Bài giảng Tiết 14 : Luyện tập tính chất hoá học của muối (tiếp theo)

MỤC TIÊU

1. Kiến thức

 - HS củng cố lại tính chất hoá học của muối, đặc biệt là muối tan viết được phản ứng minh hoạ cho mỗi tính chất.

 - Biết cách xác định sản phẩm tạo thành, điều kiện để xảy ra phản ứng.

 - Hiểu được phản ứng trao đổi là gì, điều kiện để xảy ra phản ứng trao đổi.

2. Kĩ năng

 - HS rèn kĩ năng viết PTHH, tái hiện kiến thức; giải bài tập về chuỗi phản ứng.

3. Thái độ

 - GD ý thức sử dụng một số muối hợp lí và tiếc kiệm.

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1012 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 14 : Luyện tập tính chất hoá học của muối (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Ngày dạy:
Tiết 14 : luyện tập TíNH CHấT HOá HọC CủA MUốI
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
 - HS củng cố lại tính chất hoá học của muối, đặc biệt là muối tan viết được phản ứng minh hoạ cho mỗi tính chất.
 - Biết cách xác định sản phẩm tạo thành, điều kiện để xảy ra phản ứng.
 - Hiểu được phản ứng trao đổi là gì, điều kiện để xảy ra phản ứng trao đổi.
2. Kĩ năng
 - HS rèn kĩ năng viết PTHH, tái hiện kiến thức; giải bài tập về chuỗi phản ứng. 
3. Thái độ
 - GD ý thức sử dụng một số muối hợp lí và tiếc kiệm.
II. Chuẩn bị
1. GV: Bài tập, bảng phụ.
2. hs :Ôn lại bài 9 ở nhà
III. Tiến trình tiết giảng
1. Tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- ?1: Nêu tính chất hoá học của muối, minh hoạ bằng PTHH?
?2: Hoàn thành bài tập sau:
 (1) (2) (3)
CaCO3 ---> CaO ------> Ca(OH)2 ---> CaSO4
 (4) (5) 
 Ca(NO3)2 Ca(HCO3)2
- GV yêu cầu HS nhận xét, bổ sung kiến thức.
- Cho điểm HS làm bài tốt.
- Chốt lại kiến thức.
- HS 1 trình bày:
a) Tác dụng với kim loại.
Fe + CuSO4 -> FeSO4 + Cu
b) Tác dụng với bazơ.
CuCl2 + 2NaOH -> Cu(OH)2 (r) + 2NaCl
c) Tác dụng với axit.
AgNO3 + HCl -> AgCl + HNO3
d) Tác dụng với muối
BaCl2 + Na2SO4 à BaSO4 (r) + 2NaCl
e) Bị phân huỷ bởi nhiệt độ.
CaCO3 à CaO + CO2
- HS 2 trình bày
1) CaCO3 -> CaO + CO2
2) CaO + H2O -> Ca(OH)2
3) Ca(OH)2 + H2SO4 -> CaSO4 + 2H2O
4) CaO + 2HNO3 -> Ca(NO3)2 + H2O
5) Ca(OH)2 + 2CO2 -> Ca(HCO3)2
3. Bài mới
Hoạt động 1: Tính chất hoá học của muối
- GV sử dụng phần kiểm tra bài cũ nhấn mạnh kiến thức.
- Nêu TCHH của muối?
- Trong bài tập 2, phản ứng nào là phản ứng trao đổi?
- HS nghiên cứu phần kiểm tra bài cũ.
- Trả lời câu hỏi.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
* HS rút ra kiến thức về TCHH của muối.
Hoạt động 2: Luyện tập
- Bài 1: SGK
- Gv gọi hs đọc đề bài.
- GV gợi ý đựa vào TCHH của muối.
