Bài giảng Tiết 12 - Bài 9: Thực hành: Tập sơ cứu và băng bó cho người gãy xương
MỤC TIấU:
- HS biết cách sơ cứu khi gặp người gãy xương.
- Biết băng cố định xương bị gãy, cụ thể xương cẳng tay, cẳng chân.
II. CHUẨN BỊ:
-Băng hình sơ cứu và băng bó cố định khi gãy xương (nếu có).
- HS: Mỗi nhóm: 2 nẹp tre (nẹp gỗ) bào nhẵn dài 30-40 cm, rộng: 4-5 cm, dày 0,6-1 cm, 4 cuộn băng y tế dài 2m (cuộn vải), 4 miếng vải sạch kích thích 20x40 cm hoặc gạc y tế.
Ngày soạn: 01/10/2011 Ngày dạy: 03/10/2011 Tiết 12 Bài 9: THỰC HÀNH : Tập sơ cứu và băng bó cho người gãy xương I. MỤC TIấU: - HS biết cách sơ cứu khi gặp người gãy xương. - Biết băng cố định xương bị gãy, cụ thể xương cẳng tay, cẳng chân. II. CHUẨN BỊ: -Băng hình sơ cứu và băng bó cố định khi gãy xương (nếu có). - HS: Mỗi nhóm: 2 nẹp tre (nẹp gỗ) bào nhẵn dài 30-40 cm, rộng: 4-5 cm, dày 0,6-1 cm, 4 cuộn băng y tế dài 2m (cuộn vải), 4 miếng vải sạch kích thích 20x40 cm hoặc gạc y tế. iii. hoạt động dạy - học. 1. ổn định tổ chức 2. Kiờ̉m tra bài cũ 3. Bài mới Hoạt động 1: Nguyên nhân gãy xương Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi : - Nguyên nhân nào dẫn đến gãy xương ? - Vì sao nói khả năng gãy xương liên quan đến lứa tuổi ? - Để bảo vệ xương khi tham gia giao thông, em cần chú ý đến điểm gì ? - Gặp người bị tai nạn giao thông chúng ta có nên nắn chỗ xương gãy không ? Vì sao ? - GV nhận xét và giúp HS rút ra kết luận. - HS trao đổi nhóm và nêu được : + Do va đập mạnh xảy ra khi bị ngã, tai nạn giao thông... + Tuổi càng cao, nguy cơ gãy xương càng tăng vì tỉ lệ chất cốt giao (đảm bảo tính đàn hồi) và chất vô cơ (đảm bảo tính rắn chắc) thay đổi theo hướng tăng dần chất vô cơ. Tuy vậy trẻ em cũng rất hay bị gãy xương do... + Thực hiện đúng luật giao thông. + Không, vì có thể làm cho đầu xương gãy đụng chạm vào mạch máu và dây thần kinh, có thể làm rách cơ và da. Kết luận: - Gãy xương do nhiều nguyên nhân. - Khi bị gãy xương phải sơ cứu tại chỗ, không được nắn bóp bừa bãi và chuyển ngay nạn nhân vào cơ sở y tế. Hoạt động 2: Tập sơ cứu và băng bó - GV có thể sử dụng băng hình hoặc nhóm HS làm mẫu hoặc cũng có thể dùng tranh H 12.1 => h 12.4 giới thiệu phương pháp sơ cứu và phương pháp băng cố định. - Các nhóm HS theo dõi để nắm được các thao tác. - Từng nhóm tiến hành làm: Mỗi em tập băng bó cho bạn (giả định gãy xương cẳng tay, cẳng chân). - Các nhóm phải trình bày được: + Thao tác băng bó. + Sản phẩm làm được. - Đảm bảo an toàn giao thông, tránh đùa nghịch vật nhau dẫm chân lên nhau. Kết luận: Phương pháp sơ cứu : - Đặt nẹp tre, gỗ vào chỗ xương gãy. - Lót vải mềm, gấp dày vào chỗ đầu xương. - Buộc định vị 2 chỗ đầu nẹp và 2 bên chỗ xương gãy. * Băng bó cố định - Với xương cẳng tay : dùng băng quấn chặt từ trong ra cổ tay, sau dây đeo vòng tay vào cổ. - Với xương chân: băng từ cổ chân vào. Nếu là xương đùi thì dùng nẹp tre dài từ sườn đến gót chân và buộc cố định ở phần thân. .4. Củng cố - Dặn dò : a, Củng cụ́: - GV nhận xét chung giờ thực hành về ưu, nhược điểm. - Cho điểm nhóm làm tốt : Nhắc nhở nhóm làm chưa đạt yêu cầu. b, Dặn dò - Viết báo cáo tường trình sơ cứu và băng bó khi gãy xương cẳng tay. Ngày soạn: 02/10/2011 Ngày dạy: 07/10/2011 Chương III- Tuần hoàn Tiết 13 Bài 13: Máu và môi trường trong cơ thể I. mục tiêu. - HS phân biệt được các thành phần cấu tạo của máu. - Trình này được chức năng của máu, nước mô và bạch huyết. - Trình bày được vai trò của môi trường trong cơ thể. II. chuẩn bị. - Tranh phóng to H 13.1 ; 13.2. iii. hoạt động dạy - học. 