Bài giảng Tiết 12, 13: Bài 8: Amoniac và muối amoni (tiếp)

Về kiến thức :

 Thông qua các hoạt động ,Hs có thể :

 -Mô tả đặc điểm cấu tạo phân tử amoniac.

 -Phát biểu được những tính chất vật lí

 -Phát biểu được tính chất hoá học của amoniac:Tính bazơ yếu ,tính khử.

 -Nêu được ứng dụng và phương pháp điều chế NH3 trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp .

 -Biết thành phần phân tử ,tính chất của muối amoni.

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1030 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 12, 13: Bài 8: Amoniac và muối amoni (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 12,13: Bài 8. AMONIAC VÀ MUỐI AMONI 
A.Mục tiêu bài học :
1.Về kiến thức :
 Thông qua các hoạt động ,Hs có thể :
 -Mô tả đặc điểm cấu tạo phân tử amoniac.
 -Phát biểu được những tính chất vật lí 
 -Phát biểu được tính chất hoá học của amoniac:Tính bazơ yếu ,tính khử.
 -Nêu được ứng dụng và phương pháp điều chế NH3 trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp .
 -Biết thành phần phân tử ,tính chất của muối amoni.
2.Kĩ năng :
 -Từ đặc điểm cấu tạo phân tử của amoniac, suy đoán tính chất hoá học cơ bản của NH3.
 -Quan sát các thí nghiệm hoặc tìm các thí dụ để kiểm tra những dự đoán và kết luận về tính chất của NH3.
 -Viết phương trình hoá học biểu diễn tính chất hoá học của NH3.
 -Biết đọc ,tóm tắt thông tin về ứng dụng quan trọng của NH3 và phương pháp điều chế NH3.
 -Viết các phương trình hóa học biểu diễn tính chất hóa học của muối amoni.
B.Chuẩn bị :
1.Đồ dùng dạy học và thí nghiệm cần làm:
 * Thí nghiệm về sự hoà tan của NH3 trong nước (như hình 3.2 Sgk )
 -Chậu thủy tinh đựng nước.
 -Lọ đựng khí NH3 với nút cao su có ống thuỷ tinh vuốt nhọn xuyên qua.
 * Thí nghiệm nghiên cứu tính bazơ của NH3.
 -Dung dịch AlCl3 và ddNH3, dd CuSO4.
 -HCl đặc và dd NH3 đặc.
 * Thí nghiệm điều chế NH3 từ NH4Cl và Ca(OH)2.
2.Phương pháp giảng dạy chủ yếu :Trực quan kết hợp đàm thoại.
C.Tiến trình giảng dạy :
1.Kiểm tra bài cũ: Cho biết những trạng thái oxi hoá phổ biến của nitơ. Lấy ví dụ minh hoạ.
2.Giảng bài mới :
a.Đặt vấn đề :
b.Nội dung và phương pháp giảng dạy :
Tiết 12: Amoniac
I.Cấu tạo phân tử:
Hoạt động 1:
Hs viết ct e, ctct của NH3, quan sát sơ đồ cấu tạo của phân tử NH3 (hình 3.1 sgk). Hs thảo luận và rút ra kết luận:
-Trong phân tử amoniac, nguyên tử N có thể liên kết với ba nguyên tử hiđro bằng ba liên kết cộng hóa trị có cực.
-Nguyên tử N còn có một cặp e tự do có thể tham gia liên kết với các nguyên tử khác.
-Trong phân tử NH3, nitơ có số oxihoá thấp nhất -3.
II.Tính chất vật lí:
Hoạt động 2:
Hs quan sát bình đựng khí NH3, tính tỉ khối so với không khí.
-Amoniac là chất khí không màu, có mùi khai và xốc, nhẹ hơn không khí. Khí amoniac tan rất nhiều trong nước.
 Gv làm thí nghiệm thử tính tan trong nước của NH3 như hướng dẫn sgk, Hs quan sát hiện tượng và giải thích hiện tượng:
-Nước trong chậu phun vào bình thành những tia có màu hồng tím.
