Bài giảng Tiết: 15 - Bài: Axit nitric và muối nitrat

1.Kiến thức: Tính chất hóa học đặc trưng của muối Nitrat.

 Phản ứng đặc trưng của ion NO3- và cách nhận biết ion NO3- bằng phương pháp hóa học.

 Chu trình của Nitơ trong tự nhiên.

 Các ứng dụng của muối Nitrat.

 2.Kỹ năng: Dựa vào CTPT của HNO3 và số õi hóa của nitơ trong phân tử HNO3 dự đoán tính chất hóa học cơ bản của HNO3.

 Quan sát thí nghiệm, mô tả hiện tượng, giải thích và rút ra kết luận về tính chất hóa học của axit HNO3 và muối nitrat.

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1414 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết: 15 - Bài: Axit nitric và muối nitrat, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:14.10.
Tiết:15	 Bài: AXIT NITRIC VÀ MUỐI NITRAT.(T2)
 I.MỤC TIÊU:
	1.Kiến thức:	Tính chất hóa học đặc trưng của muối Nitrat.
	Phản ứng đặc trưng của ion NO3- và cách nhận biết ion NO3- bằng phương pháp hóa học.
	Chu trình của Nitơ trong tự nhiên.
	Các ứng dụng của muối Nitrat.
	2.Kỹ năng:	Dựa vào CTPT của HNO3 và số õi hóa của nitơ trong phân tử HNO3 dự đoán tính chất hóa học cơ bản của HNO3.
	Quan sát thí nghiệm, mô tả hiện tượng, giải thích và rút ra kết luận về tính chất hóa học của axit HNO3 và muối nitrat.
	Giải các bài tập hóa học: Tính khối lượng các chất kèm theo hiệu xuất phản ứng. Xác định nồng độ phần trăm hoặc nồng độ mol/l của dung dịch.D
	3.Thái độ: Tính độc hại của axit và khả năng phá hủy chất hữu cơ của axit.
 II.CHUẨN BỊ.
	1.Chuẫn bị của giáo viên.Các TN cần thiết cho bài học.
	2.Chuẩn bị của học sinh. Bài cũ và xem trước bài mới.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
	1.Ổn định tổ chức. Kiểm tra sĩ số lớp.1’
	2.Kiểm tra bài cũ:7’
	 Câu hỏi: Hoàn thành chuổi phản ứng gi rõ điều kiện.
	 Cu(NO3)2 Cu(OH)2	
	 Định hướng trả lời.
	3.Giảng bài mới
	-Giới thiệu bài mới: Muối Nitrat có ứng dụng gì trong cuộc sống và chúng có các tính chất gì. Nay ta sang phần Muối Nitrat.
	4-Tiến trình tiết dạy.
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung kiến thức
HOẠT ĐỘNG 1: Giới thiệu về muối nitrat.
3’
 Gv. Nêu vấn đề muối Nitrat là gì? Cho VD
Hs.Muối Nitrat là muối của axit Nitric.
Lấy một số VD.
Từ đó suy ra CTTQ.
B.MUỐI NITRAT.
Là muối của Axit nitric gọi là muối Nitrat.
TQ: M(NO3)n
 M.Kim loại
 n. Hóa trị của M
HOẠT ĐỘNG 2: Tính chất của muối Nitrat.
8’
Gv.Dựa vào bảng tính tan cho biết tính tan của các muối Nitrat.
Gv.Làm thí nghiệm nhiệt phân muối Nitrat:
Ống nghiệm 1. NaNO3
Ống nghiệm 2. Cu(NO3)2 
Hs. Tất cả các muối Nitrat đều tan.
Hs.Quan sát hiện tượng và giải thích.
Ống nghiệm1. thấy có khí thoát ra và làm cho que đóm bùng cháy.
Ống nghiệm 2.Thấy có khí màu nâu đỏ thoát ra và làm cho que đóm bùng cháy trong ống nghiệm còn chất màu đen.
I.Tính chất của muối Nitrat.
1.Tính tan:
Tất cả các muối Nitrat đều tan và là chất điện li mạnh.
2.Phản ứng nhiệt phân.
2.1.Muối Nitrat của kim loại mạnh. ( K à Mg)
VD: NaNO3 NaNO2 + O2
TQ: M(NO3)n M(NO2)n + O2
2.2.Muối Nitrat của kim loại trung bình. ( Mg à Cu)
VD:Cu(NO3)2 CuO + 2 NO2 + O2
TQ: M(NO3)n M2On + 2 nNO2 + O2
2.3.Muối Nitrat của kim loại yếu. 
VD:AgNO3 Ag + NO2 +O2
TQ: M(NO3)n M + nNO2 + O2
HOẠT ĐỘNG 3. Nhận biết gốc NO3-
8’
Gv. Làm thí nghiệm biểu diễn: Cho mảnh Cu vào dung dịch NaNO3 thêm vài giọt H2SO4 vào ống nghiệm sau đó đun nóng 
Hs.Quan sát hiện tượng và giải thích.
Hiện tượng: Dung dịch từ không màu chuyễn sang màu Xanh và có khí màu nâu đỏ thoát ra.
3.Nhận biết ion NO3-
Thuốc thử: Vụn Cu ; H2SO4 đ 
Hiện tượng : Dung dịch chuyễn sang màu xanh , có khí màu nâu thoát ra.VD Nhận biết NaNO3
Pt. 4NaNO3 + Cu + H2SO4 Cu(NO3)2 + Na2 SO4 + 2 NO2 + 2 H2O.Có thể sinh ra khí không màu(NO) sau đó hóa nâu ngoài không khí (NO2)
HOẠT ĐỘNG 4. Ứng dụng
6’
Hs. Nghiên cứu sách giáo khoa và tìm hiểu thực tế cho biết muối nitrat có các ứng dụng nào? 
II. Ứng dụng của muối Nitrat.
 (SGK)
HOẠT ĐỘNG 5. Chu trình của Nitơ trong tự nhiên.
8’
Gv.Trong tự nhiên sự chuyễn hóa nitơ từ dạng này sang dạng khác như thế nào?
Quá trình này xảy ra như thế nào?
 Gv yêu cầu học sinh quan sát hình 28 và giải thích.
Hs. Lập sơ đồ tóm tắc quá trình chuyễn hóa nitơ từ dạng vô cơ sang dạng hữu cơ và ngược lại.
Lập sơ đồ tóm tắc quá trình chuyễn hóa nitơ từ đơn chất sang dạng hợp chất và ngược lại.
Nhận xét về chu trình N2
III. Chu trình của Nitơ trong tự nhiên.SGK
5.Củng cố: Giáo viên dùng bài tập số 5 /45 sgk để cũng cố bài học.5’
6.Dặn dò, bài tập về nhà. Làm các bài tập còn lại trang 45 sgk. Chuẩn bị bài luyện tập.
IV.RÚT KINH NGHIỆM ,BỔ SUNG.

File đính kèm:

  • doc15.doc