Bài giảng Tiết 11 : Bài luyện tập 1 (tiếp theo)

1. Kiến thức

- HS ôn lại một số khái niệm cơ bản của hóa học như : chất, chất tinh khiết, hỗn hợp, đơn chất, hợp chất, nguyên tử, phân tử, nguyên tố hóa học, nguyn tử khối, phn tử khối.

2. Kĩ năng.

- Bước đầu rèn luyện cho HS làm một số bài tập có liên quan đến nguyên tử, phân tử.

-HS có kĩ năng phân biệt chất, vật thể, tách chất ra khỏi hỗn hợp, viết KHHH, tìm KHHH v nguyên tử khối theo bảng 1 .

 

doc7 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1163 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 11 : Bài luyện tập 1 (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :18 / 9/ 2010
Ngày dạy :20 / 9/ 2010
Tiết 11 : BÀI LUYỆN TẬP 1
Tuần 6
I.MỤC TIÊU :
1. Kiến thức
- HS ôn lại một số khái niệm cơ bản của hóa học như : chất, chất tinh khiết, hỗn hợp, đơn chất, hợp chất, nguyên tử, phân tử, nguyên tố hóa học, nguyên tử khối, phân tử khối.
2. Kĩ năng.
- Bước đầu rèn luyện cho HS làm một số bài tập cĩ liên quan đến nguyên tử, phân tử.
-HS có kĩ năng phân biệt chất, vật thể, tách chất ra khỏi hỗn hợp, viết KHHH, tìm KHHH và nguyên tử khối theo bảng 1 .
3. Thái độ.
- HS yêu thích mơn học, biết tự đánh giá bản thân.
II. CHUẨN BỊ :
Giáo viên.
- SGK, SBT, bảng nhóm để các nhóm làm BT.
2. Học sinh.
- Ôn lại một số kiến thức cơ bản của Hóa học.
III.PHƯƠNG PHÁP.
- Bài tập vận dung kiến thức đã học.
IV.HOẠT ĐỘNG DẠY & HỌC :
1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
2.Kiểm tra bài cũ: Kết hợp kiểm tra trong giờ.
3.Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
HOẠT ĐỘNG 1 : 
- GV : trình bày sơ đồ trên bảng theo từng bước HS trả lời 
- Các nhóm HS thảo luận và điền tiếp vào ô trống các khái niệm thích hợp 
HOẠT ĐỘNG 2 : 
- GV : Đặt ra hệ thống câu hỏi để HS trả lời.
Nguyên tử là gì ?
Nguyên tử được cấu tạo bởi những loại hạt nào ? Đặc điểm những loại hạt đó ?
Nguyên tố hóa học là gì ?
Phân tử là gì ?
- GV sử dụng các câu hỏi vui củng cố kiến thức.
HOẠT ĐỘNG 3 : 
Gọi HS sửa BT 1 – trang 30 – SGK
Gọi HS sửa BT 3
I. Một số kiến thức cần nhớ .
Vật thể
1.Sơ đồ về mối quan hệ giữa các khái niệm.
 (Vật thể tự nhiên và nhân tạo)
CHẤT
(Tạo nên từ NTHH)
 (Tạo nên từ (Tạo nên từ 
 1 NTHH ) 2 NTHH trở lên)
(Hạt hợp thành (Hạt hợp thành 
 là ng.tử, ph.tử) là phân tử) 
2.Tổng kết về chất, nguyên tử và phân tử.
Câu hỏi vui :
1. Hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện ( có 8 chữ cái)- Nguyên tử.
2. Khái niệm được định nghĩa là ; gồm nhiều chất trộn lẫn vào nhau (6 chữ cái)- Hỗn hợp.
3. Khối lượng phân tử tập trung hầu hết ở phần này (7 chữ cái)- Hạt nhân.
4. Hạt cấu tạo nên nguyên tử, mang giá trị điện tích bằng -1 (8 chữ cái)- electron
5. Hạt cấu tạo nên hạt nhân nguyên tử, mang điện tích bằng +1 ( 6 chữ cái)- proton.
6. Từ chỉ tập hợp những nguyên tử cùng loại (có cùng số proton)- Nguyên tố hĩa học.
II. Luyện tập :
Bài tập 1.b
