Bài giảng Tiết 16 - Bài 16: Tuần hoàn máu và lưu thông bạch huyết
mục tiêu.
- HS nắm được các thành phần cấu tạo của hệ tuần hoàn máu và vai trò của chúng.
- Nắm được các thành phần cấu tạo của hệ bạch huyết và vai trò của chúng.
II. chuẩn bị.
- Tranh phóng to các hình 16.1; 16.2.
- Mô hình động cấu tạo hệ tuần hoàn ở người, băng đĩa nếu có.
iii. hoạt động dạy - học.
Ngày soạn: 15/10/2011 Ngày dạy: 17/10/2011 Tiết 16 Bài 16: tuần hoàn máu và lưu thông bạch huyết I. mục tiêu. - HS nắm được các thành phần cấu tạo của hệ tuần hoàn máu và vai trò của chúng. - Nắm được các thành phần cấu tạo của hệ bạch huyết và vai trò của chúng. II. chuẩn bị. - Tranh phóng to các hình 16.1; 16.2. - Mô hình động cấu tạo hệ tuần hoàn ở người, băng đĩa nếu có. iii. hoạt động dạy - học. 1. ổn định tổ chức 2. Kiờ̉m tra bài cũ: Vẽ sơ đồ cơ chế đông máu ? Sự đông máu có ý nghĩa gì đối với cơ thể ? 3. Bài mới Hoạt động 1: Hệ tuần hoàn máu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - GV yêu cầu HS quan sát H 16.1 SGK và trả lời câu hỏi : - Hệ tuần hoàn máu gồm những cơ quan nào ? Nêu đặc điểm của mỗi thành phần đó ? - Yêu cầu HS quan sát H 16.1, lưu ý đường đi của mũi tên và màu máu trong động mạch, tĩnh mạch. Thảo luận để trả lời 3 câu hỏi : - Mô tả đường đi của máu trong vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn lớn ? - Phân biệt vai trò của tim và hệ mạch trong sự tuần hoàn máu ? - Nhận xét về vai trò của hệ tuần hoàn máu ? - HS quan sát H 16.1 và liên hệ kiến thức cũ, trả lời câu hỏi : - Rút ra kết luận. - HS trình bày trên tranh. - Cá nhân quan sát kĩ tranh. - Trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời. - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung. - Rút ra kết luận. Kết luận: 1. Cấu tạo - Hệ tuần hoàn máu gồm : tim và các hệ mạch tạo thành vòng tuần hoàn. + Tim 4 ngăn (2 tâm nhĩ, 2 tâm thất), nửa phải máu đỏ thẫm, nửa trái máu đỏ tươi. + Hệ mạch : Động mạch : dẫn máu từ tim đến cơ quan. Tĩnh mạch : dẫn máu từ cơ quan đến tim. Mao mạch : Nối động mạch và tĩnh mạch (đường kính mao mạch nhỏ). 2. Đường đi- chức năng - Vòng tuần hoàn nhỏ : Máu đỏ thẫm (nhiều CO2) từ tâm nhĩ phải đến động mạch phổi, tới mao mạch phổi (trao đổi khí O2, CO2) hoá máu đỏ tươi, tới tĩnh mạch phổi, tới tâm nhĩ trái. - Vòng tuần hoàn lớn : Máu đỏ tươi (nhiều O2) từ tâm thất trái tới động mạch chủ tới mao mạch ở các phần trên và dưới cơ thể (thực hiện trao đổi khí với tế bào) sau đó tới tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch chủ dưới, tới tâm nhĩ phải. - Vai trò của tim và hệ mạch : + Tim co bóp tạo lực đẩy máu lưu thông trong hệ mạch. + Hệ mạch : dẫn máu từ trong tới các tế bào, tới tim. - Vai trò của hệ tuần hoàn máu : lưu chuyển máu trong toàn cơ thể. Hoạt động 2: Lưu thông bạch huyết - GV treo tranh H 16.2 phóng to, yêu cầu HS nghiên cứu thông tin trên tranh và trả lời câu hỏi : - Hệ bạch huyết gồm những thành phần cấu tạo nào ? (phân hệ) - Phân hệ lớn và phân hệ nhỏ thu bạch huyết ở vùng nào của cơ thể ? - Phân hệ lớn và phân hệ nhỏ đều gồm những thành phần nào ? - Lưu ý HS : + Hạch bạch huyết còn là nơi sản xuất bạch cầu. + Tĩnh mạch bạch huyết. - Sự luân chuyển bạch