Bài giảng Tiết 1,2 - Bài : Ôn tập đầu năm

1. Kiến thức:

- Ôn tập củng cố , hệ thống hóa kiến thức các chương hoá học đại cương và vô cơ (Sự điện li, nitơ – photpho, cacbon – silic) và các chương về hoá học hữu cơ (đại cương về hoá học hữu cơ, hiđrocacbon, dẫn xuất halogen – ancol- phenol, anđehit-xeton-axit cacboxxilic).

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng dựa vào cấu tạo của chất để suy ra tính chất và ứng dụng của các chất. Ngược lại dựa vào tính chất cảu các chất dự đoán cấu tạo của chất.

 

doc6 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1009 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 1,2 - Bài : Ôn tập đầu năm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: .../../.
Ngày giảng: ././. Tiết 1,2 - Bài : ÔN TẬP ĐẦU NĂM
I. Mục tiêu.
Kiến thức:
- Ôn tập củng cố , hệ thống hóa kiến thức các chương hoá học đại cương và vô cơ (Sự điện li, nitơ – photpho, cacbon – silic) và các chương về hoá học hữu cơ (đại cương về hoá học hữu cơ, hiđrocacbon, dẫn xuất halogen – ancol- phenol, anđehit-xeton-axit cacboxxilic).
Kỹ năng: 
- Rèn kỹ năng dựa vào cấu tạo của chất để suy ra tính chất và ứng dụng của các chất. Ngược lại dựa vào tính chất cảu các chất dự đoán cấu tạo của chất.
II. Chuẩn bị.
- GV: Lập bảng tổng kết.
- HS: Ôn tập lại những nội dung cơ bản.
III. Phương pháp:
- Nêu vấn đề + đàm thoại + hoạt động nhóm. 
IV. Các hoạt động dạy và học.
1. Ổn định lớp: 
2.Bài mới: 
Tiết 1: Ôn tập hệ thống phần hóa học vô cơ
GV đặt câu hỏi, yêu cầu - HS trả lời để lập bảng tổng kết.
Hoạt động 1: 
I. SỰ ĐIỆN LI.
Quá trình phân li các chất trong nước ra ion gọi là sự điện li
	1. Sự điện li.
Những chất khi tan trong nước phân li ra ion gọi là những chất điện li.
Chất điện li yếu là chất khi tan trong nước chỉ có một phần số phân tử hòa tan phân li ra ion phần còn lại vẫn tồn tại dưới dạng phân tử trong dung dịch .
Chất điện li mạnh là chất khi tan trong nước, các phân tử hòa tan đều phân li ra ion
Một số nội dung cần lưu ý:
	- Chỉ xét dung môi là nước
	- Sự điện li còn là quá trịnh phân li các chất thành ion khi nóng chảy.
	- Chất điện li là chất khi nóng chảy phân li thành ion.
	- Chú ý: Không nói chất điện li mạnh là chất khi tan trong nước phân li hoàn toàn thành ion. 
 Ví dụ H2SO4 là chất điện li mạnh nhưng:
 H2SO4 H+ + - HSO4- (phân li hoàn toàn) ; - HSO4- H+ + SO42- (phân li không hoàn toàn)
 Hay NaHCO3 là chất điện li mạnh nhưng:
 NaHCO3 Na+ + HCO3- (phân li hoàn toàn); HCO3- H+ + CO32- (phân li không hoàn toàn)
	- Không nói chất điện li mạnh là chất khi tan trong nước phân li gần như hoàn toàn thành ion. Lí do: Na2SO4 là chất điện li mạnh, nếu viết Na2SO4 2Na+ + SO42- thì có nghĩa là trong dung dịch vẫn tồn tại các phân tử Na2SO4. Điều đó không đúng.
	2. Axit, ba zơ và muối (là những chất điện li) 
 - HS nếu các khái niệm: Axit, bazơ, muối và lấy ví dụ minh họa?
Axit, ba zơ và muối
