Bài giảng Tiết: 11 - Bài 7: Tính chất hóa học của bazơ (tiếp theo)

MỤC TIÊU

Kiến thức

- HS biết những tính chất hóa học chung của bazơ.

 - HS vận dụng những hiểu biết của mình về tính chất hóa học của bazơ để giải thích những hiện tượng thường gặp trong đời sống, sản xuất.

Kĩ năng

- Tra bảng tính tan để biết một bazơ cụ thể thuộc loại kiềm hoặc bazơ không tan.

- Quan sát thí nghiệm và rút ra kết luận về tính chất của bazơ, tính chất riêng của

doc11 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1167 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết: 11 - Bài 7: Tính chất hóa học của bazơ (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ứng trung hòa)
Hoạt động 4: Tìm hiểu bazơ không tan bị nhiệt phân hủy
GV hướng dẫn HS quan sát, nhận xét trạng thái, màu sắc của Cu(OH)2 trước khi thí nghiệm.
+ GV hướng dẫn HS nung nóng Cu(OH)2.
+GV giới thiệu một số bazơ không tan như Fe(OH)3, xem bảng tính tan cuối SGK, Fe(OH)2, Al(OH)3,... cũng bị nhiệt phân hủy.
+ HS làm thí nghiệm.
+ Quan sát, nhận xét hiện tượng xảy ra.
4. Bazơ không tan bị nhiệt phân hủy
a. Thí nghiệm: Nung nóng Cu(OH)2
b. Hiện tượng: Rắn ® Rắn + Lỏng xanh đen không màu
Kết luận: Bazơ không tan bị phân hủy nhiệt thành oxit bazơ và nước.
Cu(OH)2 ® CuO + H2O
Hoạt động 5: củng cố
Bài tập 1,2/25
Hoạt động 6: hướng dẫn
Bài tập 3,4,5
IV. RÚT KINH NGHIỆM
.
Tuần: 6 Ngày soạn: 15/9/2010
Tiết : 12 
BÀI 8: MỘT SỐ BAZƠ QUAN TRỌNG
I. MỤC TIÊU
Kiến thức
 – HS được chứng minh và củng cố các tính chất hóa học của bazơ tan thông qua học về NaOH.
– Biết được một số ứng dụng của NaOH và phương pháp điều chế NaOH trong công nghiệp.
Kỹ năng
- Nhận biết môi trường dung dịch bằng chất chỉ thị màu (giấy quỳ tím hoặc dung dịch phenolphtalêin); nhận biết được dung dịch NaOH 
- Tìm khối lượng hoặc thể tích dung dịch NaOH tham gia phản ứng.
II. CHUẨN BỊ
* Hóa chất: 	– Dung dịch NaOH
	– NaOH rắn
	– Dung dịch phenolphtalein
	– Quỳ tím
* Dụng cụ : 	– Ống nghiệm : 10 chiếc.
	– Tranh vẽ sơ đồ bình điện phân dung dịch muối ăn.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Phần ghi bảng
A. NATRI HIĐROXIT
Hoạt động 1: kiểm tra bài cũ
Nêu tính chất hóa học của bazơ
Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất vật lí
- GV cho HS quan sát lọ đựng NaOH rắn.
- GV hòa tan NaOH trong nước.
- GV thông báo về tính nhờn.
- HS quan sát lọ đựng NaOH rắn.
- HS quan sát khả năng tan trong nước tạo dung dịch. HS kiểm chứng sự tỏa nhiệt khi hòa tan NaOH.
I. TÍNH CHẤT VẬT LÝ
- Là chất rắn, màu vàng
- Hút ẩm mạnh
- Làm bục giấy, vải.
- Tan tốt trong nước, tỏa nhiệt.
Hoạt động 3: Tìm hiểu tính chất hóa học
1. Đổi màu chất chỉ thị
- HD hs làm thí nghiệm.
2. Tác dụng với axit
 - Dựa vào phần kiểm tra bài cũ, cho HS viết phương trình hóa học của phản ứng minh họa cho các tính chất
3. Tác dụng với oxit axit
- Dựa vào phần kiểm tra bài cũ, cho HS viết phương trình hóa học của phản ứng minh họa cho các tính chất
- HS làm thí nghiệm chứng minh về sự thay đổi màu sắc của các chất chỉ thị màu.
- HS viết phương trình hóa học của phản ứng minh họa cho các tính chất.