Dùng nam châm hút sắt Fe
Cho hỗn hợp còn lại vào nước, nhôm chìm xuống, gỗ nổi lên, vớt gỗ lên, ta tách riêng được các chất.
Bài tập 3
Phân tử khối của Hidro là : 1 x 2 = 2 (đvc)
Phân tử khối của hợp chất là : 2 x 31 = 62 (đvc)
Khối lượng của 2 nguyên tử ng.tố X là :
62- 16 = 46 (đvc)
Ng.tử khối của X là : MX = 46 : 2 = 23
Vậy X là Natri (Na)
4. Kiểm tra đánh giá.
Kiểm tra 15 phút
Đề 1
Câu 1 : Thay các cụm từ sau đây bằng KHHH
2 nguyên tử Hiđro
5 nguyên tử Nitơ
7 nguyên tử Nhôm
5 phân tử nước
10 nguyên tử Clo
Câu 2 : Trong các chất sau, hãy chỉ ra đâu là đơn chất, đâu là hợp chất
Khí Amoniac có phân tử gồm 1 nguyên tử H và 3 nguyên tử N
Phốt pho đỏ có phân tử gồm 1 P
Canxicacbonat có phân tử gồm 1Ca, 1C và 3O
Tính phân tử khối của các chất trên
Đề 2 :
Câu 1 : Các cách viết sau lần lược chỉ ý gì ?
3 Na
4 Zn
5 Cu
12 Fe
9 CO2
Câu 2 : Trong các chất sau, hãy chỉ ra đâu là đơn chất, đâu là hợp chất
Khí Oâzôn có phân tử gồm 3O
Axitclohidric có phân tử gồm 1H và 1Cl.
Kalipemanganat có phân tử gồm 1K, 1Mn, 4O.
Tính phân tử khối của các chất trên.
5. Hướng dẫn học bài.
- Xem trước bài “Công thức hóa học”
****************************************************
Ngày soạn:20 / 9/ 2010
Ngày giản: 22 / 9/ 2010
Tiết 12 : CÔNG THỨC HÓA HỌC
Tuần 6
MỤC TIÊU :
1. Kiến thức.
- HS biết được công thức hóa học dùng để biểu diễn đơn chất và hợp chất
- HS biết cách ghi chỉ số, khi chỉ số là 1 không ghi.
- Biết cách viết CTHH khi biết kí hiệu ( hoặc tên nguyên tố) và số nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong phân tử của chất.
- Biết ý nghĩa của CTHH và biết áp dụng trong quá trình làm bài tập
- HS biết được CTHH còn chỉ 1 phân tử chất, xác định nguyên tố tạo nên chất, số nguyên tử của mỗi nguyên tố và phân tử khối.
2. Kĩ năng.
- Tiếp tục củng cố kĩ năng viết KHHH của nguyên tố.
3.Thái độ.
- HS yêu thích mơn học.
CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : 
- Tranh vẽ mô hình tượng trưng một mẫu : kim loại đồng, khí Hidro, khí Oxi, nước, muối ăn.
Học sinh :
Ôn lại khái niệm đơn chất, hợp chất, phân tử.
PHƯƠNG PHÁP.
- Thảo luận nhĩm, câu hỏi vấn đáp.
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
Kiểm tra bài cũ: kết hợp kiểm tra trong giờ.
Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
HOẠT ĐỘNG 1 :
-Gv: treo mô hình tượng trưng mẫu đồng, Hidro, Oxi, yêu cầu HS nhận xét số nguyên tử có trong một phân tử ở mỗi mẫu đơn chất trên ?
- HS : ở đơn chất đồng, hạt hợp thành là nguyên tử đồng. Ở mẫu khí Hidro và oxi phân tử gồm 2 nguyên tử liên kết với nhau.
- GV : Yêu cầu HS nhắc lại định nghĩa đơn chất
- GV : Vậy CTHH của đơn chất có mấy loại kí hiệu hóa học.
- HS : Đơn chất được tạo nên từ 1 NTHH nên công thức hóa học của đơn chất chỉ có 1 KHHH
- GV : CT chung của đơn chất : An 
Gv giải thích : A là kí hiệu hóa học của nguyên tố, n là chỉ số, nếu n = 1 thì không cần viết .
