Bài giảng Tiết 15: Tính chất hoá học của muối (tiếp)

. MỤC TIÊU

1/ Kiến thức : Học sinh biết

-Những tính chất hoá học của muối (kiến thức trọng tâm): tác dụng với kim loại, dd axit, dd bazơ, dd muối khác, nhiều muối bị nhiệt phân huỷ ở nhiệt độ cao.

-Khái niệm phản ứng trao đổi và những điều kiện để xảy ra phản ứng trao đổi (kiến thức trọng tâm)

 2/ Kỹ năng :

 

doc5 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1187 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 15: Tính chất hoá học của muối (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 08 /10/2011
Ngày giảng: 11 /10/2011	
	Tiết 15	
TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA MUỐI
I . MỤC TIÊU
1/ Kiến thức : Học sinh biết 
-Những tính chất hoá học của muối (kiến thức trọng tâm): tác dụng với kim loại, dd axit, dd bazơ, dd muối khác, nhiều muối bị nhiệt phân huỷ ở nhiệt độ cao. 
-Khái niệm phản ứng trao đổi và những điều kiện để xảy ra phản ứng trao đổi (kiến thức trọng tâm)
 2/ Kỹ năng :
-Tiến hành một số thí nghiệm, quan sát giải thích hiện tượng rút ra được kết luận về tính chất hoá học của muối.
-viết đựơc các PTHH minh hoạ cho mỗi tính chất hoá học của muối.
-Tính thể tích hoặc khối lượng dd muối trong phản ứng.
II. CHUẨN BỊ
Dụng cụ :Gía ống nghiệm ,ống nghiệm ,kẹp gỗ ,ống hút và nhỏ giọt hoá chất ,đèn cồn .
Hoá chất :Dung dịch AgNO3,dd NaCl,dd CuSO4,KmnO4 tinh thể ,dd HCl ,dd BaCl2,dd Na2SO4,
dd NaOH ,đinh sắt mới .
III HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ: 
 Nêu tính chất hoá học của Ca(OH)2 ?
3. Bài mới : 
 Hoạt động 1:Nghiên cứu tính chất hoá học của muối .
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
-GV tiến hành tn( hoặc hs làm tn)Thả 1 đinh sắt sạch vào ống nghiệm đựng dd CuSO4
-GV yêu cầu hs quan sát hiện tượng, viết pthh và kết luận 
-Gv tiến hành tn (hoặc hs tiến hành tn)Thả 1 mẫu nhỏ CaCO3 vào ống nghiệm chứa dd HCl và yêu cầu hs quan sát và viết pthh và kết luận 
-GV tiến hành tn(hoặc hs tiến hành tn)nhỏ vài giọt dd AgNO3
Vào ống nghiệm có sẵn 1ml dd natri clorua và yêu cầu hs quan sát, viết pthh, kết luận 
-GV tiến hành tn (hoặc hs tiến hành tn) Nhỏ từng giọt dung dịch CuSO4 vào ống nghiệm đựng dd NaOH và yêu cầu hs quan sát, viết pthh, kết luận gvYêu cầu HS nhớ lạt phản ứng nung vôi ,điều chế oxi từ KClO3 hay KMnO4(Không yêu cầu làm thí nghiệm ) để viết PTHH
- HS tiến hành tn (nếu có)
 -Hs qsát và trả lời Cây đinh sắt có màu đỏ ,dd CuSO4 nhạt dần 
-Hs quan sát và trả lời Có sũi bọt khí 
-Hs quan sát và trả lời: (có chất không tan màu trắng xuất hiện )
-HS quan sát và trả lời(Xuất hiện chất không tan màu xanh lơ)
-Hs viết pthh 
-Hs chú ý lắng nghe 
Kết luận 
1/Muối tác dụng với kim loại :Dd muối có thể tác dụng với kim loại tạo thành muối mới và kim loại mới 
 Fe(r)+CuSO4(dd)àFeSO4(dd) +Cu(r) 
2/Muối tác dụng với axít:Muối có thể tác dụng được với axít sản phẩm là muối mới và axít mới 
