Bài giảng Tiết 15: Một số muối quan trọng (tiết 2)

. kiến thức :

- học sinh biết được những tính chất vật lý,hóa học của muối nacl, kno3.

- trạng thái thiên nhiên, cách khai thác muối nacl.

- những ứng dụng quan trọng của muối natri clorua và kali nitrat.

b. kĩ năng:

- vận dụng những tính chất của nacl và kno3 trong thực hành và bài tập.

c. thái độ:

- tìm hiểu ứng dụng nacl, kno3 có trong đời sống và sản xuất

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1044 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 15: Một số muối quan trọng (tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày dạy: 
Tiết ppct: 15 MỘT SỐ MUỐI QUAN TRỌNG 
1. MỤC TIÊU:
a. Kiến thức :
- Học sinh biết được những tính chất vật lý,hóa học của muối NaCl, KNO3.
- Trạng thái thiên nhiên, cách khai thác muối NaCl.
- Những ứng dụng quan trọng của muối Natri clorua và Kali nitrat.
b. Kĩ năng:
- Vận dụng những tính chất của NaCl và KNO3 trong thực hành và bài tập.
c. Thái độ:
- Tìm hiểu ứng dụng NaCl, KNO3 có trong đời sống và sản xuất.
2. TRỌNG TÂM:
	Tính chất và ứng dụng của muối NaCl, KNO3.
3. CHUẨN BỊ:
a. Giáo viên: NaCl, KNO3
b. Học sinh: Đọc và xem bài trước ở nhà 
4. TIẾN TRÌNH:
4.1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số HS.
4.2. Kiểm tra miệng: 
I. Trắc nghiệm: (3đ) Trong các phản ứng sau phản ứng nào là phản ứng trao đổi ?
A. Zn + 2HCl ® ZnCl2 + H2­ 
B. 2NaOH + SO3 ® Na2SO4 + 2H2O 
C. AgNO3 + HCl ® AgCl¯ + HNO3 
D. ZnO + 2HCl ® ZnCl2 + H2O 
II. Tự luận: (7đ) Viết PTHH thể hiện tính chất hóa học của muối.
Đáp án: I. Trắc nghiệm: C (3đ)
 II. Tự luận: Cu + 2AgNO3 ® Cu(NO3)2 + 2Ag¯ (1,5 đ)
BaCl2 + H2SO4 ® BaSO4¯+ 2HCl (1,5 đ)
BaCl2 + AgNO3 ® Ba(NO3)2+ 2AgCl¯ (1,5 đ)
Na2CO3 + Ba(OH)2 ® 2NaOH + BaCO3¯ (1,5 đ)
CaCO3 ® CO2­+ CaO (1đ)
? Các em biết gì về muối ăn. (9đ)
HS trình bày: có ở đâu, cách khai thác ntn, CTHH, trạng thái, tính chất vật lý
4.3. Bài mới:
Chúng ta đã biết những tính chất hóa học của muối và biết được các phương trình hóa học minh họa. Trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu về hai muối : Natri clorua, Kali nitrat.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Tìm hiểu về muối Natri clorua.
PP: Vấn đáp.
GV: Trong tự nhiên các em thấy muối NaCl ở đâu ?
HS: Muối NaCl có trong nước biển, lòng đất, muối mỏ.
GV: Giới thiệu Trong 1m3nước biển có hòa tan chừng 27 kg muối NaCl, 5 kg muối MgCl2 , 1 kg muối CaSO4 và một số muối khác.
GV giới thiệu thêm muối mỏ.
GV: Cho HS quan sát H1.23/ 34 SGK.
GV: Tổ chức cho HS thảo luận nhóm.
HS: Tiến hành thảo luận nhanh.
HS trình bày cách khai thác muối từ nước biển.
- Khai thác muối NaCl từ nước mặn, cho nước mặn bay hơi từ từ thu muối kết tinh ( H1.23).
GV: Muốn khai thác NaCl từ muối mỏ có trong lòng đất, người ta làm như thế nào?
HS: Đào hầm hoặc giếng sâu qua các lớp đất đá đến muối mỏ.
GV: Muối NaCl có tính chất ntn?
GV: Các em hãy quan sát sơ đồ cho biết những ứng dụng của NaCl 
HS: Ứng dụng: Gia vị, bảo quản thực phẩm, điện phân NaCl thu Na và khí Cl2; điện phân dd NaCl thu NaClO ( chất tẩy trắng), 
 2NaCl + 2H2O Cl2­ + H2­ + 2NaOH
NaOH (xà phòng.), H2 (sản xuất HCl) Cl2 (sản xuất chất dẻo, PVC).
