Bài giảng Tiết 13 : Hóa trị (tiết 2)

1. Kiến thức.

- HS hiĨu ®­ỵc ha trị biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử của nguyên tố khác hay với nhóm nguyn tử khc.

- Biết cách xác định hóa trị của nguyên tố dựa vào khả năng liên kết của nguyên tố đó với nguyên tố H (hóa trị I) hoặc với nguyên tố O ( hóa trị II).

- Làm quen với hóa trị của một số nguyên tố và một số nhóm nguyên tử thường gặp.

- Biết quy tắc về hóa trị và biểu thức.

2. Kĩ năng.

 

doc6 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1919 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 13 : Hóa trị (tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :25/ 9/ 2010 	 Ngày dạy :27/ 9/ 2010
Tiết 13 : HÓA TRỊ
Tuần 7
MỤC TIÊU :
1. Kiến thức.
- HS hiĨu ®­ỵc hãa trị biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử của nguyên tố khác hay với nhĩm nguyên tử khác.
- Biết cách xác định hĩa trị của nguyên tố dựa vào khả năng liên kết của nguyên tố đĩ với nguyên tố H (hĩa trị I) hoặc với nguyên tố O ( hĩa trị II).
- Làm quen với hóa trị của một số nguyên tố và một số nhóm nguyên tử thường gặp.
- Biết quy tắc về hóa trị và biểu thức.
2. Kĩ năng.
- Áp dụng quy tắc hóa trị và để tính được hóa trị của một số nguyên tố ( hoặc nhóm nguyên tử).
3. Thái độ.
- HS yêu thích mơn học biết vận dụng kiến thức để giải tốn.
CHUẨN BỊ :
Giáo viên : 
- Bảng phụ ghi hóa trị của một số nguyên tố. Bảng phụ ghi bài tập củng cố.
2. Học sinh.
- ChuÈn bÞ tr­íc néi dung bµi häc ë nhµ.
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
Kiểm tra bài cũ:
?Viết công thức dạng chung của đơn chất, hợp chất? Nêu ý nghĩa của công thức hoá học ?
* Đáp án và biểu điểm
- Công thức chung của đơn chất : An
Trong đó : 
 A : là kí hiệu hóa học của nguyên tố.	
 n : là chỉ số. (3 đ)
- Công thức dạng chung của hợp chất : AxBy ; AxByCz
Trong đó :
 A,B,C là kí hiệu hóa học của các nguyên tố.
 x,y,z, là chỉ số nguyên tử của nguyên tố có trong một phân tử chất. (3 đ)
- Ý nghĩa của công thức hóa học : 
 Công thức hóa học của một chất cho ta biết :
 Tên nguyên tố tạo ra chất.
 Số nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong một phân tử chất.
 Phân tử khối của chất. (4 đ)
Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
HOẠT ĐỘNG 1 : 
Gv : Người ta quy ước gán cho H hóa trị . Nếu có một nguyên tử nào liên kết được với bao nhiêu nguyên tử H thì nói nguyên tố đó có hóa trị bấy nhiêu.
Ví dụ : HCl, NH3, CH4 
Cl liên kết với 1 nguyên tử H nên ta nói Cl có hóa trị I.
N liên kết với 3 nguyên tử H nên ta nói N có hóa trị III.
GV : Người ta gán cho O có hóa trị II
HOẠT ĐỘNG 2 :
HS cá nhân định nghĩa hoá trị.
Thảo luận chung cả lóp để rút ra định nghĩa.
GV tổng kết và nhấn mạnh cách xác định hĩa trị của một nguyên tố.
HOẠT ĐỘNG 3:
HS nhắc lại công thức chung của hợp chất 2 nguyên tố.
