Bài giảng Tiết : 15 - Bài : 10 Một số muối quan trọng (tiết 5)

. Kiến thức .

 - HS trình bày được :

 + Trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí ứng dụng của NaCl, KNO3

 + Cách khia thác muối NaCl

 + Tính chất hoá học của KNO3

 2. Kĩ năng

 - Rèn cho học sinh kĩ năng viết phương trình hoá học

 - Kĩ năng làm bài tập định tính, định lượng .

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1160 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết : 15 - Bài : 10 Một số muối quan trọng (tiết 5), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết : 15 Bài : 10 một số muối quan trọng 
Ngày soạn : 11 / 10 / 2008
Ngày giảng: 14 / 10 / 2008
Những kiến thức đã biết có liên quan
Những kiến thức mới cần hình thành cho học sinh.
Tính chất hoá học của muối
Trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí ứng dụng của NaCl, KNO3
Cách khai thác muối NaCl
Tính chất hoá học của KNO3
I . Mục tiêu bài học.
 1. Kiến thức .
 - HS trình bày được :
 + Trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí ứng dụng của NaCl, KNO3
 + Cách khia thác muối NaCl
 + Tính chất hoá học của KNO3 
 2. Kĩ năng
 - Rèn cho học sinh kĩ năng viết phương trình hoá học 
 - Kĩ năng làm bài tập định tính, định lượng .
 - Rèn kĩ năng thu thập thông tin
 3. Thái độ
 - Biết coi trọng sức lao động, có ý thức tốt trong cuộc sống .
II . Chuẩn bị 
 1. Đồ dùng dạy học
 a) GV : Tranh vễ ruộng muối, sơ đồ ứng dụng của muối
 b) HS : Tìm hiểu về ứng dụng của muối NaCl , KNO3 
 2 . Phương pháp dạy học chủ yếu .
 Phương pháp trực quan , Phương pháp đàm thoại 
III . Tổ chức dạy học
 1. ổn định tổ chức.
	9a
	9b
	9c
Kiểm tra 
 HS 1 : Hãy trình bày t/c hoá học của muối? Viết PTHH minh hoạ?
 HS 2 : Phản ứng trao đổi là gì ? Hãy cho biết điều kiện để phản ứng trao đổi xảy ra?.
 3 Bài mới :
 Mở bài : Chúng ta đã biết các tính chất hoá học của muối , trong bài này các em sẽ tìm hiểu về hai muối quan trọng là muối NaCl , KNO3 .
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Hoạt động 1
Tìm hiểu về muối NaCl.
GV yêu cầu HS độc lập nghiên cứư SGK thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi:
+ Muối trong tự nhiên tồn tại ở trạng thái nào?
- GV mở rộng về hàm lượng muối tồn tại trong nứo biển nhièu hơn gấp nhiều lần muói mỏ.
 - GV yêu cầu HS tìm hiểu thông tin trả lời câu hỏi .
+ Đối với muối biển , muối mỏ người ta tiến hành khai thác như thế nào?
- GV chốt lại kiến thức .
GV treo bảng phụ có nội dung ứng dụng của NaCl.
Yêu cầu HS trả lời:
+ NaCl có những ứng dụng gì trong thực tiễn?
- GV chốt lại kiến thức .
HS nghiên cứu thông tin lĩnh hội kiến thức SGK thảo luận nhóm trả lời câu hỏi.
- Đại diện nhóm trình bày š nhóm khác nhận xét bổ sung š hoàn thiện kiến thức .
- HS hoàn thiện kiến thức .
- HS nghiên cứu thông tin lĩnh hội kiến thức SGK thảo luận nhóm trả lời câu hỏi.
- Đại diện nhóm trình bày š nhóm khác nhận xét bổ sung š hoàn thiện kiến thức .
- HS hoàn thiện kiến thức .
- HS tìm hiểu thông tin SGK nêu các ứng dụng của NaCl .
- HS trả lời câu hỏi dựa vào thông tin SGK và những hiểu biết của mình .
I . Muối natri clorua
1. Trạng thái tự nhiên .
Kết luận : 
Muối NaCl có trong nước biển và trong lòng đất (muối mỏ).
2 . Cách khai thác 
+Muối trong nước biển :sử dụng phương pháp bay hơi thu được muối kết tinh.
+Muối mỏ: Đào hầm đ Muối to đ nghiền nhỏ. 
3 . ứng dụng
NaCl có nhiều ứng dụng trong đời sống và trong sản xuất công nghiệp .
(Nội dung bảng phụ 1).
Hoạt động 2
Tìm hiểu muối KNO3
Mục tiêu: HS nắm được trạng thái và ứng dụng của KNO3
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Cho biết trạng thái tồn tại của KNO3 , hàm lượng của KNO3 trong tự nhiên?
+ KNO3 có những tính chất gì?
- GV nhận xét đánh giá và chốt kiến thức.
- GV đặt câu hỏi : 
Muối KNO3 có những ứng dụng gì trong thực tế?
- HS nghiên cứu thông tin lĩnh hội kiến thức SGK trả lời câu hỏi.
- Đại diện 1- 2 HS trình bày š HS khác nhận xét bổ sung.
- HS nghiên cứu thông tin tìm câu trả lời š đại diên HS trả lời câu hỏi .
II . Muối KNO3 
 ( kali nitrat) 
1. Tính chất .
Kết luận .
+Tan nhiều trong nước .
+KNO3 bị phân huỷ ở nhiệt độ cao , có tính oxi hoá mạnh.
PTHH:
2KNO3 š 2KNO2 + O2ư.
2 . ứng dụng
KNO3dùng để:
+Làm phân bón .
+Chế tạo thuốc nổ đen.
+Bảo quản thực phẩm trong CN.
IV . Kiểm tra - đánh giá
GV yêu cầu HS làm các bài tập 1,2,3 SGK tr . 36 
Hướng dẫn .
Bài tập 1 :
Không sử dụng vì tính độc của nó : Pb(NO3)2
Không đọc nhưng cũng không nên ăn vì tính mặn cua nó : NaCl
Không tan trong nước : CaCO3 
ít tan trong nước và không bị phân huỷ ở nhiệt độ cao . 
Bài tập 2 : 
Sản phẩm của phương trình trao đổi : Na2SO4 + BaCl2 ..
Bài tập 3 : Chọn thông tin ở hướng dẫn ở cuối bài .
V . Dặn dò 
 - Đọc mục em có biết .
 - Học bài theo SGK và vở ghi .
 - Bài tập về nhà 4,5 trang 36 .
 Hướng dẫn : 
 Bước 1 : Viết phương trình phản ứng hoá học của KNO3 , KClO3
 Bước 2 : Dựa vào phương trình tính thể tích khí thu được khi dùng 1 mol các chất trên . 
 Bước 3 : Từ thể tích khí tính khối lương các chất cần lấy . 
VI . Rút kinh nghiệm 

File đính kèm:

  • docH H 9 tiet 15.doc