 2NaOH + Cl2 -> NaCl + NaClO + H2O
NaClO là chất sản xuất tẩy rửa , diệt trùng
 NaClO + H2O + CO2 -> NaHCO3 + HClO
NaHCO3 dùng sản xuất thủy tinh.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về muối KNO3 . 
PP: Vấn đáp.
GV giới thiệu: Muối KNO3 còn gọi là diêm tiêu, là chất rắn, màu trắng.
GV: Sử dụng phương pháp vấn đáp: Muối KNO3 tan hay không tan trong nước? 
HS: Tan nhiều trong nước.
GV: Muối KNO3 khi bị phân hủy ở nhiệt độ cao thu sản phẩm gì?
HS: Muối KNO3 khi bị phân hủy ở nhiệt độ cao thu KNO2 và O2
GV: Hướng dẫn HS viết PTHH.
HS: Viết PTHH.
GV: Yêu cầu HS tham khảo Sgk/ 35 để kể một số ứng dụng của KNO3.
HS: Ứng dụng: Chế tạo thuốc nổ đen.
Thành phần của thuốc nổ đen có: 75%KNO3, 10%S, 15%C
2KNO3 + S + 3C K2S + N2­ + 3CO2 ­
 làm phân bón cung cấp K, N.
 bảo quản thực phẩm.
HS: Khác nhận xét.
I. Muối Natri clorua NaCl:
1/ Trạng thái tự nhiên
NaCl có nhiều trong tự nhiên dưới dạng hòa tan trong nước biển và kết tinh trong mỏ muối.
2. Cách khai thác:
- Khai thác từ nước biển: Cho nước mặn(biển) bay hơi từ từ => muối kết tinh.
- Khai thác từ mỏ muối: bằng cách đào hầm, giếng.
2. Tính chất: 
NaCl + AgNO3 ® AgCl¯ + NaNO3
4. Ứng dụng :
- Làm gia vị, bảo quản thực phẩm.
- Dùng để sản xuất Na, Cl2, Na2CO3, NaHCO3, 
II. Muối Kali nitrat KNO3
KNO3 là muối diêm tiêu: chất rắn, màu trắng.
1. Tính chất: 
Muối KNO3 tan nhiều trong nước và bị phân hủy ở nhiệt độ cao
2KNO3(r) 2KNO2(r) + O2(k)
 Kalinitrit
 KNO3 có tính oxi hóa mạnh.
2. Ứng dụng: 
Chế tạo thuốc nổ đen, làm phân bón, bảo quản thực phẩm.
4.4/ Củng cố và luyện tập :
* Hãy nêu trạng thái tự nhiên và cách khai thác muối NaCl?
* NaCl có ứng dụng gì? ( I3)
* BT 1/ 36
a. Pb(NO3)2 
b. NaCl
c. CaCO3	d. CaSO4
4.5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà.
	- Học kỹ bài. Đọc em có biết SGK/ 36
	- Làm bài tập: 2,3,4,5 /36Sgk
- Đọc phần “Em có biết” trang 36 Sgk.
- Chuẩn bị bài:Phân bón hóa học.
+ Chuẩn bị một số mẫu phân bón N, P, K.
+ Vai trò của N, P , K đối với cây trồng?
5. RÚT KINH NGHIỆM:
* Ưu điểm: 	
* Hạn chế: 	
2NaCl + H2SO4 (đn)---> Na2SO4 + 2HCl (k) t*>450*C
NaCl + H2SO4 (đn)---> NaHSO4 + HCl (k) t*>200*C
Natri clorua, màu trắng, có nhiều trong tự nhiên ở trong nước biển hay mỏ muới, sản xuất thành từng cánh đờng khai thác muới ven biển bằng cách dẫn nước biển vào đòng rời cho bay hơi nước, có đợ nóng chảy cao( chả biết bao nhiêu) tạo thành Natri và có khí clo thoát ra
Muối dùng để ướp cá để tránh bị ươn , hư , dùng làm chất bảo quản cho các thực phẩm
Muối ăn khơng chỉ dùng để ăn mà cịn dùng cho các việc khác trong ngành cơng nghiệp đặc biệt là ngành hĩa chất
2NaCl + 2H2O ( điện phân dung dịch và màng ngăn )-> 2NaOH + H2 + Cl2
NaOH dùng làm điều chế xà phịng , cơng nghiệp giấy . H2 làm nhiên liệu , bơ nhân tạo , sản xuất axit . Cl2 sản xuất chất dẻo , chất diệt trùng và sản xuất HCl
2NaCl ( điện phân nĩng chảy ) -> 2Na + ClCl2
Na điều chế hợp kim , chất trao đổi nhiệt
2NaOH + Cl2 -> NaCl + NaClO + H2O
NaClO là chất sản xuất tẩy rửa , diệt trùng
NaClO + H2O + CO2 -> NaHCO3 + HClO
NaHCO3 dùng sản xuất thủy tinh , xà phịng , chất tẩy rửa tơng hợp

File đính kèm:

  • docH9-16.doc
Giáo án liên quan