 CaCO3(r)+H2SO4(dd)àCaSO4(r)+H2O(l)+CO2(k)
3/Muối tác dụng với muối:
 2 dd muối có thể tác dụng với nhau tạo thành 2muối mới
 BaCl2(dd)+Na2SO4(dd)àBaSO4(r) +NaCl(dd ) 
4/Muối tác dụng với kiềm :Dd muối tác dụng với d d bazơ sinh ra muối mới và bazơ mới 
 CuSO4(dd)+2NaOH(dd)àCu(OH)2(r) +Na2SO4(d
5/Nhiệt phân muối :Muối dễ bị nhiệt phân huỷ ở nhiệt độ cao
 KClO3 2KCl+ O2
 CaCO3 CaO + CO2
Hoạt động 2:Phản ứng trao đổi trong dung dịch .
GV yêu cầu HS nhận xét về các phản ứng hoá học (với axít ,kiềm muối )có đặc điểm nào chung ?
-GV bổ sung và kết luận 
-Từ nhận xét GV yêu cầu HS cho biết thế nào là phản ứng trao đổi 
-Từ các phản ứng hoá học trên GV yêu cầu HS nêu điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi là gì ?
-GV nêu phản ứng trung hoà cũng thuộc loại phản ứng trao đổi và luôn xảy ra(GV cho VD)
-GV giới thiệu bảng tính tan trang 170 sgk ,cách xử dụng bảng tính tan.
-HS dựa vào các phản ứng hoá học để nhận xét Ag có trong AgNO3 đổi chỗ với H có trong HCl...
-HS trả lời :
 (2 hợp chất trao đổi với nhau về thành phần cấu tạo của chúng )
-HS trả lời (chất không tan hoặc chất khí )
Kết luận 
 1/Nhận xét về các phản ứng hoá học của muối :
 AgNO3 + HCl àAgCl + HNO3
 CuSO4+KOHàCu(OH)2+K2SO4
2/Phản ứng trao đổi ;
 là phản ứng hoá học trong đó 2 hợp chất tham gia phản ứng trao đổi với nhau những thành phần cấu tạo của chúng để tạo ra những hợp chất mới 
3/Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi :
 Phản ứng trao đổi trong d d của các chất chỉ xảy ra nếu sản phẩm tạo thành có chất không tan hoặc chất khí 
4. Củng cố - dặn dò: 
a.Củng cố
 GV treo bảng phụ có ghi nội dung bài tập 
1.Cho các chất :CaCO3,HCl,NaOH,CuCl2,BaCl2,K2SO4.Có bao nhiêu cặp chất có thể phản ứng với nhau : A. 2 , B . 3 , C. 4 , D . 
 Viết PTHH xảy ra 
2.Muối CuSO4 có thể phản ứng các chất nào sau đây (chọn 1 trong 4 chữ cái A,B,C,D)
A.CO2,NaOH,H2SO4 ; B .H2SO4,AgNO3,Cu(OH)2,
C.NaOH,BaCl2,Fe,H2SO4 , D.NaOH ,BaCl2,Fe, Al. 
 -Dựa vào bài tập vận dụng GV tổng kết bài 
b. Dặn dò
-Học kĩ bài ,làm bài tập sgk 2,3,4,5
-GV hướng dẫn :
Bài tập 1a CaCO3à CO2 , 1b BaCl2àBaSO4
Bài tập 2:Dùng HCl,BaCl2. 
Bài tập 3:a/ 2 muối ,b/ không c/ CuCl2
Không làm bài tập 6/33.
Ngày soạn : 09/10/2011
Ngày giảng: 13/10/2011	
 Tiết 15	
MỘT SỐ MUỐI QUAN TRỌNG
I. MỤC TIÊU 
Kiến thức: Học sinh biết 
-Một số tính chất của muối NaCl có ở dạng hoà tan trong nước biển và dạng kết tinh trong mỏ muối .Muối KNO3 hiếm có trong tự nhiên ,được sản xuất trong công nghiệp bằng phương pháp nhân tạo 
-Những ứng dụng của NaCl và KNO3 trong đời sống và trong công nghiệp 
Kĩ năng: 
-Phân biệt các muối bằng các phản ứng hoá học.
II. CHUẨN BỊ
 Sơ đồ ứng dụng của muối NaCl,KNO3
III HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC
1. æn ®Þnh tæ chøc líp .
2. KiÓm tra bµi cò
 GV yêu cầu HS làm bài tập số 1,4 .GV gọi HS nhận xét ,bổ sung .Sau đó GV bổ sung và kết luận 
3.Bµi míi.
