Bài giảng Tiết 13 - Bài 10: Hóa trị (tiết 3)

A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Biết được:

- Hóa trị birue thị khả năng liên kết của nguyên tử của nguyên tố này với nguyên tử của nguyên tố khác hay với nhóm nguyên tử khác.

- Quy ước: Hóa trị của H là I, hóa trị của O là II; Hóa trị của một nguyên tố trong hợp chất cụ thể được xác định theo hóa trị của H và O

- Quy tắc hóa trị: Trong hợp chất 2 nguyên tố AxBy thì: a.x + b.y(a, b là hóa trị tương ứng của 2 nguyên tố A vag B). (Quy tắc hóa trị đúng với cả A và B là nhóm nguyên tử)

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1268 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 13 - Bài 10: Hóa trị (tiết 3), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 13: Ngày soạn://2010.
 BÀI 10: HÓA TRỊ
Những kiến thức HS đã học đã biết có 
liên quan
Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành
- Nguyên tử là gì, cấu tạo của nguyên tử.
- Đơn chất là gì, hợp chất là gì
- Cấu tạo của đơn chất, hợp chất
- Hóa trị là gì, lập CTHH khi biết hóa trị. 
- Vận dụng giải các bài tập SGK
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Biết được:
- Hóa trị birue thị khả năng liên kết của nguyên tử của nguyên tố này với nguyên tử của nguyên tố khác hay với nhóm nguyên tử khác.
- Quy ước: Hóa trị của H là I, hóa trị của O là II; Hóa trị của một nguyên tố trong hợp chất cụ thể được xác định theo hóa trị của H và O
- Quy tắc hóa trị: Trong hợp chất 2 nguyên tố AxBy thì: a.x + b.y(a, b là hóa trị tương ứng của 2 nguyên tố A vag B). (Quy tắc hóa trị đúng với cả A và B là nhóm nguyên tử)
2. Kĩ năng:	
- Tính được hóa trị của nguyên tố hoặc nhóm nguyên tử theo công thức hóa học cụ thể.
- Lập công thức hóa học của hợp chất khi biết hóa trị của hai nguyên tố và nhóm nguyên tử tạo nên chất.
3. Thái độ:
- Thái độ tính cẩn thận chính xác, có thái độ yêu thích bộ môn
- Tích cực, hăng say trong việc hoạt động nhóm để tìm hiểu bài 
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Trực quan, vấn đáp, nêu vấn đề. 
C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
1. GV: 
2. HS: 
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
I. Ổn định lớp - kiểm tra sỉ số: (1’)	
- Lớp:
- Sỉ số/vắng:
II. Kiểm tra bài cũ: (4’) Viết công thức hoá học của các hợp chất sau:
1.Canxioxit biết trong phân tử có 1Ca và 1O
2.Đồngsunfat biết trong phân tử có 1Cu, 1S, và 4O.
III. Nội dung bài mới: (34’)
1. Đặt vấn đề: (1’) Vì sao chúng ta có được các công thức hoá học trên? Nguyên tử có khả năng liên kết, khi liên kết phải tuân theo quy tắc hoá trị. Vậy hoá trị là con số biểu thị khả năng đó
2. Triển khai bài dạy:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
a. Hoạt động 1:(17’)
- Muốn so sánh phải có mốc so sánh, tức là đơn vị so sánh.
- Muốn so sánh khả năng liên kết của nguyên tử thì hiđrô chỉ gồm 1 p, 1e ®chọn H làm đơn vị gán cho H hoá trị I
Cách ghi hoá trị là số La Mã
- Dẫn dắt HS để đi đến kết luận: 1 ng.tử nguyên tố khác liên kết bao nhiêu nguyên tử H thì nguyên tố đó có hoá trị bấy nhiêu.
- Trong thực tế có những hợp chất không chứa H thì phải xác định qua ng.tố OII
Ví dụ: CO2® C có hoá trị IV (CIV)
?H2SO4 nhóm nguyên tử được xác định?
(Coi SO4 như là 1 nguyên tố để xác định)
?Hoá trị là gì? Cách xác định ntn?
?Xác định hoá trị của K, SO4 trong KH, H2SO4?
-HS trả lời, bổ sung- GV kết luận
I. Hoá trị 1 nguyên tố được xác định bằng cách nào:
1. Cách xác định:
HCl ®Cl có hoá trị I
H2O ®O có hoá trị II
NH3 ®N có hoá trị III
CH4 ®C có hoá trị IV
 2. Kết luận : 
- Hóa trị là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử của nguyên tố khác. Hóa trị của một nguyên tố được xác định theo hóa trị của H chọn làm đơn vị và hóa trị của O là hai đơn vị;
- Cũng kết luận như trên về hóa trị của một nhóm nguyên tử như SO4, OH
 b. Hoạt động 2:(16’)
GV: yêu cầu HS theo dõi bảng SGK
- Ta có thể so sánh các tích, có thể đặt dấu bằng được không?
- HS thảo luận nhóm trả lời:
- Em có nhận xét gì về chỉ số và hoá trị của KH, H2SO4?
- Nếu AaxBby thì ta suy ra điều gì?
- Quy tắc được phát biểu như thế nào?
(Với hợp chất hữu cơ...)
HS: Trả lời, nhận xét bổ sung
- Áp dụng quy tắc hoá trị hãy tính hoá trị của Đồng trong:Cu2O, CuCl2 , CuSO4 ?
HS: Thực hiện, HS: làm bài tập 2 tại lớp
GV: Nhận xét, Chấm vở bài tập
II. Quy tắc:
1. Quy tắc:
- AaxBby Û a*x = b*y
- Trong CTHH, tích hoá trị và chỉ số của nguyên tố này bằng tích chỉ số và hoá trị của nguyên tố kia
- Thí dụ: SGK
2. Vận dụng:
a. Tính hóa trị của một nguyên tố:
- Thí dụ: SGK
- Bài tập 2:
IV. Củng cố: (4’)
- Điền từthích hợp vào chỗ trống sau:
Hoá trị của........( hay nhóm...) là con số biểu thị khả năng.... của.......(hay.....) được xác định theo.....H chọn làm..... và của O là......
- Quy tắc hoá trị? Áp dụng tính hoá trị Fe trong: FeO và Fe2O3?
V. Dặn dò: (2’)
- Làm bài tập 3,4,5/37SGK
- Khi cho CTHH, xác định hoá trị 2 nguyên tố ta làm thế nào? Cách lập CTHH của hợp chất theo hoá trị ra sao?.....
NHỮNG ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG	

File đính kèm:

  • doctiet 13 hoa tri.doc