Bài giảng Tiết 13: Hóa trị (tiết 4)

 1.1.Kiến thức

 - Hiểu được hóa trị là gì? Cách xác định hóa trị. Làm quen với hóa trị của một số nguyên tố và 1 số nhóm nguyên tử thường gặp.

- Biết và vận dụng qui tắc hóa trị trong hợp chất hai nguyên tố.

1.2.Kỹ năng

- Tiếp tục rèn luyện kỹ năng viết CTHH. Kĩ năng xác định hoá trị và tính hoá trị của 1 số nguyên tố hoặc 1 nhóm nguyên tử.

 

doc17 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1302 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 13: Hóa trị (tiết 4), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phần II
5. rút kinh nghiệm
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 
Tiết 14
Hóa trị ( T2 )
1. Mục tiêu
1.1.Kiến thức
- Học sinh biết: 
+ Cách tính hoá trị của 1 nguyên tố trong hợp chất khi biết CTHH của hợp chất và hoá trị của nguyên tố kia(hoặc nhóm nguyên tử)
 + Cách lập CTHH của hợp chất và xác định được một CTHH đúng hay sai khi biết hoá trị của cả 2 nguyên tố hoặc nhóm nguyên tử.
1.2.Kỹ năng
- Tiếp tục rèn luyện kỹ năng lập CTHH của chất và kĩ năng tính hóa trị của nguyên tố hoặc nhóm nguyên tử.
- Tiếp tục củng cố về ý nghĩa của CTHH.
1.3. Thái độ
- Giáo dục cho HS tính cẩn thận, tỉ mỉ, logic trong tính toán. ý thức yêu thích bộ môn
2. Chuẩn bị 
- GV: + Giáo án
	+ Bảng phụ các bước lập CTHH
	+ Bảng nhóm, bút dạ
- HS:	+ Ôn tập về CTHH, hoá trị của nguyên tố và quy tắc hoá trị
	+ Nghiên cứu trước nội dung bài.
3. Phương pháp
- Vấn đáp - Tìm tòi; Nêu vấn đề; Hoạt động nhóm. 
4. Tiến trình dạy học
4.1. ổn định lớp
4.2. Kiểm tra bài cũ
Hoá trị là gì. Cách xác định hoá trị của nguyên tố.
Trả lời:
- Hoá trị là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử(hay nhóm nguyên tử)
- Cách xác định: theo hoá trị của H chọn làm đơn vị và hoá trị của O là 2 đơn vị.
Quy tắc hoá trị và viết biểu thức quy tắc hoá trị.
Trả lời:
- Quy tắc hoá trị: Trong CTHH, tích của chỉ số và hoá trị của nguyên tố này bằng tích chỉ số và hoá trị của nguyên tố kia.
- Biểu thức: x x a = y x b
4.3. Bài mới:
 *Vào bài: Giờ trước chúng ta đã biết hoá trị là gì? Cách xác định hoá trị, quy tắc hoá trị. bài hôm nay chúng ta sẽ vận dụng quy tắc hoá trị để tính hoá trị của 1 nguyên tố và lập CTHH của hợp chất theo hoá trị.
Hoạt động của GV và HS
nội dung
- GV: Yêu cầu HS quan sát lại biểu thức của quy tắc hoá trị.
+ Theo em, nếu biết chỉ số của các nguyên tố và hoá trị của 1 nguyên tố trong hợp chất. Ta có thể tính được hoá trị của nguyên tố còn lại không?
- HS: Ta có thể tính được hoá trị của nguyên tố còn lại.
- Cho biết x, y và b hãy viết biểu thức tính a ?
- Cho biết x, y và a hãy viết biểu thức tính b ? 
