Bài giảng Tiết 13: Một số bazơ quan trọng (tiết 5)

 1.1. Kiến thức

- Canxi hiđroxit có đầy đủ tính chất của 1 dung dịch bazơ. Dẫn ra được những thí nghiệm hoá học chứng minh và viết được các PTHH minh hoạ cho mỗi tính chất.

- Những ứng dụng quan trọng của Canxi hiđroxit trong đời sống, sản xuất

- Ý nghĩa của thang pH.

 1.2. Kĩ năng

- Rèn cho HS kĩ năng hệ thống hoá kiến thức

- Kĩ năng viết PTHH.

 

doc22 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1247 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tiết 13: Một số bazơ quan trọng (tiết 5), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thao tác chưa đúng của HS.
+ Yêu cầu các nhóm nêu kết quả từng thí nghiệm thông qua các câu hỏi --> chốt kiến thức.
+ Khi tiến hành thí nghiệm 1, em thấy có hiện tượng gì xảy ra?
- HS: Có kim loại màu xám bám ngoài dây đồng, dung dịch chuyển thành màu xanh.
- GV: Kim loại màu xám là Ag, dung dịch màu xanh là Cu(NO3)2 .
+ Viết PTHH của phản ứng
-HS: lên bảng viết PTHH
-GV: Yêu cầu HS quan sát PTHH vừa hoàn thành.
+ Giải thích tại sao có hiện tượng như vậy?
- HS: Giải thích: do Cu đã đẩy Ag ra khỏi dung dịch AgNO3 và một phần Cu bị hoà tan tạo thành dd Cu(NO3)2
- GV: Phản ứng cũng xảy ra tương tự khi cho kim loại như Zn, Fe, tác dụng với dd CuSO4, AgNO3
+ Qua thí nghiệm 1, rút ra được tính chất hoá học nào của muối?
- HS: Muối tác dụng với kim loại.
- Khi tiến hành thí nghiệm 2, các em thấy có hiện tượng gì xảy ra?
-HS: Xuất hiện kết tủa trắng.
- Dựa vào kiến thức đã học( nhận biết H2SO4 và muối sunfat), giải thích tại sao có hiện tượng đó?
- HS: Vận dụng kiến thức đã học giải thích.
- Viết PTHH của phản ứng.
-HS: lên bảng viết PTHH của phản ứng.
- GV: Nhiều muối khác cũng tác dụng với axit tạo thành muối mới và axit mới.
+ Qua thí nghiệm 2, theo em muối có tác dụng với axit không?
- HS: Rút ra tính chất hoá học của muối.
? Nêu hiện tượng quan sát được khi tiến hành thí nghiệm 3.
-HS: Xuất hiện kết tủa trắng.
-GV: Kết tủa trắng là AgCl và có thêm 1 sản phẩm nữa là NaNO3
+ Viết PTHH của phản ứng.
-HS: Lên bảng viết PTHH của phản ứng.
-GV: Nhiều muối khác tác dụng với nhau tạo thành 2 muối mới
+ lấy thêm ví dụ và lưu ý HS muốn cho 2 muối tác dụng với nhau thì cả 2 muối đem phản ứng phải tan.
+ Qua thí nghiệm 3, rút ra kết luận gì về tính chất hoá học của muối?
-HS: Rút ra tính chất hoá học của muối.
- Khi tiến hành thí nghiệm 4, các em thấy có hiện tượng gì?
- HS: Xuất hiện chất không tan màu xanh lơ.
- GV: Chất không tan màu xanh lơ là Cu(OH)2, ngoài ra còn có 1 sản phẩm nữa là Na2SO4.
+ Viết PTHH của phản ứng
- HS: lên bảng viết PTHH của phản ứng.