-Giới thiệu bài :Chúng ta thử hình dung cuộc sống thiếu muối NaCl sẽ như thế nào ?(HS có thể tự trả lời theo sự hiểu biết của mình )GV có thể nêu thêm sự cần thiết của NaCl trong cuộc sống .Bài hôm nay sẽ nghiên cứu một số muối quan trọng là NaCl và KNO3
Hoạt động 1:Nghiên cứu trạng thái tự nhiên và cách khai thác NaCl
Ho¹t ®éng cña GV
Ho¹t ®éng cña HS
-GV yêu cầu HS đọc sgk và rút ra nhận xét 
-GV bổ sung và kết luận 
-GV đặt vấn đề từ trạng thái thiên nhiên của NaCl người ta đã khai thác muối như thế nào? 
-GV yêu cầu HS quan sát hình 1.23 và đọc cách khai thác 
-GV yêu cầu HS nêu cách khai thác muối ở những nơi có biển hoăc hồ nước mặn 
-GV bổ sung và kết luận 
-GV yêu cầu HS nêu cách khai thác muối ở những nơi có mỏ muối 
-GV bổ sung và kết luận 
-GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm ,thảo luận ,xây dựng sơ đồ một số ứng dụng quan trọng của NaCl 
-GV vẽ 1sơ đồ chưa hoàn chỉnh trên bảng mời đại diện nhóm lên điền đầy đủ các thông tin àhoàn chỉnh 
-GV bổ sung và kết luận 
-HS đọc và nhận xét 
-HS khác bổ sung 
-HS quan sát hình 1.23 và đọc sgk 
-HS trả lời 
-HS khác bổ sung (cho nước mặn bay hơi từ từ )
-HS trả lời (đào hầm hoăc giếng sâu )
-HS thảo luận nhóm 
-Đại diện nhóm hoàn thành sơ đồ 
-Đại diện nhóm khác bổ sung 
 Kết luận:
 1/Trạng thái tự nhiên :
-Muối NaCl tồn tại ở dạng hoà tan trong nước biển 
-Ngoài ra muối NaCl còn tồn tại trong lòng đất dưới dạng muối mỏ 
 2/Cách khat thác :
-Ở những nơi có biển :Cho nước mặn bay hơi từ từ ,thu được muối kết tinh 
-Ở những nơi có mỏ muối :Đào hầm hoặc giếng sâu qua các lớp đất đá đến mỏ muối .Muối mỏ được nghiền nhỏ và tinh chế để có muối sạch 
 3/Ưng dụng :
-Gia vị và bảo quản thực phẩm 
- Điều chế một số hoá chất có nhiều ứng dụng trong các ngành công nghiệp như sản xuất thuỷ tinh ,chất dẻo ,chất diệt trùng ,chế tạo xà phòng ...
Hoạt động 2:Không dạy phần muối KNO3
4.Cñng cè- Dặn dò
a.Cñng cè
-GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ và trả lời câu hỏi 
Nêu tính chất và ứng dụng :của NaCl ,của KNO3
-Bài tập vận dụng :
 1.Khi điện phân dd NaCl không có màng ngăn sản phẩm thu được là :
ANaOH, H2, và Cl2 ; 
B. NaCl ,NaClO ,và Cl2 ;
C . NaCl ,NaClO,H2 và H2O 
D .NaClO ,H2 và Cl2
 2. Có những muối sau :NaCl,MgSO4,HgSO4,Pb(NO3)2,KNO3,CaCO3. Muối nào trong số các muối trên 
A .Làm nguyên liệu sản xuất vôi ,sản xuất ximăng 
B.Rất độc đối với người và động vật 
C. Muối nào có thể dùng làm thuốc chống táo bón 
D .Được sản xuất nhiều ở vùng bờ biển nước ta 
E. Muối nào được dùng làm thuốc nổ đen
 3.Có các dd muối không màu NaCl,MgCl2,KNO3,Na2SO4 .Các thuốc thử để phân biệt các muối là:
A.Quỳ tím , NaOH, AgNO3; B .BaCl2, NaOH, AgNO3 
C. Phenolphtalein không màu , NaOH, BaCl2 ; D. BaCl2, NaOH, quỳ tím 
b.Dặn dò
 -Làm bài tập 1,3,5 sgk trang 36 ,học bài cũ ,nghiên cứu bài mới :Phân bón hoá học 
 -Sưu tầm mẫu các loại phân bón hoá học thường dùng ở địa phương 

File đính kèm:

  • docH98.doc
Giáo án liên quan