Bài giảng Tiết 12 – Bài : Công thức hóa học

1/ Kiến thức : Biết được :

Công thức hoá học (CTHH)biểu diễn thành phần phân tử của chất.

- Công thức hoá học của đơn chất chỉ gồm ký hiệu hoá học của một nguyên tố( kèm theo số nguyên tử nếu có).

- Công thức HH của hợp chất gồm ký hiệu của hai hay nhiều nguyên tố tạo ra chất, kèm theo số nguyên tử của mỗi nguyên tố tương ứng.

- Cách viết công thức hoá học của đơn chất và hợp chất.

 

doc6 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1308 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 12 – Bài : Công thức hóa học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngµy so¹n: 02/10/2011
Ngµy gi¶ng: 04/10/2011	
Tiết 12 – Bài : CÔNG THỨC HÓA HỌC
I . MỤC TIÊU
1/ Kiến thức : Biết được :
Công thức hoá học (CTHH)biểu diễn thành phần phân tử của chất.
Công thức hoá học của đơn chất chỉ gồm ký hiệu hoá học của một nguyên tố( kèm theo số nguyên tử nếu có).
Công thức HH của hợp chất gồm ký hiệu của hai hay nhiều nguyên tố tạo ra chất, kèm theo số nguyên tử của mỗi nguyên tố tương ứng.
Cách viết công thức hoá học của đơn chất và hợp chất.
Công thức hoá học cho biết : Nguyên tố nào tạo ra chất, số nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong một phân tử và phân tử khối của chất.
 2/ Kỹ năng :
 Quan sát công thức hoá học cụ thể rút ra được nhận xét về cách viết công thức HH của đơc chất và hợp chất.
- Viết được CTHH của chất cụ thể khi biết tên các nguyên tố và số nguyên tử của mỗi nguyên tố tạo nên một phân tử và ngược lại.
- Nêu ý nghĩa của công thức HH của chất cụ thể.
3/Thái độ : Yêu quý môn học, có thái độ hăng say tìm hiểu khoa học.
II. CHUẨN BỊ
1. GV : Nghiên cứu công thức HH của đơc chất, hợp chất, ý nghĩa của CTHH.
2. Ôn tập kỹ các khái niệm: đơn chất, hợp chất, phân tử
III HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ: 
1. Nêu KN đơn chất và hợp chất ? cho ví dụ ?
2.Tính phân tử khối của các chất sau :
a) Canxi cacbonat, biết phân tử gồm 1Ca, 1C, 3O.
b) Axit sunfuric, biết phân tử gồm 2H, 1S, 4O.
3. Bài mới : 
Người ta biểu diễn một nguyên tố như thế nào ?
Chất được tạo nên từ các nguyên tố => dùng kí hiệu hoá học của các nguyên tố ta có thể viết được công thức hoá học để biểu diễn chất.
Hoạt động 1: tìm hiểu công thức hóa học của đơn chất
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Gv yêu cầu học sinh nhắc lại
(?) Đơn chất gì?
(?) Kí hiệu hoá học là gì?
Treo tranh vẽ mô hình nguyên tử hidro và đơn chất đồng.
(?) Hai đơn chất trên có gì giống và khác nhau?
(?) Các chất trên được tạo nên từ mấy nguyên tố ?
-> Công thức của đơn chất có mấy kí hiệu ?
(?) Hãy thử viết công thức cho hai đơn chất trên?
Gv nhận xét sửa chữa. 
(?) Công thức chung cho đơn chất ? giải thích ý nghĩa các kí tự có trong công thức chung?
Gv nhận xét tổng kết.
(?) Hãy viết công thức cho các đơn chất sau:
 Khí Hiđro
Natri
Sắt
Nhôm
Đồng
Cacbon
Khí Clo
Kẽm
Lưu huỳnh
Khí oxi
Gv nhận xét, chốt đáp án
I./ Công thức hoá học của đơn chất
Nêu khái niệm đơn chất và khái niệm kí hiệu hoá học.
Quan sát tranh thấy được các chất đều do 1 nguyên tố tạo thành, nhưng khí hidro có 2 nguyên tử hợp thành phân tử còn đồng có 1 nguyên tử hợp thành phân tử.
=> công thức chỉ có một kí hiệu
Hs : Hiđro: H2
Đồng : Cu
Thu nhận kiến thức hình thành cách viết công thức của đơn chất.
Hs hoạt động cá nhân hoàn thành bài tập
Hiđro
H2
Natri
Na
Sắt
Fe
Nhôm
Al
Đồng
Cu
Cacbon
C
Clo
Cl2
Kẽm
Zn
Lưu huỳnh
S
Khí oxi
O2