- HS : Rút ra biểu thức tính a và b từ biểu thức quy tắc hoá trị.
- GV: Chia lớp thành 4 nhóm, vận dụng kiến thức làm bài tập sau:
+ Nhóm 1,2: Tính hoá trị của Zn trong hợp chất ZnCl2, biết Cl hoá trị I.
+ Nhóm 3,4: Tính hoá trị của Al trong hợp chất AlCl3, biết Cl hoá trị I.
- HS: Các nhóm vận dụng kiến thức về quy tắc hoá trị, thảo luận thống nhất ý kiến và ghi lại kết quả vào bảng nhóm.
-GV: Yêu cầu các nhóm dán bảng, đối chiếu kết quả --> nhận xét, sửa chữa và chốt đáp án đúng.
+ Lấy thêm ví dụ về cách xác định hoá trị của nhóm nguyên tử và hướng dẫn HS cách tính.
-GV:Treo bảng phụ ghi nội dung thí dụ 1 SGK/36, yêu cầu HS quan sát:
+ Theo em để lập CTHH của hợp chất ta thực hiện những bước nào?
- HS: Quan sát thí dụ và nêu các bước lập CTHH của hợp chất.
-GV: Lưu ý cho HS: ta chỉ tìm được tỉ lệ x:y, vì x cũng như y phải là số nguyên và với hầu hết các hợp chất vô cơ, tỉ lệ này là những số nguyên đơn giản nhất nên ta tìm được x, y.
+ Treo bảng phụ ghi nội dung các bước lập CTHH của hợp chất khi biết hoá trị
+ Lấy thêm ví dụ để hướng dẫn HS cách lập CTHH. 
*Lưu ý HS: nếu là nhóm nguyên tử thì khi viết công thức dạng chung của hợp chất, phải đóng mở ngoặc đơn cả nhóm nguyên tử. Khi viết CTHH, nếu chỉ số của nhóm nguyên tử bằng 1 thì bỏ dấu ngoặc đơn
- GV: chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS vận dụng các bước lập CTHH của hợp chất làm bài tập sau:
+ Nhóm 1, 3: Lập CTHH của hợp chất tạo bởi Fe(III) và O.
+ Nhóm 2,4: Lập CTHH của hợp chất tạo bởi Cu(II) và (SO4)(II).
- HS: Các nhóm vận dụng các bước lập CTHH của hợp chất , thảo luận nhóm thống nhất ý kiến và ghi lại các bước giải vào bảng nhóm.
- GV: Yêu cầu HS các nhóm dán bảng, đối chiếu kết quả --> nhận xét, sửa chữa và chốt đáp án.
-GV: ĐVĐ: Khi làm các bài tập hoá học, đòi hỏi phải có khả năng lập CTHH nhanh và chính xác. Vậy có cách nào để lập CTHH nhanh hơn không?
+ Yêu cầu HS quan sát lại các CTHH vừa lập.
+ Em có nhận xét gì về chỉ số của nguyên tố thứ nhất với hoá trị của nguyên tố thứ hai và ngược lại?
-HS: Thường là bằng nhau.
- Theo em để lập CTHH nhanh hơn ta có thể làm như thế nào?
( Nếu HS không trả lời được).
- GV: + Nếu a = b thì x = y = 1
+Nếu a # b và tỉ lệ a:b(tối giản) thì x=b và y = a ; nếu tỉ lệ a:b chưa tối giản thì giản ước để có tỉ lệ a’:b’ => x = b’ và y = a’.
+Lấy ví dụ để HS vận dụng cách lập CTHH nhanh vào lập CTHH của hợp chất.
+ Ngoài việc áp dụng quy tắc hoá trị để lập CTHH của hợp chất. Còn áp dụng quy tắc này để xác định CTHH đúng, sai của hợp chất
- Biết Na hoá trị I, Cl hoá trị I. CTHH đúng của là: NaCl, NaCl2, Na2Cl
- HS: vận dụng quy tắc hoá trị xác định CTHH đúng là: NaCl
2- Vận dụng
a-Tính hoá trị của một nguyên tố
