Bài giảng Tiết : 16 - Bài 11 : Peptit và protein (tiết 2)

, Về kiến thức : Biết được:

 - Định nghĩa, đặc điểm cấu tạo phân tử, tính chất hoá học của peptit (phản ứng thuỷ

 phân)

 - Khái niệm, đặc điểm cấu tạo của protein

 - Thành phần tính chất của protein : Một chất là thành phần chính trong cơ thể người và

 động vật

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1876 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết : 16 - Bài 11 : Peptit và protein (tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn
Ngày giảng
Lớp
Sĩ số
09/10/2010
12A
12B
Tiết : 16
Bài 11 : PEPTIT VÀ PROTEIN
I. MỤC TIÊU 
 1, Về kiến thức : Biết được:
 - Định nghĩa, đặc điểm cấu tạo phân tử, tính chất hoá học của peptit (phản ứng thuỷ 
 phân) 
 - Khái niệm, đặc điểm cấu tạo của protein
 - Thành phần tính chất của protein : Một chất là thành phần chính trong cơ thể người và 
 động vật
2, Về kĩ năng : 
 - Viết các PTHH minh họa tính chất hóa học của peptit
 - Nhận biết thành phần môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo
 - Giải các bài tập hoá học phần peptit.
 3, Về thái độ : 
 - Qua nội dung của bài HS thấy khoa học có thể khám phá được những hợp chất cấu tạo
 nên cơ thể sống và thế giới xung quanh. Củng cố cho HS niềm tin vào khoa học
 - Rèn luyện đức tính cẩn thận chính xác, chăm chỉ, có thái độ học tập đúng đắn.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 
 1, Chuẩn bị của GV : Chuẩn bị hệ thống câu hỏi và bài tập, máy tính, máy chiếu.
 2, Chuẩn bị của HS : Đọc và chuẩn bị bài ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
 1, Kiểm tra bài cũ : - Nêu tính chất hoá học của amino axit ? Viết ptpu minh hoạ ?
 - Làm bài tập 6 SGK (48)
 2, Dạy nội dung bài mới : 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG 
Hoạt động 1 : Khái niệm
GV: Cho HS ng/c VD và SGK và cho biết: 
- K/n của peptit ?
HS: Ng/c SGK và trả lời
GV: Lấy ví dụ về một mạch peptit và yêu cầu học sinh chỉ ra liên kết peptit cho biết nguyên nhân hình thành mạch peptit trên ? 
HS : Theo dõi và trả lời
GV: Y/cầu HS ng/c SGK và cho biết : 
- Cách phân loại peptit ?
- Cách biểu diễn cấu tạo của các peptit ?
HS: Ng/c SGK và trả lời
HS : Khác n.xét, bổ sung
GV : Kết luận
Hoạt động 2 : Tính chất 
 hoá học 
GV: Cho HS ng/c SGK và cho biết : 
- Qui luật của phản ứng thuỷ phân của peptit trong môi trường axit, bazơ hoặc nhờ xúc tác enzim ?
- Viết ptpu thuỷ phân mạch peptit gồm 3 gốc α-amino axit ? 
HS : Ng/c SGK trả lời và viết ptpu
HS : Khác nhận xét,bổ sung
GV : K.luận và nêu lưu ý
GV : Cho HS ng/c SGK và cho biết : 
- H.tượng CuSO4 t/d với peptit trong m.trường OH- 
- G.thích h.tượng.
HS : Ng/c SGK và trả lời
GV : Kết luận và cho biết đấy chính là thuốc thử để nhận biết peptit.
Hoạt động 3 : Khái niệm
GV: Cho HS ng/c SGK cho biết : 
- KN về protein ?
- Phân loại protein ? Và đặc điểm của các loại ?
HS: Ng/c SGK trả lời
GV : Kết luận
GV : Thông báo : Protein có vai trò là nền tảng về cấu trúc và chức năng của mọi cơ thể sống
Hoạt động 4 : Cấu tạo
 phân tử 
GV : Cho HS q.sát h.3.4 SGK, ng/c SGK cho biết :
- Những đặc điểm chính về cấu tạo p.tử của protein ? 
HS : Ng/c SGK và trả lời.
GV : Kết luận
I. PEPTIT
 1, Khái niệm
- VD: nH2N-CH2-COOH ( NH-CH2-CO )n + nH2O
nH2N-CH-COOH ( NH-CH-CO )n + nH2O
 │ │
 R R
(Với n = 2 → 50 ta được 1 peptỉt)