- GV: Lấy thêm ví dụ về phản ứng của dung dịch muối với dung dịch bazơ. Đồng thời cũng nhấn mạnh cho HS: muối không tan không tác dụng được với dd bazơ và bazơ không tan không tác dụng được với dd muối.
+ Qua thí nghiệm 4, rút ra nhận xét gì về tính chất hoá học của muối.
- HS: Rút ra nhận xét.
- GV: Yêu cầu HS nhớ lại kiến thức về sản xuất CaO.
+ Nguyên liệu và viết PTHH của phản ứng dùng để sản xuất CaO.
- Nguyên liệu là CaCO3
+ Qua đó, rút ra thêm tính chất hoá học nào của muối
- HS: Rút ra nhận xét.
- Lấy thêm ví dụ về phản ứng phân huỷ của muối.
- HS: Vận dụng kiến thức đã học, lấy thêm ví dụ.
* Hoạt động 2: phản ứng trao đổi trong dung dịch
- GV: các phản ứng hoá học của muối: Tác dụng với axit, bazơ, muối thuộc loại phản ứng trao đổi. Vậy thế nào là phản ứng trao đổi, điều kiện của phản ứng trao đổi.
+ Yêu cầu HS quan sát lại PTHH ở thí nghiệm 2,3,4.
+ Em có nhận xét gì về vị trí của các nguyên tử kim loại và gốc axit trong phân tử các chất trước và sau phản ứng.
- HS: Trao đổi thành phần với nhau.
- Vậy theo em thế nào là phản ứng trao đổi?
- HS: Rút ra khái niệm về phản ứng trao đổi.
- Em có nhận xét gì về trạng thái của các chất đem phản ứng?
-HS: đều ở trạng thái dung dịch.
- Em có nhận xét gì về trạng thái của các chất sau phản ứng?
- HS: Có ít nhất 1 chất không tan.
- Vậy theo em để phản ứng trao đổi xảy ra cần có điều kiện gì?
- HS: Các chất đem phản ứng phải ở trạng thái dung dịch; sản phẩm có chất không tan.
- GV: Bổ sung: Ngoài ra, nếu sản phẩm có chất khí thì phản ứng cũng xảy ra. Phản ứng trung hoà cũng thuộc loại phản ứng trao đổi và luôn xảy ra. Lấy thêm 1 số ví dụ về phản ứng trao đổi.
- Gọi HS đọc kết luận: SGK/33
I- Tính chất hoá học của muối
1- Muối tác dụng với kim loại:
- Thí nghiệm: SGK/31
- Hiện tượng: Có kim loại màu xám bám ngoài dây đồng, dung dịch chuyển dần thành màu xanh.
- Nhận xét: Cu đẩy Ag ra khỏi dung dịch AgNO3 
Cu(r) + 2AgNO3(dd) đCu(NO3)2(dd) + 2Ag(r)
=> Dung dịch muối có thể tác dụng với kim loại tạo thành muối mới và kim loại mới.
2- Muối tác dụng với axit:
- Thí nghiệm: SGK/31
- Hiện tượng: Có kết tủa trắng xuất hiện
- Nhận xét: Phản ứng tạo bari sunfat không tan. 
H2SO4(dd)+ BaCl2(dd) đ 2HCl(dd) +BaSO4(rắn)
=> Muối có thể tác dụng được với axit sản phẩm là muối mới và axit mới.
3- Muối tác dụng với muối:
- Thí nghiệm: SGK/32
- Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa trắng.
- Nhận xét: Phản ứng tạo thành bạc clorua không tan.
AgNO3(dd)+ NaCl(dd) đ AgCl(r)+ NaNO3(dd) 
=> Hai dung dịch muối có thể tác dụng với nhau tạo thành hai muối mới.
4- Muối tác dụng với bazơ:
- Thí nghiệm: SGK/32
- Hiện tượng: Xuất hiện chất không tan màu xanh lơ.
