Bài giảng Tiết 11: Bài 7: Luyện tập cấu tạo và tính chất của cacbohidrat (tiếp theo)

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

- Cấu tạo các loại cacbohidrat điển hình.

- Các tính chất hóa học đặc trưng các hợp chất cacbohidrat và mối quan hệ giữa các hợp chất đó.

2. Kỹ năng:

- Bước đầu rèn luyện cho HS phương pháp tư duy trừu tượng, từ cấu tạo phức tạp của các hợp chất cacbohidrat, đặc biệt là các nhóm chức suy ra tính chất hóa học hoặc thông qua các bài tập luyện tập.

- Giải các bài tập hóa học về cacbohidrat.

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 912 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 11: Bài 7: Luyện tập cấu tạo và tính chất của cacbohidrat (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 5/10/2009	Ngày dạy 7/10/2009
Tiết 11: 
Bài 7 : Luyện tập Cấu tạo và tính chất của cacbohidrat
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: 
Cấu tạo các loại cacbohidrat điển hình.
Các tính chất hóa học đặc trưng các hợp chất cacbohidrat và mối quan hệ giữa các hợp chất đó.
2. Kỹ năng:
Bước đầu rèn luyện cho HS phương pháp tư duy trừu tượng, từ cấu tạo phức tạp của các hợp chất cacbohidrat, đặc biệt là các nhóm chức suy ra tính chất hóa học hoặc thông qua các bài tập luyện tập.
Giải các bài tập hóa học về cacbohidrat.
II. Phương pháp:
Đàm thoại.
III. Tổ chức hoạt động dạy và học: 
a. lý thuyết
Hoạt động 1. Tổng hợp kiến thức cacbohiđrat.
GV yêu cầu HS hoạt động theo nhóm cặp đôi, thảo luận để điền vào bảng sau:
GV nêu nội dung thảo luận:
- Phân loại cacbohiđrat? 
- Viết công thức phân tử, nêu đặc điểm cấu tạo của từng chất? So sánh cấu tạo của các loại cacbohiđrat?
- Từ cấu tạo suy ra tính chất của từng chất? Viết phương trình phản ứng để chứng minh.
Điền vào bảng sau:
Hợp chất
Monosaccarit
Đisaccarit
Polisaccarit
glucozơ
fructozơ
saccarozơ
tinh bột
xenlulozơ
Công thức phân tử
Đặc điểm cấu tạo
Tính chất
Thông tin:
Hợp chất
Monosaccarit
Đisaccarit
Polisaccarit
glucozơ
fructozơ
saccarozơ
tinh bột
xenlulozơ
Công thức phân tử
C6H12O6
C6H12O6
C12H22O11
(C6H10O5)n
(C6H10O5)n
Đặc điểm cấu tạo
- Gồm 5 nhóm OH kề nhau.
- Có 1 nhóm chức -CHO.
- Có 5 nhóm - OH.
- Có 1 nhóm chức xeton - CO -.
- Trong mt kiềm: 
fructozơ glucozơ
- Có các nhóm OH kề nhau: 
C6H11O5-O- C6H11O5
 - a-glucozơ
- Hỗn hợp của 2 loại polisaccarit:
amilozơ và amilopectin 
- b-glucozơ và liên kết với nhau tạo thành mạch kéo dài.
- Có thể viết: (C6H10O5)n hay [C6H7O2(OH)3]n
Tính chất
- Poliancol.
- Anđehit đơn chức.
- Poliancol.
- Tham gia phản ứng tráng gương.
- Poliacol.
- Thuỷ phân.
- Thuỷ phân.
- Màu với Iot
- Thuỷ phân.
- Màu với HNO3.
b. bài tập
hoạt động của thầy
hoạt động của trò
Hoạt động 2
Giải một số bài tập lý thuyết
* GV tổ chức HS hoạt động theo nhóm 4 - 5 người, yêu cầu các nhóm thảo luận, trình bày các bài tập sau:
* GV hướng dẫn các nhóm làm việc với các nội dung:
- Các bước giải bài toán nhận biết?
- Dựa vào tính chất hoá học đặc trưng để viết phương trình phản ứng nhận biết?
- HS hoạt động theo nhóm 4 - 5 người, thảo luận để tìm ra cách giải các bài tập:
Bài 1: Bài 3 - SGK.
a- Glucozơ, glixerol, anđehit axetic:
b- Glucozơ, saccarozơ, glixerol.
c- Saccarozơ, anđehit axetic, hồ tinh bột.
HS phải trả lời được:
a- Các bước:
- Trích hoá chất.
- Thuốc thử: dd AgNO3 /NH3, đun nhẹ.
- Hiện tượng quan sát được:
 Có ¯ Ag: C6H12O6 và CH3CHO.
 không có hiện tượng: C3H8O3.
b- Thuốc thử: Cu(OH)2, sau đó đun nóng.
c- Thuốc thử: Iot, Cu(OH)2.
Hoạt động 3
Phần bài tập trắc nghiệm
* GV yêu cầu HS trả lời nhanh các bài tập trắc nghiệm. Giải thích vì sao chọn phương án đó.
Bài 2: Bài tập 4 - SGK.
1- HS chọn phương án A và giải thích vì sao chọn phương án đó.
2- Tinh bột và Xenlulo khác nhau như thế nào.
 a. Cấu trúc mạch phân tử 
 b. Phản ứng thuỷ phân 
 c. Độ tan trong nước 
 d. Thuỷ phân phân tử
3- Thực hiện phản ứng tráng gương có thể phân biệt được từng cặp dung dịch nào sau đây:
 a. Glucôzơ và Sac ca rôzơ	
 b. Axit fomic và rượu êtylic
 c. Sac ca rôzơ và tinh bột	
 d. Tất cả đều được 
Hoạt động 4
Bài tập toán về cacbohidrat
* GV tiếp tục yêu cầu các nhóm thảo luận để nêu hướng giải, trình bày cách giải các bài tâp SGK.
Bài 3: Giải bài tập 5 - SGK.
HS thảo luận và trình bày được:
a- Tính m tinh bột trong 1 kg gạo:
 m = 0,8 kg.
(C6H10O5)n + nH2O nC6H12O6.
 162n kg 180n kg
 0,8 kg 0,89 kg
b- Tương tự câu b: 
 m = 0,556 kg.
c- Tương tự và tính được: m = 0,5263 kg
IV. Rút kinh niệm:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • doct11.doc