- KN : Peptit là loại chất chứa từ 2 đến 50 gốc a - amino axit liên kết với nhau bởi các liên kết peptit.
- Liên kết peptit: Là liên kết - CO - NH - giữa hai đơn vị 
α – amino axit 
- Nhóm - CO - NH - giữa hai đơn vị α - amino axit được gọi là nhóm peptit.
- Phân tử peptit hợp thành từ gốc α-amino axit bằng lk peptit theo một trật tự nhất định : Amino axit đầu N còn nhóm NH2, amino axxit đầu C còn nhóm COOH
VD : H2N – CH2CO – NH – CH – COOH 
 Amino axit đầu N │
 CH3 
 Amino axit đầu C
- Phân loại : Tuỳ theo số lượng đơn vị amino axit chia ra :
 + Oligopeptit gồm các peptit có từ 2 -10 gốc α-amino axit và được gọi tương ứng là : Đi peptit, tri peptit, . . . đecapeptit.
 + Poli peptit gồm các peptit có từ 10-50 gốc α-amino axit, polipeptit là cơ sở tạo nên protein .
- Biểu diễn cấu tạo của các peptit bằng cách ghép từ viết tắt của các gốc α-amino axit theo trật tự của chúng
 VD : Hai peptit từ alanin và glyxin là : 
 Ala-Gly và Gly-Ala
 2. Tính chất hoá học:
 a) Phản ứng thuỷ phân 
- Peptit có thể thuỷ phân hoàn toàn thành các α-amino axit nhờ xúc tác axit hoặc bazơ
- VD :
H2N-CH-CO-NH-CH-CO-NH-CH-COOH +3H2O
 │ │ │
 R R’ R’’ 
H2N-CH-COOH + H2N-CH-COOH + H2N-CH-COOH
 │ │ │
 R R’ R’’
* Lưu ý : Peptit có thể thuỷ phân không hoàn toàn thành các peptit ngắn hơn nhờ xt axit hoặc bazơ và đặc biệt nhờ các enzim có t/d xt đặc hiệu vào một lk peptit nhất định nào đó.
 b) Phản ứng màu biure
- Trong môi trường kiềm, peptit t/d với Cu(OH)2 cho hợp chất màu tím. Đó là màu của hợp chất phức giữa peptit có từ 2 lk trở lên với ion đồng.
II. PROTEIN
 1, Khái niệm
- Protein là những polipeptit cao phân tử có phân tử khối từ vài chục ngàn đến vài triệu đvC.
- Protein được chia làm 2 loại: protein đơn giản và protein phức tạp.
 + Protein đơn giản là protein thuỷ phân chỉ cho hỗn hợp các α-amino axit. VD : Như abumin của lòng trắng trứng ...
 + Protein phức tạp là loại protein được tạo thành từ protein đơn giản cộng với thành phần “phi protein” nữa. VD : Như nucleoprotein chứa axit nucleic ...
 2, Cấu tạo phân tử 
- Phân tử protein được cấu tạo bởi nhiều gốc α-amino axit nppó với nhau bằng lk peptit, nhưng phân tử protein lớn hơn, phức tạp hơn.
- Các phân tử protein khác nhau không những bởi các gốc α-amino axit mà còn bởi số lượng và trật tự sắp xếp của chúng khác nhau.
- Từ 20 α-amino axit khác nhau trong thiên nhiên có thể tạo ra một số rất lớn các phân tử protein khác nhau.
 3, Củng cố, luyện tập : 
 - Nêu nội dung chính của bài.
 - Làm bài tập 1 SGK (55)(Bài 1 : B)
 - Làm một số bài tập sau : 
 1, Từ 3 a-amino axit X, Y, Z có thể tạo thành mấy tripeptit trong đó có cả X, Y, Z ?
 A. 2	B. 3	C. 4	D. 6
 2, Phát biểu nào sau đây đúng ?
 A. Phân tử đipeptit có hai liên kết peptit.
 B. Phân tử tripeptit có một liên kết peptit.
 C. Trong phân tử peptit mạch hở, số liên kết peptit bao giờ cũng bằng số đơn vị 
 amino axit.
 D. Peptit được chia thành hai loại : oligopeptit và polipeptit.
 - Thảo luận nhóm bài tập 3 trong SGK (55)
 (Gly-Ala-Phe, Ala-Gly-Phe, Gly-Phe-Ala, Ala-Phe-Gly, Phe-Gly-Ala, Phe-Ala-Gly)
 4, Hướng dẫn HS tự học ở nhà : 
 - Học thuộc lí thuyết
 - Làm các bài tập 4, 5 trong SGK (55) 
 - Chuẩn bị tiêp bài : Peptit và protein.
Kiểm tra của tổ chuyên môn (BGH)
...................
 Tổ trưởng 

File đính kèm:

  • docT16.doc