Bài giảng Tiết 16 – Bài 11: Phân bón hoá học (tiết 2)
Mục tiêu: - Kiến thức: H/s biết được phân bón hoá học là gì ? vai trò của các nguyên tố hoá học đối với cây trồng ; Biết công thức của một số loại phân bón hoá học thường ding và hiểu một số t/c của các loại phân bón đó
- Kĩ năng: Rèn luyên khả năng phân biệt các mẫu phân đạm , phân kali , phân lân dựa vào t/c hoá học ; củng cố kĩ năng làm bài tập tính theo công thức hoá học ; h/đ nhóm
- Thái độ: Giáo dục ý thức say mê môn học
Soạn : Tiết 16 – bài 11: Phân bón hoá học Giảng: I. Mục tiêu: - Kiến thức: H/s biết được phân bón hoá học là gì ? vai trò của các nguyên tố hoá học đối với cây trồng ; Biết công thức của một số loại phân bón hoá học thường ding và hiểu một số t/c của các loại phân bón đó - Kĩ năng: Rèn luyên khả năng phân biệt các mẫu phân đạm , phân kali , phân lân dựa vào t/c hoá học ; củng cố kĩ năng làm bài tập tính theo công thức hoá học ; h/đ nhóm - Thái độ: Giáo dục ý thức say mê môn học II. Chuẩn bị của g/v và h/s 1. G/v : - Các mẫu phân bón hoá học , phiếu học tập 2. H/s : - Đọc trước bài 11 tr.37 sgk III. Hoạt động dạy và học 1. ổn định lớp : 2. Kiểm tra bài cũ ( 5 phút ) 1/ Nêu t/c của muối kali nitrat ? 2/ Chữa bài tập số 4 tr.36 SGK ( phần giải ở vở bài tập ) ? 3. Bài mới : * Mở bài : Những nguyên tố hoá học nào là cần thiết cho sự phát triển của thực vật ? Công dụng của các loại phân bón đối với cây trồng như thế nào ? Tg H/đ của g/v và h/s Nội dung ghi bài 12 phút 17 phút Hoạt động 1 - G/v thông báo về thành phần của thực vật + Nước chiếm tỉ lệ rất lớn trong thực vật ( khoảng 90% ) . Trong thành phần chất khô còn lại ( 10% ) có đến 99% là những nguyên tố C, H, O, N, K, Ca, P, Mg, S còn lại 1% là những nguyên tố vi lượng như B, Cu, Zn, Fe, Mn ... - Hướng dẫn h/s đọc thông tin sgk phần 2 tr.37 ? Cho biết vai trò của nguyên tố C, H, O đối với cây trồng ? - Y/c học sinh viết phương trình p/ư quang hợp ? Cho biết vai trò của nguyên tố N, K đối với thực vật ? - G/v thông báo vai trò nguyên tố P , S , Ca, Mg đối thực vật - Khi sử dụng bón các nguyên tố này cho cây trồng cần phải chú ý đến lượng bón nếu thừa sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cây Hoạt động 2 - G/v giơí thiệu các loại phân bón thường dùng đó là phân bón hoá học ở dạng đơn và dạng kép ? Em hiểu thế nào là phân bón đơn ? - H/s trả lời h/s khác bổ xung - G/v bổ xung và chốt kiến thức - G/v giới thiệu các loại phân bón h/s chú ý nghe và ghi bài ? Em hãy kể những loại phân đạm mà em biết ? - H/s trả lời h/s khác bổ xung - G/v giới thiệu gốc amôni (NH4) - G/v giới thiệu apatit là một dạng phân lân tự nhiên có ở địa phương - Giới thiệu với h/s phân bón NPK được sản xuất ở Việt Nam ( tỉnh Vĩnh Phú ) - Hướng dẫn h/s đọc mục em có biết tr.39 sgk I. Những nhu cầu của cây trồng 1/ Thành phần