Bài giảng Tiết : 14 - Bài 9 : Amin (tiếp)

Về kiến thức : Hiểu được : Tính chất hóa học điển hình của amin là tính bazơ,

 anilin có phản ứng thế với brom trong nước.

 2, Về kĩ năng :

 - Quan sát mô hình, thí nghiệm,. rút ra được nhận xét về cấu tạo và tính chất.

 - Dự đoán được tính chất hóa học của amin và anilin.

 - Viết các PTHH minh họa tính chất.

 - Phân biệt anilin và phenol bằng phương pháp hoá học.

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1244 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết : 14 - Bài 9 : Amin (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn
Ngày giảng
Lớp
Sĩ số
30/09/2010
12A
12B
Tiết : 14 
Bài 9 : AMIN
(Tiếp)
I. MỤC TIÊU 
 1, Về kiến thức : Hiểu được : Tính chất hóa học điển hình của amin là tính bazơ,
 anilin có phản ứng thế với brom trong nước.
 2, Về kĩ năng :
 - Quan sát mô hình, thí nghiệm,... rút ra được nhận xét về cấu tạo và tính chất.
 - Dự đoán được tính chất hóa học của amin và anilin.
 - Viết các PTHH minh họa tính chất. 
 - Phân biệt anilin và phenol bằng phương pháp hoá học.
 - Xác định công thức phân tử theo số liệu đã cho.
 - Có ý thức giữ gìn cơ thể tánh tác dộng không tốt của môi trường.
 3, Về thái độ : Rèn luyện tính chăm chỉ, sự tư duy lô gích, ý thức bảo vệ môi trường 
 khi làm TN. 
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 
 1, Chuẩn bị của GV : Hệ thống câu hỏi và bài tập, mô hình phân tử 
 + Dụng cụ : Ống nghiệm, đũa thuỷ tinh, ống nhỏ giọt.
 + Hoá chất : Các dung dịch CH3NH2, HCl, anilin, nước brôm.
 2, Chuẩn bị của HS : Đọc và chuẩn bị bài ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
 1, Kiểm tra bài cũ : 
 2, Dạy nội dung bài mới : 
 - Nêu khái niệm, phân loại, bậc, cách gọi tên và tính chất vật lí của amin ? 
 - Viết các đồng phân bậc 1 của amim có CTPT C5H13N và gọi tên ?
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1 : Cấu tạo phân tử
GV : Cho HS quan sát mô hình phân tử amoniac, metylamin, anilin để suy ra cấu tạo phân tử.
HS : Quan sát mô hình và nêu cấu tạo
GV: Giới thiệu CTCT của vài amin .
HS: Hãy phân tích đặc điểm cấu tạo của amin mạch hở và anilin.
GV: Bổ sung và phân tích kĩ để học sinh hiểu kĩ hơn.
Hoạt động 2 : Tính bazơ 
GV : Từ CTCT và nghiên cứu SGK em hãy cho biết amin mạch hở và anilin có tính chất hoá học gì ? 
GV: Biểu diễn TN cho HS quan sát :
- Nhúng giấy quỳ tím vào dd CH3NH2 
- Nhúng giấy quỳ tím vào dd C6H5NH2
HS : Q/sát cho biết hiện tượng xẩy ra, giải thích và viết ptpu.
HS : Khác nhận xét, bổ sung.
GV : Kết luận
GV: B.diễn TN C6H5NH2 t/d dd HCl. 
HS : Nêu h.tượng và g.thích và viết ptpu
GV : Cho HS so sánh tính bazơ của metylamin, amoniac và anilin. 
- Làm bài tập 1 trong SGK (44)
HS : So sánh.
GV: Bổ sung và giải thích.
Hoạt động 3 : Phản ứng thế của nhân
 thơm của anilin
GV: B/diễn TN của anilin với nước brôm 
HS : Quan sát và nêu hiện tượng xảy ra và giải thích.
GV : Cho biết : Phản ứng này dùng để nhận biết anilin.
HS : Nghiên cứu và viết phương trình phản ứng.
HS : Giải thích tại sao nguyên tử brôm lại thế vào 3 vị trí 2,4,6 trong phân tử anilin. 
HS : Do ảnh hưởng của nhóm –NH2, nguyên tử brôm dễ dàng thay thế các nguyên tử H ở vị trí 2,4,6 trong nhân thơm của phân tử anilin.
GV : Kết luận
III. CẤU TẠO PHÂN TỬ VÀ TÍNH 
 CHẤT HOÁ HỌC 
 1, Cấu tạo phân tử
- VD : NH3 R – NH2 R – N – R’ 
 R – NH – R’ │
 R”
- Các amin mạch hở đều có cặp electron tự do của nguyên tử nitơ trong nhóm chức, do đó chúng có tính bazơ.
 2, Tính chất hóa học
- Tính bazơ và phản ứng thế ở nhân thơm
 a) Tính bazơ
- TN 1 :
 + Nhúng giấy q.tím vào dd CH3NH2
 + Nhúng giấy q.tím vào dd C6H5NH2
- HT : + Dd metylamin: quỳ tím hóa xanh
 + Dd anilin: quỳ tím không đổi màu
- Giải thích : Các amin khi tan trong nước đã pu với nước sinh ra OH- 
CH3NH2 + H2O [CH3NH3]+ + OH-
- Anilin và các amin thơm khác phản ứng rất kém với nước.
- Hiện tượng khi cho C6H5NH2 tác dụng với dd HCl
+ Anilin không tan trong nước.
+ Khi cho dd HCl vào thấy anilin tan.
- Giải thích: 
C6H5NH2 + HCl ® [C6H5NH3]+Cl– 
- NX : Dung dịch metylamin và nhiều đ.đẳng của nó có khả năng làm xanh giấy quỳ ẩm hoặc làm hồng phenolphtalein, có lực bazơ mạnh hơn amoniac nhờ ảnh hưởng của nhóm ankyl. Anilin có tính bazơ yếu vì lực bazơ yếu và yếu hơn amoniac do ảnh hưởng của gốc phenyl. 
* Tính bazơ : CH3NH2 > NH3 >C6H5NH2
 b) Phản ứng thế ở nhân thơm 
 của anilin 
- TN : Nhỏ vài giọt brom vào ống nghiêim đã đựng sẵn 1 ml dd anilin.
- Hiện tượng : Xuất hiện kết tủa trắng. 
- Giải thích : Do ảnh hưởng của nhóm –NH2, nguyên tử brôm dễ dàng thay thế các nguyên tử H ở vị trí 2,4,6 trong nhân thơm của phân tử anilin.
 2, 4, 6 tribromanilin
 3, Củng cố, luyện tập : 
 - Nêu nội dung chính của bài 
 - Làm bài tập : 1, 2 trong SGK (44)(Bài 1 : C, Bài 2 : D)
 - Thảo luận nhóm : Bài tập 4 trong SGK (44)
 Nhóm 1,2 ý a Nhóm 3,4 ý b.
 4, Hướng dẫn HS tự học ở nhà : 
 - Học thuộc lí thuyết
 - Làm bài tập : 5, 6 SGK (44)
 - Chuẩn bị bài : Aminoaxit
Kiểm tra của tổ chuyên môn (BGH)
.
 Tổ trưởng 

File đính kèm:

  • docT14.doc