Bài giảng Tiết 13: Amin
1. Kiến thức: HS biết :
- Khái niệm, phân loại cách gọi tên( theo danh pháp thay thế và gốc chức)
- Đặc điểm cấu tạo phân tử, tính chất vật lí(TT, màu sắc, mùi, độ tan) của amin
2. Kĩ năng :
- Viết CTCT của các amin đơn chức, xác định được bậc của amin theo CTCT
- Quan sát mô hình thí nghiệm và rút ra nhận xét về cấu tạo và tính chất
Ngày soạn Ngày dạy Lớp Sĩ số 25/9/2010 12D 12E Chương III: AMIN, AMINOAXIT VÀ PROTEIN Tiết 13: AMIN I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: HS biết : - Khái niệm, phân loại cách gọi tên( theo danh pháp thay thế và gốc chức) - Đặc điểm cấu tạo phân tử, tính chất vật lí(TT, màu sắc, mùi, độ tan) của amin 2. Kĩ năng : - Viết CTCT của các amin đơn chức, xác định được bậc của amin theo CTCT - Quan sát mô hình thí nghiệm và rút ra nhận xét về cấu tạo và tính chất 3. Tình cảm thái độ: - Có ý thức giữ gìn cơ thể tránh các tác động không tốt của môi trường - Thấy được tầm quan trọng của các hợp chất amin trong đời sống SX II. Chuẩn bị : 1. Chuẩn bị của GV: Hệ thống câu hỏi và bài tập, mô hình phân tử NH3, metyl amin, anilin 2. Chuẩn bị của HS: học thuộc bài cũ và chuẩn bị tốt bài mới III. Tiến trình bài giảng : 1. Kiểm tra bài cũ : - Không kiểm tra. 2. Nội dung bài học: GV: Em hãy cho biết thành phần chính của thuốc lá?tác hại của việc hút thuốc lá? GV: Nicotin là hợp chất amin, bài học hôm nay sẽ cho chúng ta biết: amin là gi? Và hiểu được tính chất điển hình của amin. Hoạt động của thầy và trò Nội dung hoạt động 1: Khái niệm, phân loại * GV viết lên bảng công thức của các chất: NH3;CH3NH2;C6H5-NH2;CH3-NH-CH3 và kèm theo mô hình của chúng. GV: “Em hãy cho biết có nhóm hoặc nguyên tử nào giống nhau trong 4 hợp chất trên? So sánh chúng với NH3” HS: Quan sát công thức cấu tạo và mô hình của 4 chất trên và rút ra được điểm giống nhau à chứa nguyên tử N Khi so sánh với phân tử NH3 à HS sẽ rút ra được khái niệm của amin * GV diễn giảng thêm phần đồng phân của amin: Đồng phân mạch C Đồng phân vị trí nhóm chức Đồng phân bậc amin Phân loại theo 2 cách thông dụng là dựa vào gốc hidrocacbon và bậc của amin HS: Căn cứ vào đó phân loại được amin theo SGK. - Theo gốc H-C: amin mạch hở, amin thơm - Bậc amin: amin bậc 1, bậc 2, bậc 3 Hoạt động 2 : Gọi tên- đồng phân GV yêu cầu HS dựa vào bảng 2.1 SGK/30 cho biết: Quy luật gọi tên amin theo danh pháp gốc- chức Quy luật gọi tên amin theo danh pháp thay thế. HS: Nghiên cứu SGK rút ra quy luật gọi tên. GV giới thiệu: Amin có các loại đồng phân:Đồng phân về mạch cacbon, vị trí nhóm chức, bậc của amin. Hướng dẫn HS viết các đồng phân của C4H11N. Yêu cầu HS gọi tên. HS viết các đồng phân của C4H11N. Gọi tên. Hoạt động 4: Tính chất vật lí Yêu cầu HS cho biết các tính chất vật lý đặc trưng của amin, tiêu biểu là anilin. I. Khái niệm phân loại và danh pháp: 1. Khái niệm, phân loại: a)Khái niệm: - Amin là hợp chất hữu cơ có thể coi như được tạo thành khi thay thế một hay nhiều nguyên tử H trong phân tử NH3 bằng một hay nhiều gốc hiđrocacbon. Ví dụ: NH3; CH3NH2; C6H5-NH2; CH3-NH-CH3 - Amin thường có đồng phân về mạch cacbon, về vị trí của nhóm chức và về bậc amin. b) Phân loại: 2 cách: + Cách 1: Theo loại gốc hidrocacbon: gồm: Amin thơm: C6H5NH2 Amin mạch hở: CH3CH2CH2NH2 + Cách 2: Theo bậc của amin: Bậc 1: CH3CH2CH2NH2 Bậc 2: CH3CH2NHCH3. Bậc 3: (CH3)3 N. Bậc của amin được qui định theosố nguyên tử hidro trong phân tử NH3 bị thay thế bởi số gốc hidrocacbon. 3.Danh pháp: Theo danh pháp gốc- chức: ank + vị trí+ yl + amin. Theo danh pháp thay thế: Ankan + vị trí+ amin. Tên thông thường chỉ áp dụng đối với một số amin. 4. Đồng phân: Amin có các loại đồng phân: Đồng phân về mạch cacbon. Đồng phân vị trí nhóm chức. Đồng phân về bậc của amin II.Tính chất vật lý: Metyl-, đimetyl-, trimetyl- và etylamin là những chất khí mùi khó chịu, độc, dễ tan trong nước. Các amin đồng đẳng cao hơn là chất lỏng hoặc rắn. Anilin là chất lỏng, nhiệt độ sôi là 1840C, không màu, rất độc, ít tan trong nước, tan trong rượu và benzen. 3. Củng cố- luyện tập: HS: Nhắc lại nội dung chính của bài GV: sử dụng bài tập 1,3 SGK để củng cố 4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: Học thuộc lí thuyết Hướng dẫn Viết đồng phân amin C5H13NH2 gọi tên nêu rõ bậc amin. Kiểm tra của tổ chuyên môn(BGH) .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. Tổ trưởng
File đính kèm:
- Tiet 13- amin.doc