huyết trong mỗi phân hệ đều qua thành phần nào ? - Mô tả đường đi của bạch huyết trong phân hệ lớn và phân hệ nhỏ ? - Hệ bạch huyết có vai trò gì ? - GV giảng thêm : bạch huyết có thành phần tương tự huyết tương không chứa hồng cầu. Bạch cầu chủ yếu là dạng limpho. - HS nghiên cứu H 16.1 lưu ý chú thích và trả lời được : + Hệ bạch huyết gồm phân hệ lớn và phân hệ nhỏ. + Phân hệ nhỏ : thu bạch huyết ở nửa trên bên phải cơ thể. + Phân hệ lớn : thu bạch huyết ở phần còn lại của cơ thể. - HS nghiên cứu tranh, quan sát sơ đồ SGK, trao đổi nhóm và trình bày trên tranh. - 1 HS đọc kết luận SGK. Kết luận: 1. Cấu tạo - Hệ bạch huyết gồm : phân hệ lớn và phân hệ nhỏ. + Phân hệ nhỏ : thu bạch huyết ở nửa trên bên phải cơ thể. + Phân hệ lớn : thu bạch huyết ở phần còn lại của cơ thể. - Mỗi phân hệ đều gồm thành phần : + Mao mạch bạch huyết. + Mạch bạch huyết + Hạch bạch huyết + ống bạch huyết + Tĩnh mạch máu 2. Đường đi - Đường đi của bạch huyết. bắt dầu từ các mao mạch bạch huyết, mạch bạch huyết nhỏ, tới hạch bạch huyết, tới mạch bạch huyết lớn, tới ống bạch huyết, tới tĩnh mạch máu (tĩnh mạch dưới đòn) và tới tim. - Vai trò : cùng với hệ tuần hoàn máu thực hiện luân chuyển môi trường trong cơ thể và tham gia bảo vệ cơ thể. 4. Củng cố - Dặn dò : a, Củng cụ́: Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng : Hệ tuần hoàn gồm : a. Động mạch, tĩnh mạch và tim. b. Tâm nhĩ, tâm thất, động mạch, tĩnh mạch. c. Tim và hệ mạch. b, Dặn dò - Học bài và trả lời câu hỏi SGK. - Đọc mục “Em có biết” trang. - Kẻ bảng 17.1 vào vở. Ngày soạn:19/10/2011 Ngày dạy: 21/10/2011 Tiết 17 Bài 17: Tim và mạch máu I. mục tiêu. - HS xác định trên tranh hay mô hình cấu tạo ngoài và trong của tim. - Phân biệt được các loại mạch mạch máu. - Trình bày được đặc điểm của các pha trong chu kì co giãn tim. - Rèn kĩ năng tư duy, dự đoán, tổng hợp kiến thức. II. chuẩn bị. - Tranh phóng to các hình 17.1; 17.2. - Mô hình động cấu tạo tim người. - Bảng phụ: kẻ sẵn bảng 17.1. iii. hoạt động dạy - học. 1. ổn định tổ chức 2. Kiờ̉m tra bài cũ - Hệ tuần hoàn máu gồm những thành phần cấu tạo nào? Vai trò của tim trong hệ tuần hoàn máu. - Hệ tuần hoàn bạch huyết gồm những thành phần cấu tạo nào? Vai trò? 3. Bài mới Hoạt động 1: Cấu tạo tim Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - GV yêu cầu HS nghiên cứu H 17.1 SGK kết hợp với kiến thức đã học lớp 7 và trả lời câu hỏi : - Xác định vị trí hình dạng cấu tạo ngoài của tim ? - GV bổ sung cấu tạo màng tim. - Cho HS quan sát H 16.1 hoặc mô hình cấu tạo trong của tim để + Xác định các ngăn tim - Dựa vào kiến thức cũ và quan sát H 16.1 + H 17.1 điền vào bảng 17.1 ? - GV treo bảng 17.1 kẻ sẵn để HS lên bảng hoàn thành. - GV cho HS quan sát mô hình cấu tạo trong của tim để kiểm chứng. -Hướng dẫn HS căn cứ vào chiều dài quãng đường mà máu bơm qua, dự đoán ngăn tim nào có thành cơ tim dày nhất và ngăn nào có thành cơ mỏng nhất. - GV cho HS quan sát mô hình cấu tạo trong của tim để kiểm chứng xem dự đoán của mình đúng hay sai. - HS quan sát các van tim. - HS nghiên cứu tranh, quan sát mô hình cùng với kiến thúc cũ đã học lớp 7 để tìm hiểu cấu tạo ngoài của tim. - 1 HS lên trình bày trên