-Khí amoniac tan nhiều trong nước làm giảm áp suất trong bình và nước bị hút vào bình .Phenolphtalein chuyển sang màu hồng tím chứng tỏ dung dịch NH3 có tính kiềm. 
Gv thông báo thêm:
Dung dịch NH3 đậm đặc trong phòng thí nghiệm có nồng độ 25% (D = 0,91 g/ml). 
III.Tính chất hóa học:
Hoạt động 3:
Gv nêu câu hỏi: Từ đặc điểm cấu tạo phân tử amoniac, hãy dự đoán tính chất hoá học cơ bản của NH3?
Hs trả lời câu hỏi trên, từ đó Gv rút ra kết luận về tính chất hóa học của NH3:
-Tính bazơ yếu.
-Tính khử. 
1.Tính bazơ yếu:
a.Tác dụng với nước :
Gv: NH3 tác dụng với nước như thế nào? Nêu hiện tượng, giải thích và viết pthh?
 *NH3 + H2O D NH4+ + OH-
 *Dung dịch thu được có tính kiềm yếu, làm quỳ tím hóa xanh và phenolphtalein không màu hóa hồng tím.
 *Trong dd amoniac không có phân tử NH4OH.
b.Tác dụng với muối: 
Gv:NH3 có tác dụng với dd muối hay không? Chúng ta hãy làm thí nghiệm kiểm tra. 
Gv làm thí nghiệm : dd NH3+ AlCl3; FeSO4.
Hs quan sát hiện tượng, giải thích hiện tượng :
Kết tủa trắng: Al3+ + 3NH3 + 3H2O Al(OH)3+ 3NH4+
Kết tuả trắng ánh lục: Fe2+ + 2NH3 +2H2O Fe(OH)2 + 2NH4+
*Một số ion :Cu2+, Zn2+, Cu+, Ag+ phản ứng với d d NH3 lúc đầu có kết tủa hiđroxit nhưng dư NH3 thì kết tủa lại tan do tạo phức.
c.Tác dụng với axit: 
Gv nêu câu hỏi : NH3 có phản ứng với dd axit hay không? Chúng ta làm thí nghiệm để kiểm tra.
Gv làm thí nghiệm tác dụng của dd NH3 và dd HCl đặc. Hs quan sát ,giải thích hiện tượng, viết ptpư: NH3 + HCl NH4Cl (amoniclorua) 
Hs viết ptpư giữa NH3 với H2SO4
Hs rút ra nhận xét: NH3 tác dụng với axit tạo muối amoni.
2.Tính khử:
a.Tác dụng với oxi:
Gv nêu câu hỏi: Cho biết số oxihoá của N trong NH3? Vậy NH3 có tính khử hay tính oxihoá?
Gv hướng dẫn Hs quan sát hiện tượng, chất tạo thành khi đốt NH3 trong 2 trường hợp, giải thích và viết ptpứ:
-Không có xúc tác: 4NH3 + 3O2 2N2 +6H2O
-Nếu có hợp kim platin-iriđi ở 8500C-9000C:
 4NH3 +5O2 4NO +6H2O
b.Tác dụng với clo:
Gv thông báo NH3 khử được Cl2, sau đó Gv hướng dẫn Hs viết ptpứ:
2NH3 + 3Cl2 N2 +6HCl
 HCl + NH3 NH4Cl 
Hs rút ra kết luận: NH3 có 2 tính chất hoá học cơ bản là tính bazơ yếu và tính khử.
IV.Ứng dụng:
Hoạt động 4:
Gv nêu câu hỏi: NH3 có những ứng dụng gì? Tại sao? Hs tự đọc sgk để rút ra một số ứng dụng của NH3 và giải thích.
V.Điều chế:
1.Trong phòng thí nghiệm:
Hoạt đông 5:
Gv yêu cầu nhóm Hs nghiên cứu sgk ,thảo luận và trả lời câu hỏi:
-Thí nghiệm điều chế NH3 được thực hiện như thế nào?
-Tại sao lại thu khí NH3 bằng cách đẩy không khí ra khỏi lọ úp ngược mà không thu bằng cách đẩy nước.
-NH3 thu được trong phản ứng thường có lẫn chất nào? Làm thế nào thu được NH3 tinh khiết?Tại sao không dùng H2SO4 hoặc P2O5 để làm khô khí NH3?
2.Trong công nghiệm:
Hoạt động 6 :
Hs viết ptpứ điều chế NH3 trong công nghiệp ,các điều kiện áp dụng trong công nghiệp sản xuất NH3.
 N2 + 3H2 D 2NH3 , 0
-Nhiệt độ : 4500C-5500C.
-Áp suất:200-300 atm.
-Chất xúc tác: Fe,Al2O3,K2O.
Hoạt động 7:Củng cố
Hs giải bài tập 1 và 5 sgk.

File đính kèm:

  • docBai 8-tiet 12.doc
Giáo án liên quan