- HS viết phương trình hóa học của phản ứng minh họa cho các tính chất
 II.TÍNH CHẤT HÓA HỌC
1. Đổi màu chất chỉ thị
- Làm quỳ tím chuyển thành màu xanh.
- Làm dung dịch phenolphtalein không màu chuyển thành màu hồng.
2. Tác dụng với axit
NaOH + HCl ® NaCl + H2O
H2SO4 + 2NaOH ® Na2SO4+2H2O
3. Tác dụng với oxit axit
2NaOH + CO2 ® Na2CO3 + H2O
6NaOH + P2O5 ® 2Na3PO4 + 2H2O
Hoạt động 4: Tìm hiểu ứng dụng
- Gv giới thiệu
- Đọc sgk, nêu ứng dụng
III. ỨNG DỤNG
 sgk
Hoạt động 5: Tìm hiểu sản xuất natr hidroxit
GV thuyết trình về phương pháp sản xuất NaOH trong công nghiệp.
Nghe 
IV. SẢN XUẤT NATRI HIĐROXIT 
 điện phân có màng ngăn
2NaCl + 2H2O 2NaOH+H2+Cl2
Hoạt động 6: củng cố
Bài tập 1,3/27
Hoạt động 7: hướng dẫn
Bài tập 2,4/27
Chuẩn bị canxi hidroxit
IV. RÚT KINH NGHIỆM
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
KÝ DUYỆT
Ngày 17/9/2010
Phó hiệu trưởng
Tuần: 7 Ngày soạn: 18/10/2010
Tiết : 13 
BÀI 8: MỘT SỐ BAZƠ QUAN TRỌNG ( tt )
I. MỤC TIÊU :
Kiến thức:
- HS nắm được các tính chất hóa học của canxi hidroxit Ca(OH)2.
- Biết cách pha chế dung dịch canxi hidroxit.
- Biết cách sử dụng giấy pH, thang pH để xác định một dung dịch nào đó là axit hay bazơ, hay trung tính.
- Thang pH và ý nghĩa giá trị pH của dung dịch.
Kỹ năng:
- Nhận biết môi trường dung dịch bằng chất chỉ thị màu (giấy quỳ tím hoặc dung dịch phenolphtalêin); nhận biết được dung dịch Ca(OH)2
- Tìm khối lượng hoặc thể tích dung dịch Ca (OH)2 tham gia phản ứng.
II. CHUẨN BỊ :
 Dụng cụ, hóa chất thí nghiệm: Ca(OH)2, nước, ống nghiệm, axit H2SO4
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Phần ghi bảng
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
Tính chất hóa học natri hidroxit ?
Hoạt động 2:Tìm hiểu tính chất canxi hidroxxit
1. Pha chế dung dịch Ca(OH)2
- GV hướng dẫn HS pha chế dung dịch nước vôi trong.
- GV thông báo : Dung dịch Ca(OH)2 bảo hòa chứa gần 2g Ca(OH)2 trong 1 lít nước.
2. Tính chất hóa học
- Hd Hs làm thí nghiệm: cho
Quỳ tím và phenolphtalein vào dd Ca(OH)2, cho Ca(OH)2 tác dụng H2SO4, cho Hs thổi hơi thở vào Ca(OH)2.
3. Ứng dụng :
- Cho hs đọc sgk, liên hệ thực tế.
- HS pha chế dung dịch nước vôi trong. 
- HS nhắc lại tính chất hóa học của bazơ
- Hs tiến hành thí nghiệm theo hd giáo viên. Quan sát hiện tượng, viết phương trình.
- hs đọc sgk, liên hệ thực tế.
B. CANXI HIDROXIT – THANG pH
I. CANXI HIDROXIT
1. Pha chế dung dịch Ca(OH)2
2. Tính chất hóa học
Có tính chất hóa học của bazơ
a. Làm đổi màu chất chỉ thị
- Làm quỳ tím chuyển thành màu xanh.
- Làm dd phenolphtalein không màu chuyển thành màu đỏ.
b. Tác dụng với axit : (Phản ứng trung hòa)
Ca(OH)2 + 2HCl ® CaCl2 + 2H2O.
 c. Tác dụng với oxit axit
Ca(OH)2 + CO2 ® CaCO3 + H2O.
 3. Ứng dụng :
SGK 
Hoạt động 3: tìm hiểu thang pH
- GV giới thiệu thang pH và dùng giấy pH đo thử một vài mẫu chất lỏng (nước, dd axit, dd bazơ, rượu)
- GV giới thiệu thông qua kết quả đo pH.
- Nghe, ghi chép
II. THANG pH
* Dùng thang pH để biểu thị độ axit hoặc bazơ của dung dịch.
- Nếu pH = 7 : Dung dịch trung tính. ví dụ nước cất.
- Nếu pH > 7 : Dung dịch có tính bazơ, ví dụ : dd NaOH : pH càng lớn độ bazơ của dung dịch càng lớn.
