Bài giảng Tiết 15: Amino Axit

 1. Về kiến thức: HS biết :

 - Định nghĩa, đặc điểm cấu tạo phân tử, ứng dụng quan trọng của amino axit

 - Hiểu được : Tính chất hoá học của amino axit( tính lưỡng tính, pư este hoá, pư trùng ngưng của và -amoni axit )

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1663 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 15: Amino Axit, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn
Ngày dạy
Lớp
Sĩ số
2/10/2010
12D
12E
 Tiết 15: AMINO AXIT 
I. Mục tiêu bài học:
 1. Về kiến thức: HS biết : 
 - Định nghĩa, đặc điểm cấu tạo phân tử, ứng dụng quan trọng của amino axit
 - Hiểu được : Tính chất hoá học của amino axit( tính lưỡng tính, pư este hoá, pư trùng ngưng của và -amoni axit )
 2. Về kĩ năng : 
 - Dự đoán được tính lưỡng tính của amino axit, kiểm tra dự đoán và kết luận.
 - Viết PTHH chứng minh tính chất hoá học của amino axit.
 - Phân biệt dd amino axit với dd chất hữu cơ khác bằng phương pháp hoá học.
 3. Về thái độ: 
 - Có ý thức giữ gìn cơ thể tránh các tác động không tốt của môi trường 
 - Thấy được tầm quan trọng của các hợp chất amino axit trong việc tổng hợp ra protein, quyết định sự sống.
II. Chuẩn bị :
 1. Chuẩn bị của GV: Hệ thống câu hỏi và bài tập
 2. Chuẩn bị của HS: học thuộc bài cũ và chuẩn bị tốt bài mới
III. Tiến trình bài giảng : 
 1. Kiểm tra bài cũ : 
 - Nêu tính chất của amin? Viết PT pư
 - Bài tập 6 SGK.
 2. Nội dung bài học:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
Hoạt động 1: Khái niệm
GV: Cho HS nghiên cứu SGK nêu
- Khái niệm amino axit
- Cách gọi tên amino axit
HS: nghiên cứu SGK trả lời
GV: Kết luận
Hoạt động 2: Cấu tạo phân tử
GV: Viết vd một vài CTCT của amino axit Yêu cầu HS nhận xét về đặc điểm cấu tạo
HS: nghiên cứu trả lời
GV: kết luận và thông báo tính chất vật lí của amino axit
Hoạt động 3: Tính chất hoá học
GV: Cho HS nghiên cứu SGK 
- Giải thích hiện tượng khi nhúng giấy quỳ tím vào dd glyxin thì mầu của giấy quỳ không thay đổi
- Viết pt phản ứng của glyxin với dd HCl và dd NaOH 
HS: nhận xét 
GV: bổ sung nếu cần
HS: Nghiên cứu SGK về TN tính axit bazơ của amino axit 
giải thích bằng các phản ứng
Trong dd glyxin có cân bằng:
H2N-CH2COOH 
Axit glutamic có cân bằng:
HOOC-CH2CH2CHCOOH 
 |
 NH2 
 - OOC-CH2CH2CHCOOH + H+ 
 |
 NH2 
NH2 [CH2 ]4CH-COOH 
 |
 NH2 
 H3 N+[CH2 ]4CH-COO- + OH- 
 |
 N+H3 
Hoạt động 4: Phản ứng este hoá
GV: Cho HS viết pư este hoá của một số amino axit
HS: Viết và gọi tên sản phẩm 
GV: yêu cầu HS nghiên cứu SGK cho biết :
- Đk để các amino axit tham gia pư trùng ngưng tạo ra polime loại poliamit 
- Nêu đặc điểm của loại pư này
- Viết ptpư trùng ngưng của 