- Nhận xét: CuSO4 tác dụng với NaOH tạo ra chất không tan màu xanh lơ là Cu(OH)2
2NaOH(dd)+CuSO4(dd)đNa2SO4(dd)+Cu(OH)2(r)
=> Dung dịch muối tác dụng với dung dịch bazơ sinh ra muối mới và bazơ mới.
5- Phản ứng phân huỷ muối: 
Nhiều muối bị phân huỷ ở nhiệt độ cao.
2KClO3(r) 2KCl(r) + 3O2(k)
2KMnO4(r) K2MnO4(r)+ MnO2(r) + O2(k)
II - Phản ứng trao đổi trong dung dịch:
1- Khái niệm:
-Phản ứng trao đổi là phản ứng hoá học, trong đó hai hợp chất tham gia phản ứng trao đổi với nhau những thành phần cấu tạo của chúng để tạo ra những hợp chất mới
2- Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi:
Phản ứng trao đổi trong dung dịch của các chất chỉ xảy ra nếu sản phâmt tạo thành có chất không tan hoặc chất khí
* Kết luận: SGK /33
4.4. Củng cố 
- Cho HS làm bài tập 4 SGK/33
- Nhận xét ý thức của HS trong giờ học, thu dọn dụng cụ hoá chất – vệ sinh lớp học và dụng cụ
4.5. Hướng dẫn về nhà 
- Học bài và làm các bài tập 1,2,3,5 SGK/33 
- Làm bài tập trong VBT.
- Đọc trước nội dung bài: Một số muối quan trọng
5. Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 
Tiết: 15
Một số muối quan trọng
1. Mục tiêu
1.1. Kiến thức
- Muối NaCl có ở dạng hoà tan trong nước biển và dạng kết tinh trong mỏ muối. 
- Muối KNO3 hiếm có trong tự nhiên, được sản xuất trong công nghiệp bằng phương pháp hoá học.
- Những ứng dụng của NaCl, KNO3 trong đời sống và trong công nghiệp.
1.2. Kĩ năng
- Vận dụng những tính chất của NaCl và KNO3 trong thực hành và bài tập.
1.3. Thái độ
- Giáo dục ý thức yêu thích bộ môm, vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống.
2. Chuẩn bị
- GV:	+ Giáo án
	+ Bảng phụ ghi nội dung ứng dụng của NaCl và KNO3.
- HS: 	+ Học bài cũ
	+ Nghiên cứu trước nội dung bài
	+ Tìm hiểu về cách sản xuất muối ăn
3. Phương pháp
- Nêu vấn đề; Vấn đáp – Tìm tòi; Quan sát – Hoạt động nhóm.
4. Tiến trình giờ dạy
4.1. ổn định lớp
4.2. Kiểm tra bài cũ
Bài 3/33:
Đáp án:
Tác dụng với dung dịch NaOH: CuCl2, Mg(NO3)2
 Tác dụng với dung dịch HCl : không có muối nào tác dụng.
Tác dụng với dung dịch AgNO3: CuCl2
Bài 5/33
Đáp án: c
PTHH: Fe(r) + CuSO4(dd) —> FeSO4(dd) + Cu(r)
4.3. Bài mới
*Vào bài: Chúng ta đã biết những tính chất hoá học của muối. Trong bài này các em sẽ tìm hiểu về 2 muối quan trọng là NaCl, KNO3
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
* Hoạt động 1: muối natri clorua
-GV: Yêu cầu HS thu nhận thông tin SGK/34, kết hợp với kiến thức thực tế.
+ Trong tự nhiên NaCl tồn tại ở những trạng thái nào?
-HS: Dạng hoà tan trong nước biển và kết tinh trong các mỏ muối.
- Nguồn gốc của các mỏ muối?
-HS: Từ những hồ nước mặn có trước đây hàng triệu năm..
- GV: Yêu cầu HS tiếp tục thu nhận thông tin SGK/34 và kiến thức thực tế.
