Bài giảng Tiết 14 - Bài 14: Thực hành : Quan sát hình thái nhiễm sắc thể

Mục tiêu:

 1.Kiến thức : - HS biết nhận dạng hình thái NST ở các kì.

2. Kĩ năng : - Phát triển kĩ năng sử dụng và quan sát tiêu bản dưới kính hiển vi. Rèn kĩ năng vẽ hình.

3. Thái độ : - Bảo vệ , giữ gìn dụng cụ. Trung thực, vẽ những hình quan sát được.

B Chuẩn bị:

1. Giáo viên: Kính hiển vi đủ cho các nhóm, bộ tiêu bản NST, tranh các kì nguyên phân.

2. Học sinh: Tìm hiểu bài mới, chuẩn bị bảng tường trình.

C. Tiến trình lên lớp .

 

doc5 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 962 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 14 - Bài 14: Thực hành : Quan sát hình thái nhiễm sắc thể, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 22/10/2011
Ngày dạy:29/11/2011
Tiết 14, bài 14: THỰC HÀNH : QUAN SÁT HÌNH THÁI NHIỄM SẮC THỂ
A. Mục tiêu:
 1.Kiến thức : - HS biết nhận dạng hình thái NST ở các kì.
2. Kĩ năng : - Phát triển kĩ năng sử dụng và quan sát tiêu bản dưới kính hiển vi. Rèn kĩ năng vẽ hình.
3. Thái độ : - Bảo vệ , giữ gìn dụng cụ. Trung thực, vẽ những hình quan sát được. 
B Chuẩn bị: 
1. Giáo viên: Kính hiển vi đủ cho các nhóm, bộ tiêu bản NST, tranh các kì nguyên phân.
2. Học sinh: Tìm hiểu bài mới, chuẩn bị bảng tường trình.
C. Tiến trình lên lớp .
	1. Ổn định
	2. kiểm tra bài cũ:
	- Thế nào là di truyền liên kết?
	- Tại sao tỉ lệ nam nữ là 1:1?
 	3. Bài mới: “ Thực hành”
1.Quan sát tiêu bản nhiễm sắc thể
Hoạt động GV
Hoạt động HS
- Yêu cầu học sinh trình bày cách tiến hành thí nghiệm.
- Yêu cầu HS nêu các bước tiến hành quan sát tiêu bản NST
- Chốt lại kiến thức .
- Yêu cầu các nhóm thực hiện theo qui trình đã hướng dẫn .
- Hãy quan sát tiêu bản xác định tiêu bản của từng nhóm.
- Cho hs quan sát tranh tiêu bản NST phóng to.
- 1 HS trình bày các thao tác.
 - Yêu cầu nêu được :
 + Đặt tiêu bản lên bàn kính : quan sát ở bội giác bé chuyển sang bội giác lớn : nhận dạng tế bào đang ở kì nào .
 - Các nhóm lần lượt tiến hành quan sát các tiêu bản.
* Khi quan sát lưu ý :
 + Kĩ năng sử dụng kính hiển vi .
 + Mỗi tiêu bản gồm nhiều tế bào cần tìm tế bào mang NST rõ nhất 
 - Khi nhận dạng được hình dạng NST, các thành viên lần lượt quan sát vẽ hình đã quan sát được vào vở.
2. Báo cáo thu hoạch
Hoạt động GV
Hoạt động HS
- GV treo tranh của các kì nguyên phân .
- GV cung cấp thêm thông tin .
 + Kì trung gian : Tế bào có nhân .
 + Các kì khác căn cứ vào vị trí NST trong tế bào .
 VD : Kì giữa NST tập trung ở giữa tế bào thành hàng , có hình thái rõ nhất
+ Nếu trường chưa có hộp tiêu bản NST ,GV có thể dùng tranh câm các kì của nguyên phân để HS nhận dạng hình thái NST ở các kì .
- HS quan sát tranh, đối chiếu với hình vẽ của nhóm nhận dạng NST đang ở kì nào?
- Từng thành viên vẽ và chú thích các hình đã quan sát được vào vở
D. Nhận xét đánh giá :
 - Các nhóm tự nhận xét về thao tác sử dụng kính, kết quả quan sát tiêu bản
 - GV đánh giá chung về ý thức và kết quả của các nhóm .
 - Đánh giá kết quả của nhóm qua thu hoạch .
E. Hướng dẫn tự học:
 - Đọc trước bài ADN, trả lời câu hỏi ở các lệnh ‚.
F. Kiểm tra, đánh giá.
Ngày soạn: 29/11/2011
Ngày dạy: 2/11/2011
	Chương III: ADN VÀ GEN
 Tiết 15, bài 15: ADN 
A. Mục tiêu:
	 1 Kiến thức: - HS phân tích được thành phần hóa học của ADN, đặc biệt là tính đa dạng và tính đặc thù của nó