Các nhóm thảo luận để tìm được các giá trị x × a và y × b và mối liên hệ giữa hai giá trị đó đối với các hợp chất : Al2O3, P2O5, H2S
GV theo dõi bài làm của các nhóm HS
HS so sánh các tích x × a và y × b trong các trường hợp trên
GV giới thiệu : đó là biểu thức của quy tắc hoá trị . Vậy em hãy nêu qui tắc hoá trị ?
GV thông báo : Qui tắc này đúng ngay cả khi A hoặc B là một nhóm nguyên tư.û
HOẠT ĐỘNG 4 :
GV đưa đề bài ví dụ 1 lên màn hình
Tính hoá trị của lưu huỳnh trong hợp chất SO3 ?
GV gợi ý :
+ Em hãy viết lại biểu thức của qui tắc hóa trị.
+ Em hãy thay hóa trị của oxi, chỉ số của lưu huỳnh, oxi vào biểu thức trên 
+ Tính a ?
HS cả lớp làm vào vở.
I. Cách xác định hóa trị của một nguyên tố:
- Dựa vào khả năng liên kết với số nguyên tử H quy ước H có hóa trị I)
- Ví dụ :
Cl liên kết với 1 nguyên tử H nên ta nói Cl có hóa trị I.
N liên kết với 3 nguyên tử H nên ta nói N có hóa trị III.
C liên kết với 4 nguyên tử H nên ta nói C có hóa trị IV.
- Dựa vào khả năng liên kết với nguyên tử Oxi ( Oxi có hóa trị II).
Kết luận :
- Hoá trị là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử nguyên tố khác
II. Quy tắc hoá trị
Quy tắc
AxBy
Gọi a là hoá trị của nguyên tố A
b là hoá trị của nguyên tố B
Ta có : x × a = y × b
Trong công thức hoá học, tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích chỉ số và hoá trị của nguyên tố kia.
2) Vận dụng
Tính hóa trị của một nguyên tố
Vd 1 : Qui tắc hoá trị : x × a = y × b
1 x a = 3 x II " a = VI
Vậy hoá trị của lưu huỳnh trong hợp chất là : VI
4. Kiểm tra đánh giá.
? Hoá trị là gì ? Nêu quy tắc hoá trị ?
- Luyện tập : Hãy xác định hoá trị của các nguyên tố (hoặc nhóm nguyên tử) trong các công thức sau : H2SO3, N2O5, MnO2, PH3. ( Biết Hiđro hoá trị I, Oxi hoá trị II)
5. Hướng dẫn học bài ở nhà.
- Bài tập về nhà : 1,2,3,4 - SGK/37,38
™™˜˜—–™™˜˜—–™™˜˜—–™™˜˜—–™™˜˜—–
Ngày soạn :27 / 9/ 2010.
Ngày dạy :29/ 9/ 2010.
Tiết 14 : HÓA TRỊ 
Tuần 7
MỤC TIÊU.
1. Kiến thức.
- HS biết lập công thức hoá học của hợp chất (dựa vào hoá trị của các nguyên tố hoặc nhóm nguyên tử).
- Tiếp tục củng cố về ý nghĩa của công thức hoá học.
2. Kĩ năng.
- Rèn luyện cho HS kỹ năng lập công thức hoá học của chất và kỹ năng tính hóa trị của nguyên tố hoặc nhóm nguyên tử.
3. Thái độ.
- HS yêu thích mơn học say mê khoa học.
II. CHUẨN BỊ.
1.Giáo viên : 
- Bảng kẻ hoá trị của một số nguyên tố hóa học.
- Bảng nhóm.
- Phiếu bài tập.
2.Học sinh.
- HS chuẩn bị trước nội dung bài ở nhà.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY & HỌC :
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 15 phút.
- Vận dụng quy tắc hĩa trị xác định hĩa trị của Fe trong các trường hợp sau:
a. FeO
b. Fe2O3
Cho biết O cĩ hĩa trị II
* Đáp án - Biểu điểm
a. Đặt hĩa trị của Fe là x.(1đ)
 ta cĩ: x .1 = II.1 (2đ)