Muối là hợp chất khi tan trong nước phân li ra cation kim loại (hoặc NH4+) và anion gốc axit
ba zơ chất khi tan trong nước phân li ra ation OH-
Axit là chất khi tan trong nước phân li ra cation H+
Hiđroxit lưỡng tính là hiđroxit khi tan trong nước vừa có thể phân li như axit, vừa có thể phân li như bazơ.
	3. Phản ứng trao đỏi ion trng dung dịch các chất điện li.
 - HS nêu điều kiện để phản ứng trao đổi ion xảy ra và lấy ví dụ minh họa? Viết phương trình ion thu gọn?
Bản chất làm giảm số ion trong dung dịch .
Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li chỉ xảy ra khi có ít nhất một trong các điều kiện sau:
+ Tạo thành chất kết tủa.
+ Tạo thành chất khí.
+ Tạo thành chất điện li yếu.
Hoạt động 2: 
II. NITƠ – PHOTPHO
 Yêu cầu - HS lập bảng tổng kết, so sánh đặc điểm cấu tạo của N, P? So sánh tính chất của N, P? 2 axit ?
NITƠ
PHOTPHO
Cấu hình electron: 1s22s22p3
Độ âm điện 3,04
Cấu tạo phân tử : N N (N2).
Các số oxi hóa: -3, 0, +1, +2, +3, +4, +5
Axit HNO3 : O
CTCT: H- O - N 
 O
HNO3 là axit mạnh, có tính oxi hóa mạnh.
Cấu hình electron: 1s22s22p63s23p3
Độ âm điện 2,19
Cấu tạo phân tử : P4 ( photpho trắng), Pn ( P đỏ)
Các số oxi hóa: -3, 0, +3, +5
CTCT H - O
 H - O - P = O
 H - O
H3PO4 là axit ba nấc, độ mạnh trung bình, không có tính oxi hóa mạnh như HNO3.
III. CACBON - SILIC
CACBON
SILIC
Cấu hình electron: 1s22s22p2
Các dạng thù hình: kim cương, than chì, fuleren.
Đơn chất: cacbon thể hiện tính khử là chủ yếu, ngoài ra còn thể hiện tính oxi hóa.
Hợp chất: CO, CO2, axit H2CO3, muối cacbonat
 + CO: là oxit trung tính, có tính khử mạnh.
 + CO2: là oxit axit, có tính oxi hóa.
 + H2CO3: là axit rất yếu, không bền chỉ tồn tại trong dung dịch .
Cấu hình electron: 1s22s22p63s23p2
Các dạng tồn tại: Silic tinh thể và silic vô định hình.
Đơn chất: Silic vùa thể hiện tính khử vừa thể hiện tính oxi hóa.
Hợp chất: SiO2, Na2SiO3, muối silicat.
+ SiO2: là oxit axit, không tan trong nước.
+ H2SiO3 : là axit, ít tan trong nước( kết tủa keo), yếu hơn axit cacbonic.
Nhắc nhở - HS về nhà tiếp tục ôn tập, lập bảng tổng kết về phần hoá học hữu cơ.
Tiết 2.
Hoạt động 3: 
II. ĐẠI CƯƠNG HÓA HỌC HỮU CƠ.
Hợp chất hữu cơ
Hiđrocacbon
Dẫn xuất của hiđrocacbon
Amonoaxit
Anđehit, Xeton
Ancol, 
Phenol, Este
Dẫn xuất hahalogen
Hiđrocacbon
không no
Hiđrocacbonthơm
Hiđrocacbon
no
Axit cacboxilic, Este
 - Đồng đẳng: những hợp chất hữu cơ có thành phần phân tử hơn kém nhau mộ hay nhiều nhóm CH2 nhưng có tính chất hoá học tương tự nhau, là nhuwngc chất đồng đẳng, chúng hợp thành dãy đồng đẳng.
 - Đồng phân: Những hợp chất hữu cơ có cùng CTPT nhưng có cấu tạo khác nhau, gọi là các chất đồng phân.
V. HIĐROCACBON
Ankan
Anken
Ankin
Ankađien
Ankylbenzen
Công thức chung
CnH2n + 2
(n 1)
CnH2n
(n 2)
CnH2n - 2
(n 2)
CnH2n - 2
(n 3)
CnH2n – 6
(n 6)
Đặc điểm cấu tạo
- Chỉ có liên kết đơn mạch hở.
- Có đồng phân mạch cacbon
- Có một liên kết đôi, mạch hở.
- Có đồng phân mạch ccabon, đồng phân vị trí liên kết đôi và đồng phân hình học.