tranh và mô hình. - Quan sát H 16.1 + 17.1 ; trao đổi nhóm để hoàn thành bảng. Đại diện nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét. - HS dự đoán, thống nhất đáp án. - HS trình bày, các nhóm khác bổ sung. - Rút ra kết luận. - HS quan sát. Đáp án bảng 17.1 ; Nơi máu được bơm tới từ các ngăn tim Các ngăn tim co Nơi máu được bơm tới Tâm nhĩ trái co Tâm thất trái Tâm nhĩ phải co Tâm thất phải Tâm thất trái co Vòng tuần hoàn nhỏ Tâm thất phải co Vòng tuân hoàn lớn Kết luận: 1. Cấu tạo ngoài - Vị trí, hình dạng - Màng tim : bao bọc bên ngoài tim (mô liên kết), mặt trong tiết dịch giúp tim co bóp dễ dàng. - Động mạch vành và tĩnh mạch vành làm nhiệm vụ dẫn máu nuôi tim. 2. Cấu tạo trong - Tim có 4 ngăn - Thành cơ tâm thất dày hơn cơ tâm nhĩ. Cơ tâm thất trái dày hơn cơ tâm thất phải. - Giữa tâm nhĩ và tâm thất có van nhĩ thất. Giữa tâm thất và động mạch có van thất động (van tổ chim) giúp máu lưu thông theo một chiều. Hoạt động 2: Cấu tạo mạch máu - Yêu cầu HS quan sát H 17.2 và cho biết : - Có những loại mạch máu nào ? - So sánh và chỉ ra sự khác biệt giữa các loại mạch máu. Giải thích sự khác nhau đó ? - Hoàn thành phiếu học tập. - GV cho HS đối chiếu kết quả với H 17.2 để hoàn thành kết quả đúng vào bảng. - Mỗi HS thu nhận thông tin qua H 17.2 SGK để trả lời câu hỏi : - Đại diện nhóm báo cáo kết quả, điền vào bảng. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Kết luận: - Có 3 loại mạch máu là : động mạch, tĩnh mạch và mao mạch. - Sự khác biệt giữa các loại mạch : Các loại mạch Sự khác biệt về cấu tạo Giải thích Động mạch - Thành có 3 lớp với lớp mô liên kết và lớp cơ trơn dày hơn của tĩnh mạch. - Lòng hẹp hơn tĩnh mạch. - Thích hợp với chức năng dẫn máu từ tim tới các cơ quan với vận tốc cao, áp lực lớn. Tĩnh mạch - Thành có 3 lớp nhưng lớp mô liên kết và lớp cơ trơn mỏng hơn của động mạch. - Lòng rộng hơn của động mạch. - Có van 1 chiều ở những nơi máu chảy ngược chiều trọng lực. - Thích hợp với chức năng dẫn máu từ khắp các tế bào cơ thể về tim với vận tốc và áp lực nhỏ. Mao mạch - Nhỏ và phân nhánh nhiều. - Thành mỏng, chỉ gồm một lớp biểu bì. - Lòng hẹp. - Thích hợp với chức năng toả rộng tới từng tế bào của các mô, tạo điều kiện cho sự trao đổi chất với các tế bào. Hoạt động 3: Chu kì co dãn của tim - GV yêu cầu HS quan sát H 17.3 SGK và trả lời câu hỏi : - Mỗi chu kì co dãn của tim kéo dài bao nhiêu giây ? Gồm mấy pha ? - Thời gian làm việc là bao nhiêu giây ? Nghỉ bao nhiêu giây ? - Tim nghỉ ngơi hoàn toàn bao nhiêu giây ? - Thử tính xem mỗi phút diễn ra bao nhiêu chu kì co dãn tim ? - Cá nhân HS nghiên cứu H 17.3, trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời. - Đại diện nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung. - HS đọc kết luận SGK. Kết luận: - Chu kì co dãn tim gồm 3 pha, kéo dài 0,8 s + Pha co tâm nhĩ : 0,1s. + Pha co tâm thất : 0,3s. + Pha dãn chung : 0,4s. - 1 phút diễn ra 75 chu kì co dãn tim (nhịp tim). 4. Củng cố - Dặn dò : a, Củng cụ́: GV dùng H 17.4 yêu cầu HS điền chú thích. b, Dặn dò - Học bài và trả lời câu hỏi 1 SGK. - Làm bài tập 2, 3, 4 vào vở bài tập. - Ôn tập 3 chương chuẩn bị kiểm tra 1 tiết
File đính kèm:
- SINH 89.doc