 => x = II (1đ)
 Vậy trong CT FeO thì Fe cĩ hĩa trị II. (1đ)
b. Đặt hĩa trị của Fe là y. (1đ)
ta cĩ : y.2 = II.3 (2đ)
 => y = III (1đ)
 Vậy trong CT Fe2O3 thì Fe cĩ hĩa trị III. (1đ)
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
HOẠT ĐỘNG 1 : 
 GV chữa một số bài tập.
 HS theo dõi tự sửa chữa. 
HOẠT ĐỘNG 2 :
Gv : Đưa đề bài ví dụ 1 :
Ví dụ 1 : Lập công thức hóa học của hợp chất tạo bởi lưu huỳnh hoá trị VI và Oxi.
GV : Cung cấp cho HS các bước giải 
HS làm theo từng bước.
+Viết công thức dạng chung
+Viết biểu thức quy tắc hoá trị
+Chuyển thành tỉ lệ :
+Viết công thức hóa học đúng của hợp chất
GV lưu ý : phân số cuối cùng là phân số tối giản nhất, x nhận giá trị tử và y nhận giá trị mẫu.
Ví dụ 2 : Lập công thức hoá học của hợp chất gồm : Natri hoá trị I và nhóm (SO4) hoá trị II.
Dựa vào các bước giải :
Gọi từng HS trả lời, đồng thời giáo viên ghi bảng.
GV : Yêu cầu hS tự rút ra các bước lập CTHH của hợp chất.
GV : Lưu ý nếu chỉ số của nhóm nguyên tử là 1 thì không cần để dấu ngoặc.
GV đặt vấn đề : Có cách nào làm nhanh hơn 
GV : Giới thiệu AaxBby
Đặt hoá trị của nguyên tố này vào chỉ số của nguyên tố kia.
Ví dụ : 
Lập công thức hoá học của hợp chất gồm :
Na (I) và S (II) ¦ Na2S
Fe (III) và OH (I) ¦ Fe(OH)3
C (IV) và O (II) 
Giáo viên lưu ý : Nếu đặt hoá trị của 2 nguyên tố dưới dạng phân số thì phải tối giản
Trong trường hợp này IV/II tối giản 2/1
Vậy CTHH là CO2
GV : Gọi 2 HS lên bảng làm 2 bài tập sau :
Lập CTHH của hợp chất gồm :
a. Fe (III) và Cl (I)
b. Zn (II) và OH (I)
1. Sửa bài tập về nhà :
Bài 2 – trang 37-SGK
Xác định hoá trị của các chất sau :
KH : K có hoá trị I
H2S : S có hoá trị II
CH4 : C có hoá trị IV
FeO : Fe có hoá trị II
Ag2O : Ag có hoá trị I
SiO2 : Si có hoá trị IV
2. Áp dụng :
* Lập công thức hoá học của hợp chất theo hoá trị .
Ví dụ 1 : Lập công thức hoá học của hợp chất tạo bởi 2 nguyên tố lưu huỳnh hoá trị VI và Oxi
Giải:
Công thức chung : SxOy 
Theo quy tắc hoá trị : x.a = y.b
x.IV = y.II
Chuyển thành tỉ lệ : 
x = 1 ; y = 3
Công thức cần lập : SO3
Ví dụ 2:Lập công thức hoá học của hợp chất gồm : Na hoá trị I và nhóm (SO4) hoá trị II.
Giải :
Lập công thức chung : Nax(SO4)y
Theo quy tắc hoá trị : x.I = y.II
Chuyển thành tỉ lệ : 
x = 1 ; y = 2
Công thức cần lập : Na2SO4
4. Kiểm tra đánh giá.
Bài tập 1:
Hãy cho biết các công thức sau đúng hay sai, hãy sửa lại công thức sai
K(SO4)2 ¦ K2SO4
CuO3 ¦ CuO
Na2O 
Ag2NO3 ¦AgNO3
SO2
Al(NO3) ¦ Al(NO3)3
FeCl3
Ba2OH ¦ Ba(OH)2
Bài tập 2 : Lập CTHH của các hợp chất sau :
1.Fe (III) và O (II)¦ Fe2O3
2.P (V) và O (II)¦ P2O5
3.Na (I) và SO4 (II)¦ Na2SO4
4.K (I) và CO3 (II)¦ K2 CO3
5.Mg (II) và Cl (I)¦ MgCl2
6.Zn (II) và NO3 ¦ Zn(NO3)2
5. Hướng dẫn học bài ở nhà.
- Bài tập về nhà : 5,6,7,8 - SGK/39.

File đính kèm:

  • doctuan 7.doc
Giáo án liên quan