- Theo quy tắc hoá trị: x x a = y x b
=> a = và b = 
* Vận dụng:
- Thí dụ 1: Tính hoá trị của Zn trong hợp chất ZnCl2, biết Cl hoá trị I.
Giải
- Gọi hoá trị của Zn là a, ta có:
a = = II => Zn có hoá trị II
- Thí dụ 2: Tính hoá trị của Al trong hợp chất AlCl3, biết Cl hoá trị I.
Giải
- Gọi hoá trị của Al là a, ta có:
a = = III => Al có hoá trị III
b- Lập công thức hoá học của hợp chất theo hoá trị:
- Các bước lập CTHH của hợp chất:
+ Viết công thức dạng chung
+ Viết biểu thức quy tắc hoá trị và chuyển thành tỉ lệ 
+ Viết công thức hoá học đúng của hợp chất.
* Vận dụng: 
- Thí dụ 1: Lập CTHH của hợp chất tạo bởi Fe(III) và O.
Giải
- Viết công thức dạng chung: 
- Theo quy tắc hoá trị: 
+ chuyển thành tỉ lệ 
- CTHH của hợp chất là: 
- Thí dụ 2: Lập CTHH của hợp chất tạo bởi Cu(II) và (SO4)(II).
Giải
- Viết công thức dạng chung: 
- Theo quy tắc hoá trị: 
+ chuyển thành tỉ lệ 
- CTHH của hợp chất là: 
* Kết luận: SGK/37
4.4. Củng cố
- Cho HS làm bài tập 6/38
- Hệ thống lại kiến thức toàn bài và nhận xét ý thức của HS trong giờ học.
4.5. Hướng dẫn về nhà
- Học bài và làm các bài tập còn lại SGK/38
- Làm bài tập trong VBT và bài 10..5, 10.7, 10.8/3
- Ôn tập lại các kiến thức đã học về CTHH, hoá trị.
- Đọc trước nội dung: Bài luyện tập 2
5. Rút kinh nghiệm
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 
Tiết 15
Bài luyện tập 2
1. Mục tiêu
 1.1.Kiến thức
- Cách ghi và ý nghĩa của công thức hoá học; hoá trị và quy tắc hoá trị.
- Khái niệm về phân tử khối, cách tính PTK và cách lập CTHH.
1.2.Kỹ năng
- Rèn luyện kĩ năng: 
+ Tính hoá trị của nguyên tố. 
+ Lập CTHH, xác định CTHH đúng - sai.
1.3.Thái độ
- Giáo dục tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác trong quá trình tính toán. 
- ý thức yêu thích bộ môn.
2. Chuẩn bị 
- GV:	+ Giáo án
	+ Bảng nhóm, bút dạ
- HS:	+ Ôn các kiến thức về đơn chất, hợp chất, phân tử, CTHH, hóa trị.
	+ Nghiên cứu trước nội dung bài
3. Phương pháp
 - Nêu vấn đề; Vấn đáp - Tìm tòi; Hoạt động nhóm
4. Tiến trình dạy học
4.1. ổn định lớp
4.2. Kiểm tra bài cũ
- Kết hợp trong nội dung bài
4.3. Bài mới
 *Vào bài: Các tiết trước các em đã được tìm hiểu về đơn chất- hợp chất – phân tử, về CTHH và hoá trị. Bài hôm nay chúng ta cùng đi hệ thống lại các kiến thức đó và vận dụng các khái niệm này vào giải các bài tập.
Hoạt động của GV và HS
nội dung
* Hoạt động 1: kiến thức cần nhớ
-GV: Yêu cầu HS nhớ lại kiến thức đã học thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi sau:
+ Nhóm 1,2: Viết CTHH dạng chung của đơn chất và hợp chất. Giải thích ý nghĩa của từng kí hiệu trong công thức chung. Cho biết ý nghĩa của CTHH?
