Bài giảng Tiết 12: Công thức hóa học (tiết 1)

. Mục tiêu:

* Kiến thức: Học sinh biết được công thức hoá học (CTHH) dùng để biểu diễn chất, biết được ý nghĩa của CTHH

 Biết cách viết CTHH khi biết kí hiệu hoá học (hoặc tên nguyên tố) và số nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong phân tử của chất.

* Kĩ năng : Rèn luyện kĩ năng viết kí hiệu hoá học của nguyên tố, kĩ năng tính PTK của chất.

* Thái độ : Thấy được vai trò của hóa học trong đời sống và sản xuất.

B. Chuẩn bị:

* GV: Bảng phụ, hình vẽ 1.10, 1.11, 1.12, 1.13.

* HS: Nội dung của bài học.

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1421 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 12: Công thức hóa học (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 08/10/07 Tiết 12: CÔNG THỨC HÓA HỌC
A. Mục tiêu:
* Kiến thức: Học sinh biết được công thức hoá học (CTHH) dùng để biểu diễn chất, biết được ý nghĩa của CTHH
	 Biết cách viết CTHH khi biết kí hiệu hoá học (hoặc tên nguyên tố) và số nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong phân tử của chất.
* Kĩ năng : Rèn luyện kĩ năng viết kí hiệu hoá học của nguyên tố, kĩ năng tính PTK của chất.
* Thái độ : Thấy được vai trò của hóa học trong đời sống và sản xuất.
B. Chuẩn bị:
* GV: Bảng phụ, hình vẽ 1.10, 1.11, 1.12, 1.13.
* HS: Nội dung của bài học.
C. Tiến trình dạy học:
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP
I. Công thức hoá học của đơn chất
* Công thức hoá học của đơn chất chỉ gồm 1 kí hiệu hoá học
* Công thức chung: An
Trong đó: + A là KHHH của nguyên tố
 + n là chỉ số (số nguyên tử của nguyên tố có trong một phân tử đơn chất)
* Ví dụ: 
Đơn chất
Công thức hoá học
Đồng
Lưu huỳnh
Khí hiđro
Khí oxi
 Cu
 S
 H2
 O2
II. Công thức hoá học của hợp chất
* Công thức hoá học của hợp chất gồm 2 hay 3 kí hiệu hoá học trở lên
* Công thức chung : AxBy, AxByCz
Trong đó: 
 + A,B,C là KHHH của các nguyên tố
 + x, y, z : là chỉ số
* Ví dụ:
Hợp chất
Công thức hoá học
Nước
Muối ăn
Khí cacbonic
 H2O
 NaCl
 CO2
III. Ý nghĩa của công thức hoá học (sgk)
* Hoạt động của GV
Hoạt động 1: (5’) KTBC + ĐVĐ bài mới.
- Định nghĩa đơn chất, hợp chất và phân tử.
- Tính PTK của khí oxi, nước và muối ăn.
* ĐVĐ: Như các em đã biết, chất được tạo nên từ các nguyên tố. Do đó ta có thể dùng kí hiệu của nguyên tố để viết thành CTHH biểu diễn chất. Bài học này sẽ cho biết cách ghi và ý nghĩa của CTHH.
Hoạt động 2: (10’) CTHH của đơn chất.
GV: Treo hình 1.10, 1.11. Yêu cầu học sinh cho biết số nguyên tử có trong 1 phân tử.
GV: Em hãy nhắc lại định nghĩa đơn chất?
- Trong công thức của đơn chất có mấy loại kí hiệu hóa học.
- Công thức chung của đơn chất: An. Gọi học sinh giải thích các chữ A, n.
GV: Giải thích: 
+ n = 1 đối với kim loại và một số phi kim(không cần viết vào công thức)
