Bài giảng Tiết 16 - Bài 10: Một số muối quan trọng (tiếp)

A. Mục tiêu :

- Học sinh biết : Muối NaCl có dạng hoà tan ( nước biển ), dạng kết tinh ( mỏ muối ). Muối Kali nitrat hiếm có trong tự nhiên, được sản xuất trong công nghiệp bằng phương pháp nhân tạo.

- Những ứng dụng của natri clorua và kali nitrat trong đời sống và trong công nghiệp

- Vận dụng được những tính chất của NaCl và KNO3 trong thực hành và giải bài tập

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1194 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 16 - Bài 10: Một số muối quan trọng (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết16 Bài 10 MỘT SỐ MUỐI QUAN TRỌNG
Tuần 8
- Ngày soạn :
- Ngày dạy :
- Dạy lớp :
A. Mục tiêu :
- Học sinh biết : Muối NaCl có dạng hoà tan ( nước biển ), dạng kết tinh ( mỏ muối ). Muối Kali nitrat hiếm có trong tự nhiên, được sản xuất trong công nghiệp bằng phương pháp nhân tạo.
- Những ứng dụng của natri clorua và kali nitrat trong đời sống và trong công nghiệp
- Vận dụng được những tính chất của NaCl và KNO3 trong thực hành và giải bài tập 
B. Đồ dùng dạy học :
Bảng phụ : Sơ đồ ứng dụng của NaCl
C. Tiến trình bài giảng :
1. Mở bài : 10’
Kiểm tra bài cũ :
 - Nêu tính chất hoá học của muối ? Viết phương trình hoá học .
 - Thế nào là phản ứng trao đổi ? Cho ví dụ . Điều kiện để phản ứng trao đổi xảy ra là gì ?
2. Phát triển bài : 24’
Tg
Nội dung
Hoạt động GV
Hoạt động HS
15’
9’
I. Muối natri clorua : NaCl
1. Trạng thái tự nhiên :
- Dạng hoà tan : Có nhiều trong nước biển 
- Dạng kết tinh : Có trong các mỏ muối ( do các hồ nước mặn bị bốc hơi )
2. Cách khai thác :
- Từ nước biển : cho nước biển bốc hơi từ các ruộng muối tạo thành muối kết tinh
- Mỏ muối : Đào hoặc khoan đến mỏ muối, thu muối kết tinh, nghiền nhỏ, tinh chế tạo thành muối sạch
3. Ứng dụng :
( Sơ đồ trang 35 )
II. Muối kali nitrat : KNO3
1. Tính chất :
- Rắn, màu trắng 
- Tan nhiều trong nước 
- Bị phân huỷ ở nhiệt độ cao :
KNO3 KNO2 + O2
2. Ứng dụng :
- Chế tạo thuốc nổ 
- Dùng làm phân bón 
- Bảo quản thực phẩm trong công nghiệp 
- Trong tự nhiên NaCl có ở đâu ? Dạng nào ? 
- Bổ sung : Dạng kết tinh , có ở các mỏ muối ( Thông báo : Lượng muối trong các đại dương rất lớn đủ trải trên bề mặt trái đất 1 lớp dày 37m, nếu toàn bộ lượng nước bốc hơi )
- Muối được khai thác bằng cách nào ?
- Giới thiệu : Cách khai thác muối từ mỏ muối 
 - Treo sơ đồ ứng dụng của muối NaCl. Đàm thoại :
+ Ứng dụng trong đời sống ?
+ Ứng dụng trong công nghiệp ?
- Cho học sinh ghi tóm tắt 
- Trong tự nhiên KNO3 chỉ chiếm 1 lượng rất nhỏ 
- Giới thiệu một số thông tin về KNO3 ( thường gọi là diêm tiêu, tan nhiều, tính oxi hoá mạnh . . . )
- KNO3 có những ứng dụng gì ?
- Giới thiệu thành phần thuốc nổ đen ( bài đọc thêm )
- Học sinh xác định : NaCl có ở biển , dạng hoà tan
- Nêu cách khai thác muối từ nước biển 
- Quan sát sơ đồ : Nêu ứng dụng của NaCl
- Nắm được một số tính chất đặc trưng của muối KNO3
- Nêu được một số ứng dụng của KNO3
3. Củng cố : 5’
Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi ở bài tập 1 SGK
4. Kiểm tra, đánh giá : 5’
Hai dung dịch tác dụng với nhau, sản phẩm thu đuợc có NaCl. Hãy cho biết 2 dung dịch ban đầu có thể là những chất nào ? Minh hoạ bằng phương trình hoá học 
5. Dặn dò : 1’
- Bài tập về nhà : 3,4,5 SGK
- Xem trước bài 11

File đính kèm:

  • docTiết 16 Bài 10 MỘT SỐ MUỐI QUAN TRỌNG.doc