Bài giảng Tiết: 15: Một số muối quan trọng (tiếp)
. Kiến Thức:
HS biết :
Tính chất vật lí, tính chất hỗn hợp của một số muối quan trọng như: NaCl, KNO3.
Trạng thái thiên nhiên, cách khai thác muối NaCl.
Những ứng dụng quan trọng của muối natri clorua và kali clorua.
2.Kỹ năng:
Tiếp tục rèn cách viết phương trình phản ứng và kỹ năng làm bài tập định tính.
Ngày dạy: 16/ 10 / 2007 Tiết:15 MỘT SỐ MUỐI QUAN TRỌNG I.MỤC TIÊU: 1. Kiến Thức: HS biết : Tính chất vật lí, tính chất hỗn hợp của một số muối quan trọng như: NaCl, KNO3. Trạng thái thiên nhiên, cách khai thác muối NaCl. Những ứng dụng quan trọng của muối natri clorua và kali clorua. 2.Kỹ năng: Tiếp tục rèn cách viết phương trình phản ứng và kỹ năng làm bài tập định tính. 3. Thái độ: Qua bài học giáo dục cho các em ý thức bảo vệ được tài nguyên thiên nhiên. B.CHUẨN BỊ: * Máy chiếu, phim trong (Tranh ứng dụng của muối NaCl). * Dụng cụ: ống nghiệm, giá ống nghiệm, thìa xúc hóa chất, cốc thủy tinh. * Hóa chất: KNO3, H2O, mẫu phân bón hoá học. C.PHƯƠNG PHÁP: Đàm thọai + Trực quan D. TIẾN TRÌNH: 1. Ổn định: (1 phút) Kiểm tra sỉ số học sinh *Lớp 9A1: *Lớp 9A4: 2. Kiểm tra bài cũ : (5 phút) HS1: Nêu các tính chất hoá học của muối . Viết phương trình phản ứng minh họa cho các tính chất đó. HS2: Định nghĩa phản ứng trao đổi, nêu điều kiện để phản ứng trao đổi thực hiện được. Cho ví dụ minh họa 3. Giảng bài mới: (33 phút ) HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG GV: trong tự nhiên các em thấy muối ăn (NaCl) có ở đâu? GV: Giới thiệu: Trong 1 m3 nước biển có hòa tan 27 kg muối ăn, 5 kg muối MgCl2, 1 kg muối CaSO4 và một số muối khác. GV: Gọi một HS đọc SKG ( phần 1). GV: Cho HS xem tranh ruộng muối trong SGK. GV: Em hãy trình bày cách khai thác NaCl từ nước biển. GV: Muốn khai thác NaCl từ những mỏ muối có trong lòng đất, người ta làm như thế nào? (đọc SGK) GV: Chiếu lên màn hình trang ứng dụng của muối ăn (NaCl). GV: em hãy quan sát sơ đồ và cho biết những ứng dụng quan trọng của NaCl. GV: gọi một HS nêu ứng dụng của sản phẩm sản xuất được từ NaCl. GV: Giới thiệu: Muối kali nitrat (còn gọi là diêm tiêu) là chất rắn màu trắng. GV: Cho HS quan sát lọ đựng KNO3. GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm chứng minh tính tan của KNO3. * Thí nghiệm: - Cho một ít muối KNO3 vào ống nghiệm Quan sát màu. - Cho nước vào ống nghiệm đựng KNO3 lắc đều Quan sát và rút ra kết luận. GV: Bổ sung muối KNO3 bị nhiệt phân hủy ở nhiệt độ cao KNO3 có tính chất oxi hóa mạnh. GV: Giới thiệu về một số mẫu phân bón hóa học được làm từ KNO3 GV: Gọi một HS đọc phần “Em có biết” tr. 36 SGK I. Muối Natri clorua: 1. Trạng thái tự nhiên: Trong tự nhiên muối ăn (NaCl) có trong nước biển, trong lòng đất (muối mỏ). 2. Cách khai thác: SGK tr. 34 3. Ứng dụng: Làm gia vị và bảo quản thực phẩm. Dùng để sản xuất: Na, Cl2, H2, NaOH, Na2CO3, NaHCO3 II. Muối Kali nitrat (KNO3): 1. Tính chất: Muối Muối kali nitrat là chất rắn màu trắng tan nhiều trong nước, bị nhiệt phân hủy ở nhiệt độ cao KNO3 có tính chất oxi hóa mạnh. 2KNO3 2KNO2 + O2 (r) (r) (k) 2. Ứng dụng: Muối KNO3 được dùng để: - Chế tạo thuốc nổ đen. - Làm phân bón (cung cấp nguyên tố nitơ và kali cho cây trồng). - Bảo quản thực phẩm trong công nghiệp. 4. Củng cố: (5 phút) GV: Gọi HS1 Nhắc lại nội dung chính của bài. GV: Yêu cầu HS làm bài tập 1 (trong phiếu học tập) GV: Chiếu lên màn hình bài tập 1 Bài tập 1: Hãy viết các phương trình phản ứng thực hiện những chuyển đổi hoá học sau: CuCuSO4CuCl2 Cu(OH)2CuOCu 6 Cu(NO3)2 Đáp án: Cu + 2H2SO4 đn CuSO4 + SO2 + 2H2O CuSO4 + BaCl2 CuCl2 + BaSO4 CuCl2 + 2KOH Cu(OH)2 + 2KCl Cu(OH)2 CuO + H2O CuO + H2 Cu + H2O Cu(OH)2 + 2HNO3 Cu(NO3)2 + 2 H2O GV: Chiếu lên màn hình bài tập 2 (nếu còn thời gian) GV: Yêu cầu HS làm bài tập 2 Bài tập 2: ( Tr. 36 SGK) Đáp án: Na2SO4 + BaCl2 2NaCl + BaSO4 NaOH + HCl NaCl + H2O 5. Dặn dò: Học thuộc nội dung bài, làm các bài tập 1,3,4, 5 tr.36 SGK Xem trước bài: “Phân bón hoá học” E. RÚT KINH NGHIỆM:
File đính kèm:
- giao an hoa 9.doc