- GV : đối với kim loại , kí hiệu hóa học được coi là công thức hóa học.
- GV : đối với phi kim, đa số phân tử của phi kim có số nguyên tử liên kết với nhau là 2, nên ta thêm chỉ số 2 ở chân kí hiệu.
- Có một số phi kim quy ước lấy kí hiệu làm công thức.
HOẠT ĐỘNG 2 : 
- GV : Gọi HS nhắc lại định nghĩa hợp chất.
? Vậy trong CTHH có bao nhiêu nguyên tố hóa học ?
- HS : 2 nguyên tố hóa học trở lên
- GV : treo mô hình tượng trưng mẫu muối ăn và yêu cầu HS cho biết số nguyên tử của mỗi nguyên tố trong 1 phân tử của các chất trên.
Ví dụ : Trong một phân tử nước có 1 nguyên tử H và 2 nguyên tử O
- GV : hướng dẫn HS hình thành công thức chung : AxByCz
- GV : Lưu ý HS khi chỉ số nguyên tử của nguyên tố = 1 thì không cần ghi.
GV : hướng dẫn HS nhìn vào tranh vẽ để ghi công thức hóa học của : 
Nước : H2O, Khí oxi : O2, Khí Hidro : H2
HOẠT ĐỘNG 3 : 
GV : giới thiệu CTHH của nước - H2O
Khi nhìn vào công thức này, ta biết c điều gì?
HS : thảo luận nhóm
Đại diện các nhóm trả lời :
Có 2 nguyên tố tạo ra chất là H và O.
Có 3 nguyên tử H và 1 nguyên tử O
Phân tử khối của nước là : 
x 1 + 16 = 18 đvc
GV: yêu cầu HS rút ra ý chung
GV : Yêu cầu HS nêu ý nghĩa của công thức H2SO4.
HS : 
Axitsunfuric do 2 nguyên tố tạo nên là : H, O và S.
Có 2H, 1S và 4O trong một phân tử của chất.
PTK là : 2 x 1 + 32 + 64 = 98 đvc.
Gv : Yêu cầu một HS khá nêu ý nghĩa của CT : Al2O3, KMnO4.
I.Công thức hóa học của đơn chất.
- Gồm kí hiệu hóa học của 1 nguyên tố
Công thức chung : An
Trong đó : A : là 
A : là kí hiệu hóa học của nguyên tố.	n : là chỉ số
Ví dụ : 
CTHH của kim loại : Na, K, Cu
CTHH của phi kim : H2, O2, Cl2 , P, S ...
II. Công thức hóa học của hợp chất :
- Gồm kí hiệu hóa học của nhiều nguyên tố
Công thức dạng chung : AxBy ; AxByCz
Trong đó :
A,B,C là kí hiệu hóa học của các nguyên tố.
x,y,z, là chỉ số nguyên tử của nguyên tố có trong một phân tử chất.
Ví dụ : 
CTHH của nước : H2O
CTHH của muối Natriclorua : NaCl 
CTHH của khÝ Cacbonic : CO2 
III.Ý nghĩa của công thức hóa học - Công thức hóa học của một chất cho ta biết :
Tên nguyên tố tạo ra chất.
Số nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong một phân tử chất.
Phân tử khối của chất.
4. Kiểm tra đánh giá.
Luyện tập 1 : 
Viết CTHH của các chất sau : 
Khí Mê tan, biết trong phân tử có 1C và 4H.
Nhôm oxit, biết trong phân tử có 4Al và 3O.
Khí Clo, biết trong phân tử có 2 Cl
Khí Ozon biết trong phân tử có 3O
Luyện tập 2 : Hãy hoàn thành bảng sau :
CTHH
Số ng.tử của mỗi nguyên tố có trong 1 phân tử chất
Phân tử khối của chất
SO3
1S, 3O
80
K2CO3
2K, 1C, 3O
138
Na2SO4
2Na, 1S, 4O
142
AgNO3
1Ag, 1N, 3O
170
Luyện tập 3 : Hãy chọn ra đâu là đơn chất, đâu là hợp chất trong các chất sau :
P2O5, N2, CO2, H3PO4, Mn, Fe3O4, Cl2, Br2, C2H5OH.
5. Hướng dẫn về nhà.
- Xem trước bài “Hóa trị”
- Bài tập về nhà : 1,2,3,4 - SGK/33,34
 ™™˜˜—–™™˜˜—–™™˜˜—–™™˜˜—–™™˜˜—

File đính kèm:

  • doctuan 6.doc
Giáo án liên quan