Bài giảng Tiết 14 : Bài 10 hoá trị (tiết 3)
I . MỤC TIÊU
1/ Kiến thức :
Dựa vào hoá trị của nguyên tử hay nhóm nguyên tử thiết lập CTHH của hợp chất.
2/ Kỹ năng :
Rèn kĩ năng lập CTHH vàtính hoa 1trị của nguyên tố hay nhóm nguyên tố.
3/Thái độ :Yêu quý môn học, có thái độ hăng say tìm hiểu khoa học.
II. CHUẨN BỊ
1. GV: Nội dung bài dạy, bài tập.
Ngµy so¹n: 08 /10/2011 Ngµy gi¶ng: 11/10/2011 Tiết 14 : Bài 10 HOÁ TRỊ (tt) I . MỤC TIÊU 1/ Kiến thức : Dựa vào hoá trị của nguyên tử hay nhóm nguyên tử thiết lập CTHH của hợp chất. 2/ Kỹ năng : Rèn kĩ năng lập CTHH vàtính hoa 1trị của nguyên tố hay nhóm nguyên tố. 3/Thái độ :Yêu quý môn học, có thái độ hăng say tìm hiểu khoa học. II. CHUẨN BỊ 1. GV: Nội dung bài dạy, bài tập. 2. HS: Nghiên cứu bài, làm bài tập III HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC 1. Ổn định : 2. Kiểm tra bài cũ: 1/.Hoá trị là gì? Nêu quy tắc hoá trị ? viết biểu thức quy tắc hoá trị? 2/. Chữa BT 4/ tr38? 3. Bài mới : Hoạt động1: Vận dụng tính chất hóa học của nguyên tố Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Hãy xác định hoá trị của nguyên tố đồng và sắt trong hợp chất: FeCl3 và CuO biết Cl hoá trị I và O hoá trị II. GV nhận xét, chốt đáp án đúng. 2/. Vận dụng a./ Tính hoá trị của nguyên tố . HS nghiên cứu cá nhân hoàn thành bài tập. 2 HS lên bảng chữa * gọi hoá trị của Fe trong công thức là a FeCl → a.1 = 3.I → a = III Vậy sắt có hoá trị III. * gọi hoá trị của Fe trong công thức là a CuO → a.1 = 1.II → a =II Vậy đồng có hoá trị II. Hoạt động 2: Lập công thức hóa học của hợp chất khi biết hóa trị Vd: Lập công thức tạo bởi lưu huỳnh hoá trị IV và oxi. Từ ví dụ trên GV hướng dẫn hs nêu cách thiết lập công thức hoá học chung. ?Hợp chất trên có mấy nguyên tố ? ?Hãy đặt công thức chung cho hợp chất ?Lập biểu thức theo qui tắc hoá trị ? Rút tỉ lệ x, y ? → tìm ra công thức GV Từ bài tập mẫu yêu cầu hoc sinh thảo luận đưa ra phương pháp giải. Gv nhận xét chốt phương pháp : đối với công thức có nhóm nguyên tố chúng ta cũng áp dụng tương tự. GV: Gọi học sinh lên chữa bài tập Vd1: Lập CTHH của hợp chất tạo bởi sắt hoá trị III và oxi GV nhận nx, chốt kết luận Vd2: Lập công thức tạo bởi Natri hoá trị I và nhóm SO4 hoá trị II. Vd3: Lập công thức tạo bởi nhôm hoá trị III và nhóm SO4 hoá trị II GV nhận nx, chốt kết luận b./ Lập cập công thức hoá học của hợp chất theo hoá trị Hs hình thành nhóm hoàn thành bài tập theo hướng dẫn: Ta có công thức chung : → theo QTHT : x . IV = y . II = = → x = 1, y = 2 Vậy công thức cần lập là: SO2 Hs nghiên cứu bài tập đưa ra các bước chung tiến hành lập công thức: Học sinh thảo luận nhóm bài tập Đại diện nhóm lên chữa. Lớp bổ sung Vd1: Công thức chung của hợp chất FexOy Theo QTHT ta có : x . III = y . II → == Vậy CT cần lập là: Fe2O3 Vd2 Công thức chung của chất cần lập là:Nax(SO4)y Theo qui tác hoá trị : x.I = y.II → = = vậy công thức cần lập:Na2SO4 Vd3 Công thức chung của chất cần lập là: Alx(SO4)y x.III = y.II → = = Vậy công thức cần lập:Al2(SO4)3 Kết luận 1./ Viết công thức dạng chung. 