Bài giảng Tiết: 11 - Bài 8: Bài luyện tập 1 (tiếp theo)
MỤC TIÊU
-Học sinh ôn lại 1 số khái niệm cơ bản của hóa học như: chất , chất tinh khiết , hỗn hợp, đơn chất, hợp chất, nguyên tử, nguyên tố hóa học và phân tử.
-Hiểu thêm được nguyên tử là gì ? Nguyên tử được cấu tạo từ những loại hạt nào và đặc điểm của những loại hạt đó.
-Bước đầu rèn luyện khả năng làm 1 số bài tập về xác định nguyên tố hóa học dựa vào nguyên tử khối .
-Củng cố cách tách riêng chất ra khỏi hỗn hợp.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Phần ghi bảng Hoạt động 1: Tìm hiểu CTHH của đơn chất -Treo tranh mô hình tượng trưng mẫu khí Hiđro, Oxi và kim loại Đồng. gYêu cầu HS nhận xét: số nguyên tử có trong 1 phân tử ở mỗi đơn chất trên ? -Yêu cầu HS nhắc lại định nghĩa đơn chất ? -Theo em trong CTHH của đơn chất có mấy loại KHHH ? -Hướng dẫn HS viết CTHH của 3 mẫu đơn chất g Giải thích. g CT chung của đơn chất: An . -Yêu cầu HS giải thích các chữ số : A, n -Lưu ý HS: +Cách viết KHHH và chỉ số nguyên tử. +Với n = 1: kim loại và phi kim n ≥ 2: phi kim ? Hãy phân biệt 2O với O2 và 3O với O3 . -Quan sát tranh vẽ và trả lời: -Khí hiđro và khí oxi: 1 phân tử gồm 2 nguyên tử. -Kim loại đồng: 1 phân tử có 1 nguyên tử. -Đơn chất: là những chất tạo nên từ 1 nguyên tố hóa học. -Trong CTHH của đơn chất chỉ có 1 KHHH (đó là tên nguyên tố) - H2 , O2 , Cu -Với A là KHHH n là chỉ số nguyên tử - Nghe và ghi nhớ. ( n =1: không cần ghi ) -2O là 2 nguyên tử oxi còn O2 là 1 phân tử oxi. I. CTHH CỦA ĐƠN CHẤT - CT chung của đơn chất : An -Trong đó: + A là KHHH của nguyên tố + n là chỉ số nguyên tử -Ví dụ: Cu, H2 , O2 Hoạt động 2: Tìm hiểu CTHH của hợp chất . -Yêu cầu HS nhắc lại định nghĩa hợp chất? -Vậy trong CTHH của hợp chất có bao nhiêu KHHH ? -Treo tranh: mô hình mẫu phân tử nước, muối ăn gyêu cầu HS quan sát và cho biết: số nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong 1 phân tử của các chất trên ? -Giả sử KHHH của các nguyên tố tạo nên chất là: A, B,C, và chỉ số nguyên tử của mỗi nguyên tố lần lượt là: x, y, z, gVậy CT chung của hợp chất được viết như thế nào ? -Theo em CTHH của muối ăn và nước được viết như thế nào? *Bài tập 1:Viết CTHH của các chất sau: a/ Khí mêtan gồm: 1C và 4H. b/ Nhôm oxit gồm: 2Al và 3O. c/ Khí clo hãy cho biết chất nào là đơn chất, chất nào là hợp chất ? -Yêu cầu HS lên bảng sửa bài, các nhóm nhận xét và sửa sai. ?Hãy phân biệt 2CO với CO2 . gCác em có thể biết được điều gì qua CTHH của 1 chất ? -Hợp chất là những chất tạo nên từ 2 nguyên tố hóa học trở lên. -Trong CTHH của hợp chất có 2 KHHH trở lên. -Quan sát và nhận xét: +Trong 1 phân tử nước có 2 nguyên tử hiđro và 1 nguyên tử oxi. +Trong 1 phân tử muối ăn có 1 nguyên tử natri và 1 nguyên tử clo. -CT chung của hợp chất có thể là: AxBy hay AxByCz - NaCl và H2O Thảo luận nhóm nhỏ: a/ CH4 b/ Al2O3 c/ Cl2 -Đơn chất là: Cl2 -Hợp chất là: CH4, Al2O3 II. CTHH CỦA HỢP CHẤT -CT chung của hợp chất: AxBy hay AxByCz -Trong đó: + A,B,C là KHHH của các nguyên tố + x,y,z lần lượt là chỉ số nguyên tử của mỗi nguyên tố trong phân tử