Bài giảng Tiết 13 - Bài 9 : Amin

. MỤC TIÊU

 1, Về kiến thức : Biết được:

 - Khái niệm, phân loại, cách gọi tên (theo danh pháp thay thế và gốc - chức).

 - Đặc điểm cấu tạo phân tử , tính chất vật lí (trạng thái, màu, mùi, độ tan) của amin.

 2, Về kĩ năng : Viết công thức cấu tạo của các amin đơn chức, xác định được bậc của

 amin theo công thức cấu tạo.

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 866 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 13 - Bài 9 : Amin, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn
Ngày giảng
Lớp
Sĩ số
28/09/2010
12A
12B
Tiết : 13 
Chương III : AMIN, AMINOAXIT
VÀ PROTEIN
Bài 9 : AMIN
I. MỤC TIÊU 
 1, Về kiến thức : Biết được:
 - Khái niệm, phân loại, cách gọi tên (theo danh pháp thay thế và gốc - chức).
 - Đặc điểm cấu tạo phân tử , tính chất vật lí (trạng thái, màu, mùi, độ tan) của amin.
 2, Về kĩ năng : Viết công thức cấu tạo của các amin đơn chức, xác định được bậc của
 amin theo công thức cấu tạo. 
 3, Về thái độ : Rèn luyện tính chăm chỉ, sự tư duy lô gích, ý thức bảo vệ môi trường 
 khi làm TN. 
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 
 1, Chuẩn bị của GV : Hệ thống câu hỏi và bài tập, máy tính, máy chiếu.
 Hoá chất : anilin
 2, Chuẩn bị của HS : Đọc và chuẩn bị bài ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
 1, Kiểm tra bài cũ : Không kiểm tra 
 2, Dạy nội dung bài mới : 
HOẠT ĐỘNG CỦA 
THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1 : Khái niệm, phân loại
GV: Viết CTCT của NH3 và 4 amin
khác, yêu cầu HS ng/c kĩ các chất trong ví dụ trên và cho biết : 
- Mối quan hệ giữa cấu tạo NH3 và các amin?
- Cho biết đ/n tổng quát về amin ?
HS: Trả lời và ghi KN
GV: Các em hãy nghiên cứu kĩ SGK và từ các ví dụ trên : 
- Hãy cho biết cách phân loại các amin và cho ví dụ ?
HS: Ng/c và trả lời, cho các ví dụ. 
GV : T/báo : Bậc của amin thường được tính bằng số gốc hiđrocacbon liên kết với nguyên tử hiđro.
Hoạt động 2 : Danh pháp 
GV: Y/cầu theo dõi bảng 3.1 SGK (danh pháp các amin) từ đó cho biết :
- Cách gọi tên các amin theo danh pháp gốc - chức ?
- Cách gọi tên theo thay thế ?
HS : Ng/c và trả lời.
HS : Khác nhận xét, bổ xung.
GV : Kết luận và t/báo cho HS biết ngoài ra còn có tên thường (tên riêng)
GV : Cho HS gọi tên một số amin 
HS : Gọi tên
GV : Kết luận 
Hoạt động 3 : Đồng phân 
GV : Cho HS lên bảng :
- Viết các đồng phân ứng với CTPT : C4H11N
- Từ CTCT trên hãy cho biết amin có các loại đồng phân nào ?
HS : Viết đồng phân và trả lời
HS : Khác nhận xét, bổ sung
GV : Kết luận
Hoạt động 4 : Tính chất vật lí
GV: Cho HS ng/c SGK nêu : 
- Tính chất vật lí đ.trưng của amin ? 
- Tính chất vật lí của anilin ?
HS: Ng/c và trả lời.
GV : Kết luận và thông báo vì các amin độc nên khi sử dụng amin phải cẩn thận và nhắc nhở các người thân trong gia đình không nên hút thuốc lá vì trong cây thuốc lá chứa amin rất độc : Nicotin.
I. ĐỊNH NGHĨA, PHÂN LOẠI, DANH 
 PHÁP VÀ ĐỒNG PHÂN
 1, Khái niệm, phân loại
- VD : NH3 amoniac
 CH3 – NH2 metylamin
 CH3 – NH – CH3 đimetylamin
 CH3 – N – CH3 trimetylamin
 │
 CH3 
 C6H5 – NH2 phenylamin 
- KN : Amin là hợp chất hữu cơ được tạo ra khi thay thế một hoặc nhiều nguyên tử hiđro trong phân tử amoniac bằng một hoặc nhiều gốc hiđrocacbon.
- Amin được phân loại theo 2 cách thông dụng nhất : 
 a) Theo gốc hiđrocacbon :
 + Amin béo : CH3NH2, C2H5NH2
 + Amin thơm : C6H5NH2 	
 b) Theo bậc của amin : 
 + Bậc 1 : CH3NH2, C2H5NH2, C6H5NH2
 + Bậc 2 : (CH3)2NH
 + Bậc 3 : (CH3)3N
 2, Danh pháp
- Cách gọi tên theo danh pháp : 
 + Gốc chức : Tên gốc hiđrocacbon + tên chức amin
 + Thay thế : Tên hiđrocacbon + vị trí + amin
- Tên thường chỉ áp dụng cho 1 số amin.
- VD : CH3-CH2-CH2-CH2-NH2 
 Butylamin hay butan-1-amin
 CH3-CH-CH2-NH2
 │ 2-metylpropylamin 
 CH3 hay 2-metylpropan-1-amin
 3, Đồng phân
- VD : Viết các dồng phân của C4H11N.
CH3-CH2-CH2-CH2-NH2 (CH3)2CHCH2-NH2 CH3CH2CH(NH2)CH3 (CH3)3C-NH2 
CH3CH2CH2-NH-CH3 (CH3)2CH-NH-CH3 
CH3CH2-NH-CH2CH3 (CH3)2-N-CH2CH3 
- Amin có các loại đồng phân :
 + Đồng phân về mạch cacbon
 + Đồng phân vị trí nhóm chức
 + Đồng phân về bậc amin
II. TÍNH CHẤT VẬT LÍ
- Metylamin, đimetylamin, trimetylamin và etylamin là những chất khí có mùi khó chịu, độc, dễ tan trong nước, các amin có PTK cao hơn là chất lỏng hoặc rắn, tsôi tăng dần và độ tan trong nước giảm theo chiều tăng của PTK
- Các amin đều rất độc.
- Anilin là chất lỏng, nhiệt độ sôi là 1840C không màu , rất độc, ít tan trong nước, tan trong rượu và benzen.
 3, Củng cố, luyện tập : 
 - Nêu nội dung chính của bài.
 - Làm bài tập 3.1, 3.5 trong SBT(Bài 3.1 : C; Bài 3.5 : D).
 - Thảo luận nhóm bài tập 3 ý b trong SGK (44)(a,Có 4 đp; b, Có 5 đp)
 4, Hướng dẫn HS tự học ở nhà : 
 - Học thuộc lí thuyết
 - Làm bài tập : 3.2, 3.3, 3.4, 3.6, 3.7 trong SBT.
 - Chuẩn bị tiếp bài : Amin.
Kiểm tra của tổ chuyên môn (BGH)
 Tổ trưởng 

File đính kèm:

  • docT13.doc
Giáo án liên quan