- Có một liên kết ba, mạch hở.
- Có đồng phân mạch C và đồng phân vị trí liên kết ba.
- Có 2 liên kết đôi. mạch hở.
- Có vòng benzen.
- Có đồng phân vị trí tương đối của nhánh ankyl.
Tính chất hoá học 
- Phản ứng thế halogen.
- Phản ứng tách hiđro.
- Không làm mất màu dd KMnO4.
- Phản ứng cộng.
- Phản ứng trùng hợp.
- Tác dụng với chất oxi hóa.
- Phản ứng cộng.
- Phản ứng thế H ở cacbon đầu mạch có liên kết ba.
- Tác dụng với chất oxi hóa.
- Phản ứng cộng.
- Phản ứng trùng hợp.
- Tác dụng với chất oxi hóa.
- Phản ứng thế (halogen, nitro)
- Phản ứng cộng
Hoạt động 4 
IV. DẪN XUẤT HALOGEN – ANCOL – PHENOL.
Dẫn xuất halogen.
Ancol no, đơn chức
Phenol
Công thức chung
CxHyX
CnH2n + 1OH (n 1)
C6H5OH
Tính chất hoá học
- Phản ứng thế X bằng OH
- Phản ứng tách HX 
( hiđrôhalogenua)
- Phản ứng với KLK
- Phản ứng thế nhóm OH
C2H5OH C2H5Br + H2O
- Phản ứng tách H2O
C2H5OH C2H4 + H2O.
- Phản ứng oxi hóa không hoàn toàn
C2H5OH CH3CHO.
- Phản ứng cháy.
- Phản ứng với KLK
- Phản ứng với dung dịch kiềm.
- Phản ứng thế nguyên tử H của vòng benzen:
C6H6 + 3Br2 C6H2(Br3)OH + 
 3HBr.
Điều chế
- Thế H của hiđrocacbon bằng X.
- Cộng HX hoặc X2 vào anken, ankin
Từ dẫn xuất halogen hoặc anken.
Từ benzen hay cumen.
Hoạt động 5 
VII. ANĐEHIT- XETON – AXIT CACBOXILIC.
Anđehit no đơn chức mạch hở
Xeton no đơn chức mạch hở
Axit cacboxylic no đơn chức mạch hở
Công thức chung - CT
CnH2n + 1CHO (n 0)
CnH2n + 1CO CmH2m+ 1
CnH2n + 1COOH (n 0)
Tính chất hoá học
- Tính oxi hóa
R-CHO + H2 R-CH2OH
- Tính khử
R-CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O R-COONH4 + 2Ag + 2NH4NO3.
- Tính oxi hóa
R-CO-R’ + H2 
R-CHOH-R’
- Có tính chất chung của axit (tác dụng với bazơ, oxit bazơ, kim loại hoạt động).
- Tác dụng vói ancol 
RCOOH + R’OH 
 RCOOR’ + H2O.
Điều chế
- Oxi hóa ancol bậc I
R-CH2OH + CuO 
 R-CHO + Cu + H2O.
- Oxi hóa etilen để điều chế anđehit axetic.
2CH2=CH2 + O2 
 2CH3-CHO
- Oxi hóa ancol bậc II
2R-CH(OH)-R’ + O2 2R-CO-R’ + 2H2O.
- Oxi hóa anđehit:
R-CHO +O2 
 R-COOH.
- Oxi hóa cắt mạch ankan
R-CH2-CH2-R’ + O2 
 RCOOH + H2O.
- Sản xuất CH3COOH
 + Lêm mem giấm.
 + Từ CH3OH: CH3OH + CO CH3COOH.
Câu hỏi: 1. Thực nghiệm cho biết phenol làm mất màu nước brom còn toluen không làm mất màu nước brom. Từ kết quả trên rút ra điều gì ?
 Trả lời: nhóm CH3 trong phân tử toluen và nhóm OH trong phân tử phenol đều là nhóm đẩy electron vào vòng benzen làm mật độ electron trong vòng benzen tăng lên ở các vị tris2, 4, 6 nên nguyên tử H ở các vị trí đó linh động hơn dễ bị thay thế bởi brom. Toluen không làm mất màu nươc brom, chứng tỏ nhóm CH3 đẩy electron yếu hơn nhóm OH.
2. Có thể dùng kim loại Na để phân biệt các ancol CH3OH, C2H5OH, C3H7OH được không? hãy trình bày cách làm?
 Trả lời: Về mặt định tính thì không phân biệt được, Về mặt định lượng thì có thể phân biệt được dựa vào phân tử khối các ancol.
Nhắc nhở: Về nhà chuẩn bị trước bài este.
.

File đính kèm:

  • docGiao an 12 tiet 12.doc