+ n = 2,3 đối với phi kim
GV: Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm làm ví dụ sau:
Đơn chất
Công thức hoá học
Đồng
Lưu huỳnh
Khí hiđro
Khí oxi
* Công thức hoá học của hợp chất được viết như thế nào?
Hoạt động 3:(15’) CTHH của hợp chất
GV: Em hãy nhắc lại định nghĩa hợp chất.
- Trong công thức của hợp chất có bao nhiêu loại kí hiệu hoá học
- Công thức chung của hợp chất AxBy hoặc AxByCz Gọi HS giải thích các chữ A, B, C, x, y, z
GV: Yêu cầu HS nhìn vào hình vẽ 1.12; 1,13; 1.15. Hoàn thành bảng sau:
Hợp chất
Công thức hoá học
Nước
Muối ăn
Khí cacbonic
* Củng cố: 3/ 34 sgk
* Công thức hoá học của chất cho biết điều gì?
Hoạt động 4: (10’)Ý nghĩa của CTHH
GV: - Nhìn vào công thức hoá học của nước H2O biết được điều gì ?
 - Nhìn vào công thức hoá học của khí oxi O2 biết được điều gì?
GV: Dựa vào công thức hoá học của một chất biết được điều gì?
GV: Yêu cầu HS nêu ý nghĩa của công thức H2SO4 và P2O5
GV: Gọi HS đọc phần lưu ý trong sgk
* Củng cố: Bài 1/33 sgk
 Bài 2/33 sgk
 Bài 3/34 sgk
* Hoạt động của HS
HS: - Trả lời lý thuyết
PTK của khí oxi = 2 x16 = 32 đvC
PTK của nước = 2 x 1 + 16 = 18 đvC
 PTK của muối = 23 + 35,5 = 58,5đvC
HS: - Đơn chất Đồng: hạt hợp thành là nguyên tử Cu
 - Đơn chất Khí hiđro: hạt hợp thành là 2 nguyên tử H
 - Đơn chất Khí oxi: hạt hợp thành là 2 nguyên tử O
HS: Định nghĩa đơn chất
 - Chỉ có 1 KHHH
 - A : là KHHH của nguyên tố
 - n : là chỉ số (số nguyên tử của nguyên tố có trong một phân tử đơn chất)
HS: Lắng nghe, ghi nhớ
HS: Làm theo yêu cầu của GV
Đơn chất
Công thức hoá học
Đồng
Lưu huỳnh
Khí hiđro
Khí oxi
 Cu
 S
 H2
 O2
HS: Định nghĩa hợp chất
- A, B, C: là KHHH của các nguyên tố
- x, y, z : là chỉ số
HS: Làm theo yêu cầu của GV
Hợp chất
Công thức hoá học
Nước
Muối ăn
Khí cacbonic
 H2O
 NaCl
 CO2
HS1: a) CaO, PTK = 40 + 16 = 56 đvC
 b) NH3, PTK = 14 + 1x3 = 17 đvC
c) CuSO4, PTK = 64 + 32 + 16x4 = 160 đvC
HS: Trả lời theo gợi ý của GV
 - H2O do 2 nguyên tố H và O tạo ra
 - Có 2 nguyên tử H và 1 nguyên tử O trong phân tử.
 - PTK = 1x2 + 16 = 18 đvC
HS: Dựa vào CTHH của 1 chất biết được:
Nguyên tố nào tạo nên chất
- Số nguyên tử của mỗi nguyên tố
PTK của chất
HS1: Nêu ý nghĩa của H2SO4
HS2: Nêu ý nghĩa của P2O5
HS: Ghi nhớ phần lưu ýtrong sgk
HS1: 1/33 sgk
HS2: 2/33 sgk
HS3: 3/33 sgk
D. Hướng dẫn tự học: (5’)
* Bài vừa học: - Học bài theo vở ghi + sgk + Đọc phần đọc thêm
 - Làm các bài tập 1, 2, 3, 4/ 33- 34 sgk
* Bài sắp học: Hoá trị ( phần I )
 - Hoá trị là gì? Hoá trị của một nguyên tố được xác định theo hoá trị của nguyên tố nào?
 - Xác định hoá trị của các nguyên tố trong hợp chất ( dựa vào hoá trị của H và O )
 a. HCl, H2O, NH3
 b. Na2O, CaO, CO2
E. Rút kinh nghiệm, kiem tra:

File đính kèm:

  • docTIET 12.doc