 1 học sinh lên chữa. Lớp bổ sung
Kết luận 
 Công thức chung của đơn chất : An
 - A là kí hiệu hoá học của nguyên tử.
 -n là chỉ số (số nguyên tử tạo nên 1 phân tử chất)
Hoạt động 2: tìm hiểu công thức của hợp chất
Yêu cầu học sinh nhắc lại các khái niệm
 (?) Hợp chất là gì?
(?) Công thức hoá học của hợp chất có bao nhiêu kí hiệu ?
(?) Rút ra công thức chung của hợp chất ?
Gv nhận xét sửa chữa .chốt kết luận.
Treo bảng phụ yêu cầu hs thảo luận nhóm hoàn thành
Viết công thức các chất sau :
Axit sunfuric (2H,1 S, 4 O)
Natri photphat (3 Na, 1 P, 4 O)
Nước (2H, 1O)
Đinitơ penta oxit(2N, 5O)
Mangan (IV) oxit (1 Mn, 2O)
Gv nhận xét tổng kết.
II./ Công thức hoá học của hợp chất
Nêu khái niệm hợp chất.
-> công thức có từ 2 kí hiệu trở lên 
( ứng với số nguyên tố )
Nghiên cứu thông tin viết công thức chung của hợp chất.
Hình thành nhóm báo cáo thảo luận nhóm.
Đại diện nhóm lên hoàn thành bảng.Lớp bổ sung.
Axit sunfuric (2H,1 S, 4 O)
H2SO4
Natri photphat (3 Na, 1 P, 4 O)
Na3PO4
Nước (1H, 2O)
H2O
Đinitơ penta oxit(2N, 5O)
N2O5
Mangan (IV) oxit (1 Mn, 2O)
MnO2
Kết luận
 Công thức chung của hợp chất:AxBy ; AxByCz
Trong đóA,B,C là kí hiệu hoá học và x,y,z là các chỉ số của các nguyên tố hợp thành hợp chất.
Hoạt động 3 : Tìm hiểu ý nghĩa của công thức hóa học
Cho HS nghiên cứu thông tin
(?) Tìm ý nghĩa công thứ hoá học ?
(?) Các công thức sau cho biết điều gì?:
KNO3, ZnCO3, NH4Cl
Gv nhận xét , chốt kiến thức
III./ Ý nghĩa của công thức hoá học
Hs hoạt động nhóm thảo luận nhóm nghiên cứu thông tin trả lời các yêu cầu của giáo viên.
.
Kết luận: CTHH cho chúng ta biết:
+ Các nguyên tố tạo ra chất.
+ Số nguyên tử của mỗi nguyên tố tạo nên 1 phân tử chất.
+ Phân tử khối của chất
4. Củng cố - dặn dò: 
a.Củng cố
HS đọc ghi nhớ.
4.1./ Công thức chung của đôn chất và hợp chất là:
a. Ax và xAyB.	 b. xA và AxBy.
c. xA và xAyB	 d. Ax và AxBy
4.2./ Phân tử Axít photphoric tao bởi 3H, 1P và 4O. Công thức của hợp chất đó là:
a. H3PO4 	b. H3PO4
c. H3PO4	d. 3HP4O
Gọi học sinh chữa bài tập 3 / 34
a. 	CaO
b.	NH3
c.	CuSO4
b. Dặn dò
Học bài cũ, soạn trước bài 10, làm bài tập 1 – 5 SGK
Ngµy so¹n: 03/10/2011
Ngµy gi¶ng: 07/10/2011	
Tiết 13 : Bài 10 HOÁ TRỊ (T1)
I . MỤC TIÊU. 
 1/ Kiến thức : 
Biết được :
- Hoá trị biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử của nguyên tố này của nguyên tử của nguyên tố khác hay với nhóm nguyên tử khác.
- Quy ước : Hoá trị của H là I, hoá trị của O là II ; hoá trị của một nguyên tố trong hợp chất cụ thể được xác định theo hoá trị của H và O.
- Quy tắc : Trong hợp chất hai nguyên tố AxBy thì : a.x = b.y ( a,b là hoá trị tương ứng của hai nguyên tố A, B) (Quy tắc hoá trị đúng với cả khi A hay B là nhóm nguyên tử)
2/ Kỹ năng : Suy luận, tính toán, tư duy logic.
3/ Thái độ : Yêu quý môn học, có thái độ hăng say tìm hiểu khoa học.
II. CHUẨN BỊ
1. GV: Nội dung bài Tranh bảng 1 SGK, bảng phụ
2. HS: Nghiên cứu nội dung bài.
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC. 
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ:
1/. Nêu ý nghĩa của công thức hoá học ?
2/. Công thức HNO3 cho em biết điều gì ?
3. Bài mới :GV ghi góc bảng: H2O ,HO2, HO3 , H3O . 
 Trong các công thức trên công thức nào đúng, công thức nào sai ?muốn biết điều đó ta phải biết được hoá trị của nguyên tố => lập được CTHH của hợp chất ?
Hoạt động 1:Tìm hiểu cách xác định của một nguyên tố
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
GV giới thiệu sơ đồ cấu tạo một số hợp chất: HCl, H2O, NH3, CH4.