+ Người ta khai thác NaCl từ nước biển bằng cách nào?
- HS: Cho nước biển bay hơi.
- Mô tả lại quá trình sản xuất NaCl từ nước biển?
- HS: Dẫn nước biển vào ruộng, cho bay hơi được muối.
- Địa phương nào ở nước ta có nghề muối phát triển?
- HS: Cà ná (Ninh thuận), Sa huỳnh (Quảng ngãi)
- Người ta khai thác NaCl từ các mỏ muối như thế nào?
- HS: đào vào mỏ muối, lấy muối mỏ đem nghiền và tinh chế --> muối sạch.
- GV: Treo bảng phụ : Sơ dồ một số ứng dụng quan trọng của NaCl. Yêu cầu HS quan sát:
+ NaCl có những ứng dụng gì trong đời sống và sản xuất?
- HS: Quan sát và nêu được các ứng dụng của NaCl.
- GV: Yêu cầu HS nhớ lại các kiến thức đã học:
+ Giải thích một số ứng dụng của NaCl?
- HS: Dựa vào kiến thức đã học để giải thích một số ứng dụng 
- GV: Bổ sung: NaClO(Natri hipoclorit): Chất tẩy trắng thành phần của nước gia ven.
* Hoạt động 2: muối kali nitrat
- GV: Muối KNO3(diêm tiêu) là chất màu trắng, trong tự nhiên chỉ có 1 lượng nhỏ.
+ Yêu cầu HS thu nhận thông tin SGK/35 kết hợp quan sát bảng tính tan.
+ Em có nhận xét gì về khả năng hoà tan trong nước của KNO3?
- HS: Tan nhiều trong nước.
- ở nhiệt độ cao KNO3 có tính chất gì?
-HS: Bị nhiệt phân huỷ
- Viết PTHH minh hoạ.
-HS: Lên bảng viết PTHH
- KNO3 được sử dụng như thế nào trong đời sống và sản xuất?
- HS: Nêu được: Chế tạo thuốc nổ đen, làm phân bón 
- GV: Mở rông thêm về PTHH chế tạo thuốc nổ đen:
2KNO3 + S + 3C đ K2S + N2 + 3CO2
- GV: Gọi HS đọc kết luận SGK/35
I- Muối Natri clorua(NaCl):
1- Trạng thái tự nhiên:
- NaCl có nhiều trong tự nhiên dưới dạng:
+ Hoà tan trong nước biển.
+ Kết tinh trong mỏ muối.
2- Cách khai thác:
- Từ nước biểnMuối tinh khiết.
- Mỏ muối Muối mỏ Muối sạch
3- ứng dụng:
SGK/35
II- Muối Kali nitrat(KNO3):
-KNO3( diêm tiêu) là chất rắn màu trắng.
1- Tính chất:
- Tan nhiều trong nước
- Bị phân huỷ ở nhiệt độ cao.
2KNO3(r) 2KNO2(r) + O2(k)
2- ứng dụng:
SGK/35
*Kết luận: SGK/35
 4.4. Củng cố 
- Cho HS đọc mục “ Em có biết” SGK/36
- Làm bài tập 1/36
Đáp án:
a- Pb(NO3)2	b- NaCl
c- CaCO3	d- CaSO4
4.5. Hướng dẫn về nhà 
- Học bài và làm các bài tập còn lại SGK/36.
- Làm bài tập trong VBT.
- Đọc trước nội dung bài: Phân bón hoá học 
- Tìm hiểu về các loại phân bón và cách sử dụng các loại phân bón.
5. Rút kinh nghiệm
Ngày soạn: 
Ngày giảng:
Tiết: 16
Phân bón hoá học
1. Mục tiêu
1.1. Kiến thức
- Vai trò, ý nghĩa của những nguyên tố hoá học đối với đời sống thực vật.
- Một số phân bón đơn và phân bón kép thường dùng và công thức hoá học của mỗi loại phân bón.
- phân bón vi lượng là gì và một số nguyên tố vi lượng cần cho thực vật.
1.2. Kĩ nă

File đính kèm:

  • docgiao an hoa 9(t13 - 17) nam 09 - 10.doc
Giáo án liên quan