 - Mô tả được cấu trúc không gian của ADN theo mô hình của J . Oatxơn và F. Crick
	 2. Kỹ năng: - Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình. Rèn kĩ năng hoạt động nhóm
	 3. Thái độ: 
B. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
 - Tranh: Mô hình cấu trúc phân tử ADN.Hộp mô hình ADN phẳng, mô hình phân tử AND.
- Bảng phụ, phiếu học tập.
C. Tiến trình lên lớp:
 1. Ổn định lớp: 
 2. Kiểm tra bài cũ: Hiện tượng di truyền liên kết là gì? ý của di truyền liên kết?
 3. Bài mới: ADN không chỉ là thành phần quan trọng của NST mà còn liên quan mật thiết với bản chất hóa học của gen. Vì vậy nó là cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền ở cấp độ phân tử.
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Nội dung
HĐ1: Cấu tạo hóa học của phân tửADN
- Y/c HS nghiên cứu thông tin sgk "nêu thành phần hóa học của ADN?
- Hãy đọc lại thông tin , quan sát và phân tích hình 15 " thảo luận và điền vào phiếu học tập. 
 +Vì sao ADN có tính đặc thù và đa dạng?
- Hoàn thiện KT và nhấn mạnh: Cấu trúc theo nguyên tắc đa phân với 4 loại đơn phân khác nhau là yếu tố tạo nên tính đa dạng và đặc thù của ADN
HĐ2: Cấu trúc không gian của phân tử ADN
-Treo tranh H15
+ Hãy đọc thông tin, quan sát hình 15 và mô hình phân tử ADN " mô tả cấu trúc không gian của phân tử ADN?
+ Từ mô hình ADN " thảo luận : 
 Các loại nuclêôtít nào liên kết với nhau thành cặp?
Cho trình tự một mạch đơn " y/ c HS lên xác định trình tự các nuclêôtit ở mạch còn lại.
 Nêu hệ quả của nguyên tắc bổ sung? 
 * Nhấn mạnh: Tỉ số trong các phân tử ADN thì khác nhau và đặc trưng cho loài
- Quan sát H 15, đọc thông tin
- Thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi của lệnh ‚ sgk, điền vào phiếu học tập. 
- Trả lời, lớp bổ sung 
- Quan sát tranh, đọc thông tin, trao đổi nhóm và cử đại
lên trình bày trên tranh
- Nêu các cặp: A-T; G-X
- Vận dụng nguyên tắc bổ sung ghép các nuclêotit mạch 2
- Sử dụng tư liệu sgk để trả lời
- Đọc hệ quả SGK
- HS lắng nghe.
I. Cấu tạo hóa học của phân tử ADN.
- Phân tử ADN được cấu tạo từ các nguyên tố C, H , O , N , P.
- ADN là đại phân tử cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là nuclêôtít ( gồm 4 loại A , T , G , X). 
 - Phân tử ADN có cấu tạo đa dạng và đặc thù do thành phần, số lượng và trình tự sắp xếp của các loại nuclêôtít
 II. Cấu trúc không gian của phân tử ADN: 
- Phân tử ADN là chuỗi xoắn kép, gồm 2 mạch đơn xoắn đều đặn quanh một trục theo chiều từ trái sang phải
- Mỗi vòng xoắn có đường kính 20 , chiều cao 34 gồm 10 cặp nuclêôtít.
à Hệ quả: 
+ Biết trình tự đơn phân của một mạch biết được trình tự đơn phân của mạch còn lại.
+ Về tỉ lệ các loại đon phân trong ADN:
= T ; G = X + G = T + X
D. Củng cố và hoàn thiện: 
- HS đọc kết luận sgk
- Khoanh tròn vào chữ cái chỉ ý trả lời đúng
1. Tính đa dạng của phân tử ADN là do:
a. Số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các nuclêôtít b. Hàm lượng ADN trong tế bào.
c. Tỉ lệ A+T/G + X d.Chỉ b và c đúng
 2. Theo nguyên tắc bổ sung thì:
 a. A = T ; G = X b. A + T = G + X 	 c. A+X+ T= G +X +T d. Chỉ b và c đúng. 
E. Hướng dẫn tự học:
* Học bài theo nội dung sgk.Làm bài tập 4 , 5 , 6 vào vở bài tập, đọc mục “ Em có biết”
* Đọc trước bài 16, xem hình, trả lời câu hỏi các lệnh SGK.
F. Kiểm tra, đánh giá.

File đính kèm:

  • doctiet 1415.doc