của thực vật - Học theo SGK tr.37 phần 1 2/ Vai trò của các nguyên tố hoá học đối với thực vật + Nguyên tố C,H,O cấu tạo nên hợp chất gluxit giúp cho quá trình quang hợp nCO2 + mH2O Cn(H2O)m + nH2O Gluxit + Nguyên tố N : kích thích cho cây trồng phát triển + Nguyên tố Kali : Kích thích cho cây trồng ra hoa và tạo hạt + Nguyên tố P : Kích thích cho sự phát triển bộ rễ + Nguyên tố S : Để tổng hợp Protein + Các nguyên tố Ca và Mg tạo ra diệp lục cần thiết cho quá trình quang hợp + Những nguyên tố vi lượng : cần cho sự phát triển của cây trồng II. Những phân bón hoá học thường dùng. 1/ Phân bón đơn - Phân bón đơn chỉ chứa một trong ba nguyên tố dinh dưỡng chính là đạm (N) lân (P) , kali (K) a) Phân đạm : - Urê : CO(NH2) tan trong nước chứa 46% là N2 - Amôni nitrat : NH4NO3 tan trong nước chứa 35% N2 - Amôni nitrat : (NH4)2SO4 : tan trong nước chứa 21% N2 b) Phân lân : - Phôtphat tự nhiên : là phân lân chưa qua chế biến hoá học Ca3 (PO4)2 không tan trong nước tan chậm trong đất chua -- Supephôtphat : là phân lân qua chế biến hoá học Ca(H2PO4)2 tan được trong nước c) Phân kali - KCl , K2SO4 đều dễ tan trong nước 2/ Phân bón kép - Phân bón kép có chứacả 2 hoặc 3 nguyên tố N , P, K - (NH4)2HPO4 , NH4NO3 , KCl là hỗn hợp của những phân bón đơn với nhau NPK dễ tan trong nước - Tổng hợp bằng phương pháp hoá học KNO3 ( kali và đạm ) 3/ Phân bón vi lượng - Có chứa một lượng rất ít các nguyên tố hoá học dưới dạng hợp chất cần thiết cho sự phát triển của cây như nguyên tố B, Zn , Mn ... 4. Củng cố, kiểm tra , đánh giá ( 8 phút ) * Bài tập 1: Tính thành phần % về khối lượng các nguyên tố có đạm urê (CO(NH2)2) - Khối lượng mol của CO(NH2)2 = 60g - Phần % của các nguyên tố : % C = %O = %N = %H = 100 – ( 20 + 26,67 + 46,67 ) = 6,66% * Bài tập 2: Một loại phân đạm có tỉ lệ về khối lượng của các nguyên tố như sau : %N = 35% , %O = 60% còn lại là hiđro . Xác định công thức hoá học của loại phân đạm trên Đáp án %H = 100 – ( 35 + 60 ) = 5% - Giả sử công thức hoá học của loại phân đạm trên là NxOyHz với ( x, y, z > 0 ) - Ta có : x: y: z = = 2: 3 : 4 - Vậy công thức hoá học của loại phân đạm trên là N2O3H4 hay NH4NO3 5. Dặn dò ( 2 phút ) - BTVN : 1, 2, 3 tr.39 SGK Đáp án *Bài 1: b) – Phân bón đơn: KCl, NH4NO3, NH4Cl, (NH4)2SO4, Ca(H2PO4)2, Ca3(PO4)2 - Phân bón kép: (NH4)2HPO4 , KNO3 c) Phân bón kép NPK: Trộn các phân bón NH4NO3 & Ca(H2PO4)2 và KCl theo tỉ lệ thích hợp, được phân bón NPK *Bài 2: - Trích mẫu thử cho t/d với AgNO3 có kết tủa đen thì mẫu thử đó là KCl - P/t: AgNO3 + KCl AgCl + KNO3 - Trích 2 mẫu thử còn lại cho t/d với NaOH, mẫu thử nào khi t/d có khí mùi khai (NH3) bay lên thì đó là mẫu thử NH4NO3 NH4NO3 + KCl NaNO3 + NH3 + H2O *Bài 3: a) Nguyên tố dinh dưỡng là đạm (N) b) 21% đạm c) 106 đạm IV. Rút kinh nghiệm
File đính kèm:
- tiet 16.doc