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới Hoạt động 1: Máu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh -Yêu cầu HS đọc thông tin SGK, quan sát H 13.1 và trả lời câu hỏi:- -? Máu gồm những thành phần nào? - Có những loại tế bào máu nào? - Yêu cầu HS hoàn thành bài tập điền từ SGK. - GV giới thiệu các loại bạch cầu (5 loại): Màu sắc của bạch cầu và tiểu cầu trong H 13.1 là do nhuộm màu. Thực tế chúng gần như trong suốt. - Yêu cầu HS nghiên cứu bảng 13 và trả lời câu hỏi: - Huyết tương gồm những thành phần nào? - Yêu cầu HS thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi phần s SGK - Khi cơ thể mất nước nhiều (70-80%) do tiêu chảy, lao động nặng ra nhiều mồ hôi... máu có thể lưu thông dễ dàng trong mạch nữa không? Chức năng của nước đối với máu? - Thành phần chất trong huyết tương gợi ý gì về chức năng của nó? - GV yêu cầu HS tìm hiểu thông tin SGK, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi: - Thành phần của hồng cầu là gì? Nó có đặc tính gì? - Vì sao máu từ phổi về tim rồi tới tế bào có màu đỏ tươi còn máu từ các tế bào về tim rồi tới phổi có màu đỏ thẫm? - HS nghiên cứu SGK và tranh, sau đó nêu được kết luận. 1- huyết tương 2- hồng cầu 3- tiểu cầu - HS dựa vào bảng 13 để trả lời : Sau đó rút ra kết luận. - HS trao đổi nhóm, bổ sung và nêu được : + Cơ thể mất nước, máu sẽ đặc lại, khó lưu thông. - HS thảo luận nhóm và nêu được : + Hồng cầu có hêmoglôbin có đặc tính kết hợp được với oxi và khí cacbonic. + Máu từ phổi về tim mang nhiều O2 nên có màu đỏ tươi. Máu từ các tế bào về tim mang nhiều CO2 nên có màu đỏ thẫm. Kết luận: 1. Tìm hiểu thành phần cấu tạo của máu - Máu gồm: + Huyết tương 55%. + Tế bào máu: 45% gồm hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu. 2. Tìm hiểu chức năng của huyết tương và hồng cầu - Trong huyết tương có nước (90%), các chất dinh dưỡng, hoocmon, kháng thể, muối khoáng, các chất thải... - Huyết tương có chức năng: + Duy trì máu ở thể lỏng để lưu thông dễ dàng. + Vận chuyển các chất dinh dưỡng, các chất cần thiết và các chất thải. - Hồng cầu có Hb có khả năng kết hợp với O2 và CO2 để vận chuyển O2 từ phổi về tim tới tế bàovà vận chuyển CO2 từ tế bào đến tim và tới phổi. Hoạt động 2: Môi trường trong cơ thể - GV giới thiệu tranh H 13.2 : quan hệ của máu, nước mô, bạch huyết. - Yêu cầu HS quan sát tranh và thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi : - Các tế bào cơ, não... của cơ thể có thể trực tiếp trao đổi chất với môi trường ngoài được không ? - Sự trao đổi chất của tế bào trong cơ thể với môi trường ngoài phải gián tiếp thông qua yếu tố nào ? - Vậy môi trường trong gồm những thành phần nào ? - Môi trường bên trong có vai trò gì ? - GV giảng giải về mối quan hệ giữa máu, nước mô và bạch huyết. - HS trao đổi nhóm và nêu được : + Không, vì các tế bào này nằm sâu trong cơ thể, không thể liên hệ trực tiếp với môi trường ngoài. + Sự trao đổi chất của tế bào trong cơ thể với môi trường ngoài gián thiếp qua máu, nước mô và bạch huyết (môi trường trong cơ thể). - HS rút ra kết luận. Kết luận: - Môi trường bên trong gồm ; Máu, nước mô, bạch huyết. - Môi trường trong giúp tế bào thường xuyên liên hệ với môi trường ngoài trong quá trình trao đổi chất. 4. Củng cố - Dặn dò : a, Củng cụ́: Bài tập trắc nghiệm: Khoanh tròn vào đầu câu trả lời đúng: Câu 1. Máu gồm các thành phần cấu tạo: a. Tế bào máu: hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu. b. Nguyên sinh chất, huyết tương. c. Prôtêin, lipit, muối khoáng. d. Huyết tương. Câu 2. Vai trò của môi trường trong cơ thể: a. Bao quanh tế bào để bảo vệ tế bào. b. Giúp tế bào trao đổi chất với môi trường ngoài. c. Tạo môi trường lỏng để vận chuyển các chất. d. Giúp tế bào thải các chất thừa trong quá trình sống. b, Dặn dò - Học và trả lời câu 1, 2, 3, 4 SGK. - Giải thích tại sao các vận động viên trước khi thi đấu có 1 thời gian luyện tập ở vùng núi cao? - Đọc mục “Em có biết” Tr- 44.
File đính kèm:
- SINH 87.doc