- Nếu pH < 7 : Dung dịch có tính axi; pH càng nhỏ, độ axit của dung dịch càng lớn.
Hoạt động 4: Củng cố
Đọc phần em có biết
Bài tập 1
Hoạt động 5: Hướng dẫn
Bài tập 2, 3, 4
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
Tuần: 7 Ngày soạn: 18/9/2010
Tiết: 14 
BÀI 9: TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA MUỐI
I. MỤC TIÊU
 Kiến thức:
 Học sinh biết:
Những tính chất hóa học của muối, viết PTHH cho mỗi tính chất.
Thế nào là phản ứng trao đổi và những điều kiện để xảy ra phản ứng trao đổi.
Kĩ năng:
- Tiến hành một số thí nghiệm, quan sát giải thích hiện tượng, rút ra được kết luận về tính chất hoá học của muối.
- Nhận biết được một số muối cụ thể.
- Viết được các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của muối.
- Tính khối lượng hoặc thể tích dung dịch muối trong phản ứng.
II. CHUẨN BỊ
 Dụng cụ, hóa chất thí nghiệm: dung dịch H2SO4, AgNO3, CuSO4, NaCl, BaCl2, ống nghiệm, kim loại đồng.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Phần ghi bảng
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
- Gv: gợi ý học sinh nhắc lại khái niệm phân tử muối.
- Gv: chốt lại.
- Hs nhớ lại khái niệm phân tử muối ? lấy ví dụ ?
 Phân tử muối gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit. Ví dụ: CuSO4, NaCl, BaCl2, Na2CO3, NaHCO3
CuSO4, NaCl, BaCl2, Na2CO3, NaHCO3
Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất hóa học của muối
2.1: Muối tác dụng với kim loại.
- HD HS tiến hành thí nghiệm: Ngâm một đoạn dây đồng trong dung dịch bạc nitrat.
- Theo dõi học sinh tiến hành thí nghiệm, quan sát hiện tượng, viết phương trình phản ứng.
- Gv: chốt lại.
2.2: Muối tác dụng với axit.
- HD HS tiến hành thí nghiệm: Nhỏ vài giọt dung dịch axit sunfuric vào ống nghiệm có sẵn 1 ml dd muối BaCl2.
- Theo dõi học sinh tiến hành thí nghiệm, quan sát hiện tượng, viết phương trình phản ứng.
- Gv: chốt lại.
2.3: Muối tác dụng với muối :
- HD HS tiến hành thí nghiệm: Nhỏ vài giọt dung dịch bạc nitrat vào ống nghiệm có sẵn 1 ml dung dịch natri clorua.
- Theo dõi học sinh tiến hành thí nghiệm, quan sát hiện tượng, nhận xét, viết phương trình phản ứng.
- Gv: chốt lại.
2.4 :Muối tác dụng với bazơ:
- HD HS tiến hành thí nghiệm: nhỏ vài giọt dung dịch CuSO4 vào ống nghiệm đựng 1 ml dung dịch NaOH
- Theo dõi học sinh tiến hành thí nghiệm, quan sát hiện tượng, nhận xét, viết phương trình phản ứng.
- Gv: chốt lại.
2.5: Phản ứng phân hủy muối: 
- Gv: gợi học sinh nhớ lại kiến thức đã học, viết phương trình hóa học.
- HS tiến hành thí nghiệm: Ngâm một đoạn dây đồng trong dung dịch bạc nitrat.
- Quan sát hiện tượng, viết phương trình phản ứng.
- HS tiến hành thí nghiệm: Nhỏ vài giọt dung dịch axit sunfuric vào ống nghiệm có sẵn 1 ml dd muối BaCl2.
- Quan sát hiện tượng, nhận xét, viết phương trình phản ứng.
- HS tiến hành thí nghiệm: Nhỏ vài giọt dung dịch bạc nitrat vào ống nghiệm có sẵn 1 ml dung dịch natri clorua.
- Quan sát hiện tượng, nhận xét, viết phương trình phản ứng.
- HD HS tiến hành th

File đính kèm:

  • docT6,7.doc
Giáo án liên quan