+ Nhóm 3,4: Khái niệm hoá trị, quy tắc hoá trị, viết biểu thức tính. Nêu cách xác định hoá trị của nguyên tố và các bước lập CTHH.
- HS: Vận dụng kiến thức đã học, thảo luận nhóm thống nhất ý kiến và ghi lại vào bảng nhóm.
-GV: Yêu cầu các nhóm dán bảng, đối chiếu kết quả ---> nhận xét và chốt kiến thức.
-Cho HS vận dụng các kiến thức trên vào làm bài tập.
-GV: Gọi 2 HS lên bảng vận dụng kiến thức vừa thảo luận để làm bài tập 1/41. Mỗi em thực hiện tính hoá trị của 2 nguyên tố. HS dưới lớp làm vào VBT
- HS: lên bảng, vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập.
- GV: yêu cầu HS dưới lớp nhận xét bài làm của các bạn --> nhận xét, sửa chữa và chốt đáp án.
- GV: Yêu cầu HS đọc nội dung bài tập 2/41
+ Để biết CTHH nào đúng ta làm như thế nào?
- HS: Biết hoá trị của X và Y -->vận dụng quy tắc hoá trị tìm CTHH đúng.
- Từ dữ kiện đầu bài cho ta có thể xác định hoá trị của X và Y bằng cách nào?
-HS: + Hoá trị của X: Căn cứ vào hợp chất của X với O => X hoá trị II
+ Hoá trị của Y: căn cứ vào hợp chất của Y với H => Y hoá trị III
- Vậy theo quy tắc hoá trị, CTHH nào đúng?
- HS: CTHH đúng là: X3Y2 
- GV: Yêu cầu HS tiếp tục đọc nội dung bài 3/41, vận dụng các bước ở bài 2 để xác định CTHH đúng
- HS: Vận dụng cách giải ở bài 2, lên bảng xác định CTHH đúng
- GV: Gọi HS nhận xét, sửa chữa và chốt đáp án đúng.
- GV: Gọi HS đọc nội dung bài 4/41.
+ Để lập được CTHH của hợp chất ta làm như thế nào?
- HS: Biết hoá trị của các nguyên tố hoặc nhóm nguyên tử --> vận dụng quy tắc hoá trị để lập CTHH
- Cho biết hoá trị của K, Ba, Al, Cl, (SO4)
- HS: Quan sát bảng/42, xác định hoá trị của các nguyên tố và nhóm nguyên tử trên.
- GV: Chia lớp thành 6 nhóm
+ Nhóm 1,2: lập CTHH của K với Cl và (SO4)
+ Nhóm 3,4: lập CTHH của Ba với Cl và (SO4)
+Nhóm 5,6: lập CTHH của Al với Cl và (SO4)
- HS: các nhóm vận dụng các bước lập CTHH, thảo luận và ghi lại kết quả vào bảng nhóm.
-GV: Yêu cầu các nhóm dán bảng, đối chiếu kết quả ---> nhận xét, sửa chữa và chốt đáp án đúng.
+ muốn tính PTK của chất ta làm như thế nào?
- HS: PTK bằng tổng NTK của các nguyên tử có trong phân tử chất đó.
-GV: Gọi 3HS lên bảng, vận dụng tính phân tử khối của 6 hợp chất vừa lập được. Mỗi HS tính PTK của 2 hợp chất, HS dưới lớp tính vào VBT
- HS: lên bảng tính PTK
- GV: Gọi HS nhận xét và chốt lại đáp án đúng.
I- Kiến thức cần nhớ.
1- Công thức hoá học:
- CTHH dạng chung của đơn chất: Ax
+ Kim loại và 1 vài phi kim : x = 1
+ Phần lớn phi kim: x = 2
- CTHH dạng chung của hợp chất:
AxBy, AxByCz
2- Hoá trị:
- Hoá trị là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử hay nhóm nguyên tử.
- Quy tắc hoá trị: 
x x a = y x b
II- Bài

File đính kèm:

  • doct13-16.doc
Giáo án liên quan