Bài giảng Tiết: 16 - Bài 11: Phân bón hoá học (tiết 6)
Kiến thức:
- Học sinh biết : Phân bón hóa học là gì? vai trò của của các nguyên tố hóa học đối với cây trồng
- Biết công thức hóa học của một số muối thông thường và hiểu một số tính chất của các muối đó
2.Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng phân biệt cá mẫu phân đạm, phân lân, phân kali dựa vào tính chất hóa học
- Củng cố kỹ năng làm bài tập tính theo
Ngày soạn: ...../10/2010 Ngày giảng: ...../10/2010 Tiết: 16 BÀI 11. PHÂN BÓN HOÁ HỌC I. MỤC TIÊU: 1.Kiến thức: - Học sinh biết : Phân bón hóa học là gì? vai trò của của các nguyên tố hóa học đối với cây trồng - Biết công thức hóa học của một số muối thông thường và hiểu một số tính chất của các muối đó 2.Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng phân biệt cá mẫu phân đạm, phân lân, phân kali dựa vào tính chất hóa học - Củng cố kỹ năng làm bài tập tính theo 3.Thái độ: - Giáo dục tính cẩn thận , trình bày khoa học, ý thức bảo vệ chăm sóc cây trồng II. CHUẨN BỊ: - Các mẫu phân bón hóa học, phiếu học tập. III. ĐỊNH HƯỚNG PHƯƠNG PHÁP: - Sử dụng phương pháp quan sát, đàm thoại, hoạt động nhóm. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1.Ổn định Kiểm tra sĩ số các lớp Lớp Học sinh vắng Lí do K lí do Ngày giảng 9A 9B 9C 9D 2. Kiểm tra 15p Gv phát đề kiểm tra I.TRẮC NGHIỆM: ( 6 ĐIỂM ) ( Hãy khoanh 1 trong các chữ cái A, B, C, D trước câu trả lời đúng. Mỗi câu 1 đ ) Câu 1 : Để phân biệt 2 dung dịch Na2SO4 và Na2CO3 có thể dùng dung dịch thuốc thử nào dưới đây : A. HCl B. AgNO3 C. BaCl2 D. NaOH Câu 2 : Dãy chất nào dưới đây đều là oxit axit: A .K2O, SO3, CaO, ZnO B. N2O5, SO2, SiO2, CO2 C.MgO, P2O5, SiO2, Na2O D. CO2, P2O5, Na2O, SO3 Câu 3 : Cặp chất nào sau đây có thể tác dụng được với nhau? A.Zn và HCl B. CO và H2O C. Mg(OH)2 và CO2 D. HCl và Cu Câu 4 : DD axit làm quì tím chuyển sang màu gì? A.Đỏ B. Xanh C. Tím D. Vàng Câu 5 : Những oxit nào sau đây tác dụng với nước tạo thành dd bazơ là: A.CaO, Fe2O3, K2O. B. Fe2O3 K2O, SO3 C. SO3, CO, P2O5. D. CaO, K2O, Na2O. Câu 6 : Dãy chất nào sau đây tác dụng với dung dịch HCl: A.NaCl, Zn, CuO, Fe(OH)3 B. CaCO3, Cu, CaO, Fe(OH)3 C.CaCO3, Zn, SiO2, Cu(OH)2 D. CaCO3, Zn, CuO, Fe(OH)2 II. TỰ LUẬN : ( 4 ĐIỂM ) Câu 7 : Viết các phương trình phản ứng thực hiện chuyển hoá sau : Na Na2O NaOH Na2SO4 NaCl Đáp án: Đáp án Biểu điểm Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 A B A A D D Viết đúng các Pt và ghi rõ đk được 1đ 1 điểm 1 điểm 1 điểm 1 điểm 1 điểm 1 điểm 4 điểm 3. Bài mới. Nhờ tiến bộ của khoa học hoá học người ta đã tìm và chế tạo các loại phân bón nhằm giúp tăng năng suất trong trồng trọt. Vậy công dụng của chúng như thế nào ? chúng ta cùng tìm hiểu. HOẠT ĐỘNG1 I. NHỮNG NHU CẦU CỦA CÂY TRỒNG Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh GV: Giới thiệu TPTV HS: Đọc SGK 1.Thành phần của thực vật: - Thành phần chính là nước, thnàh phần còn lại là các chất khô do các nguyên tố : C ; H ;O; K ;Ca: P và các NT vi lượng 2. Vai trò của các nguyên tố hóa học đối với cây trồng: nCO2 + m H2O as diệp lục Cn(H2O)m + nO2 HOẠT ĐỘNG 2 II. NHỮNG PHÂN BÓN HOÁ HỌC CẦN DÙNG Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh GV: Thuyết trình về các loại phân bón. HS nghe và ghi bài 1. Phân bón đơn: Chỉ chứa 1 trong 3 nguyên tố dinh dưỡng chính là N ,P ,K a. Phân đạm: - Ure : CO(NH2)2 tan trong nước - Amoni nitơrat: NH4NO3 tan - Amoni sunfat : (NH4)2SO4 tan b. Phân lân: - Photphat tự nhiên: Ca3(PO4)2 không tan - Supe photphat: Ca(H2PO4)2 tan c. Phân kali: KCl ; K2SO4 3. Phân vi lượng: - Chỉ chứa một số ít các nguyên tố hóa học dưới dạng hợp chất cho cây phát triển như Bo ; Zn ; Mn 4. Củng cố Giáo viên phát phiếu học tập. Yêu cầu các Hs làm bài tập trong phiếu học tập 1. Tính thành phần phần trăm về khối lượng các nguyên tố trong đạm ure CO(NH2)2 2. Một loại phân đạm có tỷ lệ về khối lượng các nguyên tố như sau: % N = 35% ; %O = 60% ; còn lại là của H. Xác định CTHH của lọai phân đạm nói trên. 5. Hướng dẫn về nhà - Học bài theo nội dung vở ghi và sgk. Đọc phần em có biết ? - Làm bài tập 1- 3 sgk tr 39. V. RÚT KINH NGHIỆM
File đính kèm:
- Tiet 16 chuan KTKN.doc