 axit -aminocaproic 
 Hoạt động 5: Ứng dụng
HS: Nêu ứng dụng của amino axit ‌‌‌ 
I. Khái niệm:
* Khái niệm: Amino axit là loại hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chứa đồng thời nhóm amino(NH2) và nhóm cacboxyl(-COOH)
* Danh pháp: 3 loại
-Tên thay thế: axit + số chỉ vị trí nhóm amin + amino + tên axit cacboxylic tương ứng
- Tên bán hệ thống: axit + chữ cái chỉ vị trí (...) + amino + tên axit(tên thường)
NH2-CH2-COOH axit 2-amino etanoic
(axit amino axetic - Glyxin (Gly))
- Tên thường gọi(Tên riêng)
CH3 – CH - COOH axit 2 – amino propanoic
 ‌ | axit - amino propionic
 ‌ NH2 Alamin (Ala)
II. Cấu tạo phân tử và tính chất :
1. Cấu tạo phân tử:
H2NCH2COOH H3CH2COO- 
dạng phân tử dạng ion lưỡng cực
Amino axit là phân tử có cấu tạo dạng ion lưỡng cực
* Tính chất vật lí : Là chất rắn kết tinh, tương đối dễ tan trong nước và có nhiệt độ nóng chảy cao (phân huỷ khi nóng chảy)
2. Tính chất hoá học:
Do cấu tạo phân tử, các amino axit biểu hiện tính chất lưỡng tính, tính chất riêng của mỗi nhóm chức và có phản ứng trùng ngưng
a) Tính chất lưỡng tính:
Phản ứng với axit mạnh
HOOC-CH2NH2 +HCl → HOOC-CH2NH3+Cl- 
Phản ứng với bazơ mạnh
H2N- CH2 -COOH +NaOH → 
 H2N-CH2 - COONa + H2O 
b) Tính axit- bazơ của dd amino axit:
TN: Nhúng quỳ tím vào 
 + dd glyxin → qt không đổi màu
 + dd ax glutamic → qt chuyển màu hồng
 + dd lysin → qt chuyển màu xanh
Tuỳ thuộc vào số lượng nhóm -COOH và –NH2 trong phân tử mỗi amino axit sẽ cho môi trường axit hay bazơ
c) Phản ứng riêng của nhóm COOH: Phản ứng este hoá
H2N-CH2COOH + C2H5OH 
 H2N-CH2COOC2H5 + H2O 
Thực ra este được hình thành dưới dạng muối
Cl-H3N+ -CH2COOC2H5 
d) Phản ứng trùng ngưng:
nH2N-[CH2 ]5-COOH 
 -[NH-[CH2]5-CO]n + nH2O 
axit -aminocaproic policaproamit 
III. Ứng dụng: SGK
- là những hợp chất cơ sở để tạo nên các loại protein của cơ thể sống
- Làm gia vị, thuốc bổ thần kinh, bổ gan
- Nguyên liệu để sản xuất tơ nhân tạo 
3. Củng cố- Luyện tập: Nhắc lại nội dung chính của bài , 
 Làm bài tập 1,2 SGK. Thảo luận bài 3
Bài 1: Viết đồng phân cấu tạo aminoaxit có CTPT C4H9NO2 từ đó xác định số đồng phân: 5 đồng phân
Bài 2: chỉ cần quỳ tím
Bài 3: Gọi CT của -aminoaxit X là CxHyOzNt ( x,y,z N)
%mO = 100% - (%mC + % mH + % mN) = 35,96%
 x : y : z : t = 
 x : y : z : t = 3 : 7: 1: 2 Công thức đơn giản C3H7NO2 
 CTPT C3H7NO2 CTCT H2N – CH – COOH 
 ‌ ‌‌‌
 CH3 
4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: Học thuộc lí thuyết 
 Làm bài tập 4,5,6 SGK
 Chuẩn bị bài peptit và protein
Kiểm tra của tổ chuyên môn(BGH)
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Tổ trưởng

File đính kèm:

  • docTiết 15- amino axit.doc