan trọng về dãy điện hóa của kim loại.
HS: Ôn tập, ghi chép nội dung.
Hoạt động 2:
GV: Đưa ra một số bài tập yêu cầu HS thảo luận và làm bài tập.
Bài 1: Trong ăn mòn điện hoá, xảy ra:
A. sự ôxi hoá ở catot
B. sự ôxi hoá ở cả 2 cực
C. sựu khử ở cực anot
D. sự ôxi hoá ở cực catot và sự khử ở cực anot.
Bài 2: Trong quá trình ăn mòn hoá học các kim loại, phản ứng gì xảy ra?
A. Phản ứng trao đổi Proton
B. Phản ứng hoá hợp
C. Phản ứng phân huỷ
D. Phản ứng ôxi hoá- khử.
Bài 3: Cho các chất rắn: Cu, Fe, ag và các dd CuSO4, FeSO4, Fe(NO3)3. Số phản ứng xảy ra với từng cặp chất một là:
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Bài 4: Khi cho luồng khí H2 dư đi qua ống nghiệm chứa: AL2O3, FeO, CuO, MgO. Nung nóng đến khi phản ứng xáy ra hoàn toàn. Chất rắn còn lại trong ống nghiệm gồm:
A. AL2O3, FeO, CuO, MgO
B. AL2O3, Fe, Cu, MgO
C. Al, Fe, Cu, Mg
D. Al, Fe, Cu, MgO
HS: Thảo luận, trả lời câu hỏi.
GV: Đưa ra một số bài tập định lượng yêu cầu HS làm bài tập.
Bài 5: Hoà tan hoàn toàn 1,35g kim loại X bằng dd H2SO4 loãng thu được 1,68 lít H2 (đktc). Kim loại X là:
A. Cu B. Fe C. Al D. Mg
Bài 6: Cho một luồng CO đi qua ống đựng 20g bột CuO nung nóng. Sau một thời gian thấy khối lượng chất rắn trong ống sứ còn lại 16,8g. Phần trăm khối lượng CuO bị khử là: 
A. 50% B. 62,5%
C. 80% D. 81,5%
Bài 7: Hàm lượng ôxi trong một ôxit kim loại là 40%. Hàm lượng S trong hợp chất sunfua của nó là bao nhiêu?
A. 88.64% B. 43,27%
C. 57,14% D. 60%
HS: Thảo luận và làm bài tập.
GV: Hướng dẫn và chữa bài tập.
I. Kiến thức cơ bản.
1. Cặp ôxi hoá- khử của kim loại.
- Dạng ôxi hoá và dạng khử của cùng một nguyên tố kim loại tạo nên cặp ôxi hoá- khử của kim loại.
VD: cặp ôxi hoá- khử: Ag+/ Ag; Cu2+/ Cu; Fe2+/ Fe.
2. So sánh tính chất của các cặp ôxi hoá- khử.
- VD: So sánh tính chất của hai cặp ôxi hoá- khử Cu2+/Cu và Ag+/Ag. Thực nghiệm cho thấy Cu tác dụng được với dd muối AgNO3 theo PT ion rút gọn:
Cu + 2Ag+ -> Cu2+ + 2Ag.
Trong khi đó, ion Cu2+ không ôxi hoá được Ag. Như vậy, ion Cu2+ có tính ôxi hoá yếu hơn ion Ag+ và kim loại Cu có tính khử mạnh hơn kim loại Ag.
3. Dãy điện hoá của kim loại.
K+Na+Mg2+AL3+Zn2+Fe2+Ni2+Sn2+Pb2+H+Cu2+Ag+Au3+
Tính ôxi hoá của ion kim loại tăng
K Na Mg AL Zn Fe Ni Sn Pb H2 Cu Ag Au
Tính khử của kim loại giảm.
4. Ý nghĩa của dãy điện hoá.
- Cho phép ta dự đoán chiều của phản ứng giữa 2 cặp ôxi hoá- khử theo qui tắc α: Phản ứng giữa 2 cặp ôxi hoá- khử sẽ xảy ra theo chiều chất ôxi hoá mạnh hơn sẽ ôxi hoá chất khử mạnh hơn sinh ra chất ôxi hoá yếu hơn và chất khử yếu hơn.
II. Bài tập áp dụng.
Bài 1: D đúng.
Bài 2: D đúng.
Bài 3: C đúng.
Bài 4: B đúng.
Bài 5: 
1,35g X + H2SO4 loãng -> 1,68 lit H2. Tìm X?
2X + nH2SO4 l -> X2(SO4)n + nH2
0,15/ n mol 0,075 mol
Ta có: 1,35 = 0,15/n .X 
=> X = 9n. Biện luận X là Al.
Bài 6: + CO, to
20g CuO 1,68g chất rắn
%mCuO bị khử = ?
CuO + CO -> Cu + CO2
Cứ 80g CuO tạo ra 64g Cu -> khối lượng chất rắn giảm 16g
 16g CuO <-- khối lượng chất rắn giảm( 20 - 16,8) = 3,2g
%mCuO = 16 . 100 / 20 = 80%.
Bài 7: 
%O trong X2Ox = 40% -> %S trong X2Sx = ?
Ta có: 2X/ 16x = 0,4 / 0,6 
X = 12x
%S = 32x . 100/ 2X+ 32x = 32x .100/ 24x + 32x
= 57, 14%.
3. Củng cố.
GV: Hệ thống nội dung trọng tâm của bài về dãy điện hoá của kim loại.
4.Hướng dẫn vè nhà.
- Yêu cầu HS về nhà làm lại các bài tập vào vở.
- Làm các bài tập trong SGK, SGK bài tập.

File đính kèm:

  • docgiao an TCNC tiết 16.doc