Bài giảng Tiết 12, 13 - Bài 8: Muối amoni (tiếp)

Thông qua các hoạt động ,Hs có thể :

 -Mô tả đặc điểm cấu tạo phân tử amoniac.

 -Phát biểu được những tính chất vật lí

 -Phát biểu được tính chất hoá học của amoniac:Tính bazơ yếu ,tính khử.

 -Nêu được ứng dụng và phương pháp điều chế NH3 trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp .

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1070 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 12, 13 - Bài 8: Muối amoni (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 12, 13. Bài 8. MUỐI AMONI
A.Mục tiêu bài học :
1.Về kiến thức :
 Thông qua các hoạt động ,Hs có thể :
 -Mô tả đặc điểm cấu tạo phân tử amoniac.
 -Phát biểu được những tính chất vật lí 
 -Phát biểu được tính chất hoá học của amoniac:Tính bazơ yếu ,tính khử.
 -Nêu được ứng dụng và phương pháp điều chế NH3 trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp .
 -Biết thành phần phân tử ,tính chất của muối amoni.
2.Kĩ năng :
 -Từ đặc điểm cấu tạo phân tử của amoniac, suy đoán tính chất hoá học cơ bản của NH3.
 -Quan sát các thí nghiệm hoặc tìm các thí dụ để kiểm tra những dự đoán và kết luận về tính chất của NH3.
 -Viết phương trình hoá học biểu diễn tính chất hoá học của NH3.
 -Biết đọc ,tóm tắt thông tin về ứng dụng quan trọng của NH3 và phương pháp điều chế NH3.
 -Viết các phương trình hóa học biểu diễn tính chất hóa học của muối amoni.
B.Chuẩn bị :
1.Đồ dùng dạy học và thí nghiệm cần làm:
 * Thí nghiệm về sự hoà tan của NH3 trong nước (như hình 3.2 Sgk )
 -Chậu thủy tinh đựng nước.
 -Lọ đựng khí NH3 với nút cao su có ống thuỷ tinh vuốt nhọn xuyên qua.
 * Thí nghiệm nghiên cứu tính bazơ của NH3.
 -Dung dịch AlCl3 và ddNH3, dd CuSO4.
 -HCl đặc và dd NH3 đặc.
 * Thí nghiệm điều chế NH3 từ NH4Cl và Ca(OH)2.
C.Tiến trình giảng dạy :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung bài học
Hoạt động 1. Viết công thức phân tử một số muối amoni è công thức phân tử chung, khái niệm về muối amoni.
Hoạt động 2. Giới thiệu mẫu muối NH4Cl và KCl. Thử tính tan. Yêu cầu HS quan sát và nhận xét.
Hoạt động 3. Nêu vấn đề: Làm thế nào để phân biệt được 2 dung dịch muối trên?
- Viết ptpư dạng phân tử và ion giải thích việc làm trên.
- Nêu ý nghĩa của phản ứng trên.
Hoạt động 4. Nêu vấn đề: Trình bày cách đơn giản nhất để phân biệt 2 muối trên ở trạng thái rắn?
- Viết ptpư nhiệt phân muối NH4Cl.
- So sánh sự nhiệt phân NH4Cl và NH4NO2.
- Kết luận gì về sự nhiệt phân muối amoni?
Hoạt động 5. Ứng dụng.
- Viết công thức.
è công thức chung.
- Nêu khái niệm.
- Quan sát và so sánh 2 muối về trạng thái và tính tan.
- Nêu cách nhận biết và giải thích è tính chất hoá học: Phản ứng với dung dịch kiềm.
- Viết ptpư.
- Rút ra ý nghĩa của phản ứng.
- Đề nghị cách nhận biết, giải thích è phản ứng nhiệt phân.
- Viết ptpư.
- Khác nhau như thế nào.
- Giải thích è kết luận.
- Nêu một số ứng dụng của muối amoni.
B. Muối amoni.
- Muối amoni là hợp chất khi tan trong nước thì phân li ra cation NH4+ và anion gốc axit.
- Công thức chung: (NH4)nA.
Ví dụ: NH4Cl à NH4+ + Cl-
I. Tính chất vật lí.
- Trạng thái: tương tự muối của kim loại kiềm (giống muối kali nhất).
- Tan tốt trong nước và phân li hoàn toàn ra ion.
- ion NH4+ không màu.
II. Tính chất hoá học.
Phản ứng với dung dịch kiềm.
NH4Cl + NaOH à NaCl + NH3 + H2O.
NH4+ + OH- à NH3 + H2O
Điều chế NH3.
Nhận biết muối NH4+.
Chứng minh NH3 là bazơ yếu.
Phản ứng nhiệt phân.
NH4Cl(r) NH3(k) + HCl(k)
NH4Cl (khói trắng)
- Muối amoni dễ bị nhiệt phân.
- gốc axit không có tính oxi hoá è NH3.
NH4HCO3 NH3 +CO2 +H2O
- gốc axit có tính oxi hoá mạnh è không có khí NH3.
NH4NO2 N2 + 2H2O.
NH4NO3 N2O + 2H2O.
III. Ứng dụng. Phân đạm, ngoài ra: 
NH4Cl 
NH4HCO3 .
.
Hoạt động 6. Củng cố.
	Giải các bài tập SGK.
	Một số bài tập mở rộng.

File đính kèm:

  • docBai 8-tiet 13.doc
Giáo án liên quan