hợp chất . -Ví dụ: NaCl, H2O Hoạt động 3: Tìm hiểu ý nghĩa của CTHH Theo em các CTHH trên cho ta biết được điều gì ? -Yêu cầu HS thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi trên. -Yêu cầu HS các nhóm trình bày g Tổng kết. -Yêu cầu HS nêu ý nghĩa CTHH của axít Sunfuric: H2SO4 -Yêu cầu HS khác nêu ý nghĩa CTHH của P2O5 gChấm điểm. -Thảo luận nhóm và ghi vào giấy nháp: CTHH cho ta biết: +Tên nguyên tố tạo nên chất. +Số nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong 1 phân tử của chất. +Phân tử khối của chất. -Thảo luận nhóm -CT H2SO4 cho ta biết: + Có 3 nguyên tố tạp nên chất là: hiđro, lưu huỳnh và oxi. +Số nguyên tử của mỗi nguyên tố trong 1 phân tử chất là: 2H, 1S và 4O. + PTK là 98 đ.v.C -Hoạt động cá nhân: +Có 2 nguyên tố tạo nên chất là: photpho và oxi. +Số nguyên tử của mỗi nguyên tố trong 1 phân tử : 2P và 5O. + PTK là: 142 đ.v.C III.ÝNGHĨA CỦA CTHH Mỗi công thức hóa học Chỉ 1 phân tử của chất, cho biết: +Tên nguyên tố tạo nên chất. + Số nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong 1 phân tử của chất. + Phân tử khối của chất. Hoạt động 4: Củng cố -Yêu cầu HS nhắc lại nội dung chính của bài học qua hệ thống câu hỏi: ?Viết CT chung của đơn chất và hợp chất ? CTHH có ý nghĩa gì . Bài tập : Hoàn thành bảng sau: CTHH Số nguyên tử của nguyên tố PTK của chất SO3 CaCl2 2Na,1S,4O 1Cu,1S,4O -Hướng dẫn HS dựa vào CTHH tìm tên nguyên tố , đếm số nguyên tử của nguyên tố trong 1 phân tử của chất. ?PTK của chất được tính như thế nào -Yêu cầu HS sửa bài tập và chấm điểm. -Nhớ lại kiến thức đã học trong bài để trả lời. -Làm bài tập vào vở. Bài tập CTHH Số nguyên tử của nguyên tố PTK của chất SO3 1S , 3O 80 CaCl2 1Ca , 2Cl 111 Na2SO4 2Na,1S,4O 142 CuSO4 1Cu,1S,4O 160 Hoạt động 4: hướng dẫn -Học bài. -Làm bài tập 1,2,3,4 SGK/ 33,34 . -Đọc thêm sgk/34 IV. RÚT KINH NGHIỆM .......... KÝ DUYỆT Ngày 17/9/2010 Phó Hiệu trưởng Tuần: 7 Ngày soạn:18/9/2010 Tiết:13 Bài 10: HÓA TRỊ I. MỤC TIÊU 1.Kiến thức: Học sinh biết: - Hoá trị biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử của nguyên tố này với nguyên tử của nguyên tố khác hay với nhóm nguyên tử khác. - Quy ước: Hoá trị của H là I, hoá trị của O là II; Hoá trị của một nguyên tố trong hợp chất cụ thể được xác định theo hoá trị của H và O. - Quy tắc hoá trị: Trong hợp chất 2 nguyên tố AxBy thì: a.x = b.y (a, b là hoá trị tương ứng của 2 nguyên tố A, B) (Quy tắc hóa trị đúng với cả khi A hay B là nhóm nguyên tử) 2.Kĩ năng: Tìm được hoá trị của nguyên tố hoặc nhóm nguyên tử theo công thức hoá học cụ thể. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên : Bảng ghi hóa trị của 1 số nguyên tố và nhóm nguyên tử SGK/ 42,43 2. Học sinh: Đọc SGK / 35 , 36 . III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Phần ghi bảng Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ và sửa bài tập -Yêu cầu HS: ?Viết CT dạng chung của đơn chất và hợp chất. ?Nêu ý nghĩa của CTHH. ?Sửa bài tập 2,3 SGK/ 33,34 -3-4 HS trả lời câu hỏi và làm bài tập. Hoạt động 2: Tìm hiểu cách xác định hóa trị của 1 nguyên tố