Nhận xét thành phần cấu tạo của các hợp chất trên ? Chúng có điểm gì chung ?
Gv người ta qui ước gán cho H hoá trị I
Xác định hoá trị của các nguyên tố trong hợp chất trên ?
GV nhận xét , giải thích thêm hoá trị của ng.tố Hiđro là I. Một ng.tử của ng.tố khác liên kết được với bao nhiêu ng.tử hiđro thì hoá trị của ng.tố đó bằng bây nhiêu.
 Ngoài hoá trị của hidro người ta cón có thể căn cứ vào hoá trị của nguyên oxi để xác định hoá trị của nguyên tố khác?
Oxi có hoá trị mấy ?
xác định hoá trị các nguyên tố trong hợp chất: FeO, K2O, CO2, SO3
(?) Trong hoá học 1 số nguyên tử còn liên kết với nhau tạo nên nhóm nguyên tố. Hãy cho biết các nhóm sau có hoá trị bao nhiêu?
H2SO4, HOH, HNO3, H3PO4, H2CO3
Gv nhận xét cho hs đọc kết luận.
 Hoá trị là gì ?
Cách xác định hoá trị của một nguyên tố ?
Gv nhận xét , chốt kết luận
Hướng dẫn học sinh cáhc sử dụng bảng tr 42
I./ Hoá trị của nguyên tố được xácđịnh bằng cách nào?
Thu nhận thông tin: quan sát tìm ra đặc điểm -> ttả lời
- 1 nguyên tử của một nguyên tố liên kết với một số nguyên tử H
Qui ước H hoá trị I 
Ta có : HCl -> Cl hoá trị I
 H2O => O hoá trị II
 NH3 => N hoá trị III
 CH4 => C hoá trị IV
Hs: oxi hoá trị II.
Học sinh thảo luận nhóm -> xác định hoá trị các nguyên tố trong hợp chất oxit gv đưa ra.
1 đại diện lên bảng chữa. Lớp bổ sung
FeO => Fe hoá trị II
 K2O => K hoá trị I
 CO2 => C hoá trị IV
 SO3 => S hoá trị VI
Quan sát công thức xác định hoá trị các nhóm nguyên tố: căn cứ vào số nguyên tử hidro mà nhóm nguyên tố đó liên kết với.
Đọc thông tin kết luận.
HS trả lời
Kết luận: + Hoá trị là số biểu thị khả năng liên kết của Ng. tử của ng. tố này với Ng. tử của ng. tố khác .
+ Hoá trị của Ng. tố hay nhóm Ng. tố trong hợp chất có thể xác định căn cứ vàohoá trị của Hiđro (I) hoặc Oxi (II).
Hoạt động 2: Quy tắc hóa trị
Gv yêu cầu:
Nêu CTHH chung của hợp chất gồ 2 nguyên tố ? giải thích các kí hiệu ?
GV : Giả sử a, b lần lượt là hoá trị của A, B
Hãy hoàn thành bảng sau
Hợp chất
a . x
b . y
NH3
H2O
CO2
FeO
So sánh tích a.x và b.y trong các tường hợp trên ?
(?) Hãy dùng công thức để biểu diễn mối quan hệ hoá trị và chỉ số các nguyên tố trên. Phát biểu thành lời cho công thức đó.
GV nhận xét và chốt. Đó chính là qui tắc hoá trị
II./ Quy tắc hoá trị
1. Qui tắc
Học sinh nhắc lại kiến thức cũ
Hs: 
Trong đóA,B là kí hiệu hoá học và x,y là các chỉ số của các nguyên tố hợp thành hợp chất.
Học sinh thảo luận bảng. 1 đại diện nhóm chữa. Lớp bổ sung
Hợp chất
a . x
b . y
NH3
III x 1
I x 3
H2O
I x 2
II x 1
CO2
IV x 1
II x 2
FeO
II x 1
II x 1
HS hoạt động nhóm xác định hoá trị các Ng. tố có trong công thức. Tìm tích các chỉ số với hoá trị của chúng.
So sánh thấy được mối quan hệ.
HS rút ra KL: a . x = b . y
HS Biểu diễn và phát biểu thành lời mối quan hệ trên.
Kết luận: Trong CTHH tích chỉ số và hoá trị của Ng. tố này bàng tích chí số và hoá trị của Ng. tố kia.
 -> a.x = b. y
4. Củng cố- dặn dò : 
a.củng cố
HS đọc ghi nhớ
Hoá trị là gì ? 
Căn cứ vào đâu để xác định hoá trị của một nguyên tố ?
Phát biểu qui tắc hoá trị ? công thức của qui tắc ?
Nối các công thức tương ứng1 với chất cho trước trong bảng sau.
Chất cấu tạo từ
Nối
Công thức hoá học
1. N (III) và H (I)
1-
a. CO2
2. Al (III) và O (II)
2- 
b. N2O5
3. S (II) và H(I)
3-
c. NH3
4. N(V) và O(II)
4-
d. Al2O3
5. C (IV) và O (II)
5-
e. H2S
b.Dặn dò
Học bài cũ, làm bài tập 1,2,3,4 SGK.
Tìm hiểu trước phần 2: Vận dụng

File đính kèm:

  • docHOA 87.doc