2./ Viết biểu thức quy tắc hoá trị. x.a = y.b 3./chuyển thành tỉ lệ: → = Rút gọn hệ thức tìm a’ và b’ 4./ Viết công thức đúng của hợp chất. 4. Củng cố - dặn dò: a.Củng cố Nêu các bước tiến hành lập công thức hoá học của hợp chất ? Công thức hoá học nào sau là đúng 1. AlO2 2. Al2O3 3. FeCl 4. CaCl2 5. Fe (OH)2 6. Ca (OH)3 7. Ca (SO4)2 8. Na (NO3)2 Chữa bài tập 7 SGK b. Dặn dò Học bài cũ, làm bài tập 5,6,7,8 sgk, soạn trước bài 11 ôn lại kiến thức về hoá trị Ngµy so¹n: 09/10/2011 Ngµy gi¶ng: 14 /10/2011 Tiết 15 : Bài 11 BÀI LUYỆN TẬP 2 I . MỤC TIÊU. 1/ Kiến thức : Ôn tập công thức hoá học của đơn chất. Cách lập công thức hoá học của hợp chất. Tính phân tử khối của hợp chất. Củng cố cách xác định hoá trị của hợp chất. 2/ Kỹ năng : Rèn kỹ năng làm bài tập hoá trị. 3/ Thái độ : Yêu quý môn học, có thái độ hăng say tìm hiểu khoa học. II. CHUẨN BỊ 1. GV: Hệ thống các kiến thức. 2. HS: Ôn các kiến thức và bài tập trong Bài luyện tập 2. III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC. 1. Ổn định : 2. Kiểm tra bài cũ: Viết công thức hoá học và hoá trị các nguyên tố sau: natri, canxi, lưu huỳnh, kẽm, nhôm, chì ? 3. Bài mới : Từ hoá trị của các Ng. tố ta có thể xác định được công thức hoá học của chất, nguyên tố tạo nên chất và nhiều điều hơn nữa. Bài hôm nay chúng ta sẽ củng cố về các bài toán hoá trị. Hoạt động 1: Kiến thức cần nhớ Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Yêu cầu hs nhắc lại một số khái niệm cơ bản: 1./ Công thức chung của đơn chất hợp chất. Ý nghĩa của công thức hoá học. 2./ Hoá trị là gì? 3./ Quy tắc hoá trị? Gv nhận xét sửa chữa. Hs nhắc lại khái niệm cơ bản. Ghi thức chung của đơn chất, hợp chất giải thích và nêu ý nghĩa của chúng. Hoá trị là số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tố này với nguyên tố khác. Hs nêu lại quy tắc hoá trị. Hoạt động 2: Luyện tập Treo bảng phụ BT1: Lập công thức hoá học của các chất sau: a) Amoni(NH4) (I) và Nitrat (NO3) (I) b) Nhôm (III) và Cacbonat (CO3) (II) c) Canxi (II) và Hiđro(I) d) Natri(I) và Oxi(II) e) Cacbon (IV) và Oxi (II). BT2: (SGK) Gv gợi ý cho hs tìm ra hoá trị của X và Y BT3:(SGK) BT4: Cho công thức của X với oxi là : X2O và công thức hợp chất của Y với hiđro là YH2 a) Tìm công thức hoá học của hợp chất tạo bởi X và Y b) Biết phân tử khối của X2O là 62 đvC và phân tử khối của YH2 là 34 đvC Nghiên cứu nhóm giải các bài tập dưới hướng dẫn của giáo viên. a)Gọi công thức cần lập là (NH4)x(NO3)y ta có x.I = y.I => = = Vậy công thức cần lập là: NH4NO3 Tương tự ta có công thức các chất: b) Al2(CO3)3 c) CaH2 d) Na2O e) CO2 BT2: Từ công thức hợp chất ta có XO → X hoá trị II YH3 → Y hoá trị III XY → x.II = y.III → = → x = 3, y = 2. BT3: FeO = → x = → a = III Vậy sắt có hoá trị III. BT4: từ công thức YH2 → Y có hoá trị II X2O → X có hoá trị I Công thức cần lập: XY →x = 1, y = 2 →X2Y PTK X2O là 62 → NTK của X= = 23 → X là Natri PTK YH2 là 34 → NTK của Y= 34 – 2.1 = 32 → X là lưu huỳnh Công thức hoá học của hợp chất là Na2S 4. Củng cố- dặn dò : a.củng cố Giáo viên hệ thống lại các dạng bài tập và phương pháp giải b.Dặn dò Ôn tập lại các kiến thức đã học chuẩn bị kiểm tra 45 phút.
File đính kèm:
- HOA 88.doc