hóa học. -Người ta qui ước gán cho H hóa trị I. 1 nguyên tử của nguyên tố khác liên kết được với bao nhiêu nguyên tử H thì nói đó là hóa trị của nguyên tố đó. -Ví dụ:HCl ? Trong CT HCl thì Cl có hóa trị là bao nhiêu . Gợi ý: 1 nguyên tử Cl liên kết được với bao nhiêu nguyên tử H ? -Tìm hóa trị của O,N và C trong các CTHH sau: H2O,NH3, CH4.hãy giải thích? -Ngoài ra người ta còn dựa vào khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố khác với oxi ( oxi có hóa trị là II) -Tìm hóa trị của các nguyên tố K,Zn,S trong các CT: K2O, ZnO, SO2. -Giới thiệu cách xác định hóa trị của 1 nhóm nguyên tử. Vd: trong CT H2SO4 , H3PO4 hóa trị của các nhóm SO4 và PO4 bằng bao nhiêu ? -Hướng dẫn HS dựa vào khả năng liên kết của các nhóm nguyên tử với nguyên tử hiđro . -Giới thiệu bảng 1,2 SGK/ 42,43 gYêu cầu HS về nhà học thuộc. ¶Theo em, hóa trị là gì ? -Kết luân gghi bảng. -Nghe và ghi nhớ. - Trong CT HCl thì Cl có hóa trị I. Vì 1 nguyên tử Cl chỉ liên kết được với 1 nguyên tử H. -O có hóa trị II, N có hóa trị III và C có hóa trị IV. -K có hóa trị I vì 2 nguyên tử K liên kết với 1 nguyên tử oxi. -Zn có hóa trị II và S có hóa trị IV. -Trong công thức H2SO4 thì nhóm SO4 có hóa trị II . -Trong công thức H3PO4 thì nhóm PO4 có hóa trị III. -Hóa trị là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử nguyên tố khác. I. HÓA TRỊ CỦA 1 NGUYÊN TỐ ĐƯỢC XÁC ĐỊNH BẰNG CÁCH NÀO ? 1. CÁCH XÁC ĐỊNH: 2. KẾT LUẬN Hóa trị của nguyên tố là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử, được xác định theo hóa trị của H chọn làm 1 đơn vị và hóa trị của O chọn làm 2 đơn vị. Vd: +NH3gN(III) + K2OgK (I) Hoạt động 3: Tìm hiểu qui tắc về hóa trị ?CT chung của hợp chất được viết như thế nào -Giả sử hóa trị của nguyên tố A là a và hóa trị của nguyên tố B là b gCác nhóm hãy thảo luận để tìm được các giá trị x.a và y.b . tìm mối liện hệ giữa 2 giá trị đó qua bảng sau: CTHH x . a y . b Al2O3 P2O5 H2S -Hướng dẫn HS dựa vào bảng 1 SGK/ 42 để tìm hóa trị của Al, P, S trong hợp chất. ?So sánh các tích : x . a ; y . b trong các trường hợp trên. gĐó là biểu thức của qui tắc hóa trị . hãy phát biểu qui tắc hóa trị ? -Qui tắc này đúng ngay cả khi A, B là 1 nhóm nguyên tử . Vd: Zn(OH)2 Ta có: x.a = 1.II và y.b = 2.I Vậy nhóm –OH có hóa trị là bao nhiêu ? -Hoạt động theo nhóm CTHH x . a y . b Al2O3 2 . III 3 . II P2O5 2 . V 5 . II H2S 2 . I 1 . II -Trong các trường hợp trên: x . a = y . b -Qui tắc: tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia. -Nhóm – OH có hóa trị là I. II. QUI TẮC HÓA TRỊ 1. QUI TẮC Ta có biểu thức: x . a = y . b Kết luận: Trong CTHH, tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia. Hoạt động 4: Vận dụng -Vd1: Tính hóa trị của S có trong SO3 . Gợi ý: ?Viết biểu thức của qui tắc hóa trị ?Thay hóa trị của O,chỉ số S và O gtính a -Vd2: Hãy xác định hóa trị của các nguyên tố có trong hợp chất sau: a.H2SO3 c.MnO2 b.N2O5 d.PH3 -Lưu ý HS: Trong hợp chất H2SO3 , chỉ số 3 là chỉ số của O còn chỉ số của nhóm =SO3 là 1. -Yêu cầu 1 HS lên sửa bài tập, chấm
File đính kèm:
- Tuan 6,7.doc