- Dựa vào điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi.
- Bổ sung kiến thức.
- Chốt lại kiến thức.
Bài 3: SGK
- Gọi HS đọc đề bài.
- Nêu cách giải.
- GV hướng dẫn nhóm yếu.
+ Chất kết tủa:
BaSO4, PbSO4, MgCO3
- Kiểm tra kiến thức của nhóm.
Bài tập làm thêm 4:
Cho các chất sau:
CuO; Cu; Cu(OH)2; CuSO4; CuCl2.
a) Hãy sắp xếp chúng thành dãy chuyển đổi hoá học ở dạng thẳng.
b) Viết PTHH.
- GV hướng dẫn nhóm yếu.
- Có rất nhiều kiểu sắp xếp.
+ Cu -> CuO -> CuCl2 .
+ Cu(OH)2 -> CuCl2 -> CuSO4 .
- Nhấn mạnh cho HS chú ý điều kiện của phản ứng xảy ra. 
- HS đọc và tóm tắt đề bài.
- Đề xuất cách giải.
- HS khác bổ sung.
* HS tự rút ra kiến thức.
Bài 1: Các cặp xảy ra phản ứng là.
Cu + 2 AgNO3 -> Cu(NO3)2 + 2Ag
BaCl2 + H2SO4 -> BaSO4 + 2HCl
MgCl2 + 2NaOH -> Mg(OH)2 + 2NaCl
CaCl2 + Na2CO3 -> CaCO3 + 2NaCl
- Đọc và tóm tắt đề bài.
- Thảo luận nhóm tìm ra kiến thức.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
* HS rút ra kiến thức.
Bài 3: 
Na2CO3 + 2HCl -> 2NaCl + CO2 + H2O
PbCl2 + H2SO4 -> PbSO4 + 2HCl
MgCl2 + 2 AgNO3 -> Mg(NO3)2 + 2AgCl
Fe + CuSO4 -> FeSO4 + Cu
- HS tiếp tục thảo luận theo nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
* HS rút ra kiến thức.
Bài 4:
a) 
Cu -> CuO -> CuCl2 -> Cu(OH)2 -> CuSO4
b) 
Cu + O2 -> CuO
CuO + 2HCl -> CuCl2 + H2O
CuCl2 + 2NaOH -> Cu(OH)2 + 2NaCl
Cu(OH)2 + H2SO4 -> CuSO4 + 2H2O
4. Củng cố
- GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học.
- Nêu TCHH của muối.
- Phản ứng trao đôỉ là gì, cho VD?
- Điều kiện để xảy ra phản ứng trao đổi?
Bài 5: SGK
- Gọi HS đọc đề bài.
- Tóm tắt cách giải.
- Hãy tính:
+ nHCl
+ nAgNO3
-> Chất nào dư sau phản ứng.
-> Tính CM chất dư, chất tạo thành sau phản ứng?
- Nhắc lại nội dung bài.
- Trả lời câu hỏi của GV.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS rút ra kiến thức trọng tâm của bài.
- Đọc và tóm tắt cách giải.
- Nghe GV hướng dẫn.
* Rút ra kiến thức:
nHCl = 0,3.1 = 0,3 mol
nAgNO3 = 0,1. 1 = 0,1 mol
AgNO3 + HCl -> AgCl + HNO3
-> axit dư, AgNO3 phản ứng hết.
-> naxit dư = 0,3 - 0,1 = 0,2 mol
CM (HCl dư) = 0,2: 0,4 = 0,5M
CM (HNO3) = 0,1: 0,4 = 0,25 M
5. Hướng dẫn về nhà
- Ôn lại nội dung bài học
- Đọc trước bài một số muối quan trọng.
- Bài tập về nhà:
+ Ngâm thanh sắt có khối lượng 50 g vào 200 ml dung dịch CuSO4 1M sau khi phản ứng kết thúc nhấc thanh sắt đem cân thấy khối lượng của thanh sắt là 51 g. Biết tất cả đồng đều bám trên thanh sắt.
a) Viết PTHH
b) Tính khối lượng của sắt đã phản ứng.
- Hướng dẫn: Lập PT dựa vào khối lượng thanh sắt tăng lên:
64x - 56x = 51 - 50
x là số mol Fe tham gia phản ứng.

File đính kèm:

  • docTC 9.14.doc