Bài giảng Tiết 10: Luyện tập: Axit

 1. Kiến thức

 - Hiểu sâu hơn và củng cố lại tính chất hoá học của axit, viết được phương trình phản ứng minh hoạ cho mỗi tính chất.

 - Viết được các phương trình minh hoạ cho tính chất hoá học riêng của axit H2SO4 đặc, nóng.

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1151 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 10: Luyện tập: Axit, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 
Ngày giảng : 
Tiết 10. Luyện tập: aXIT
I . MỤC TIấU
 1. Kiến thức
	 - Hiểu sâu hơn và củng cố lại tính chất hoá học của axit, viết được phương trình phản ứng minh hoạ cho mỗi tính chất.
 - Viết được các phương trình minh hoạ cho tính chất hoá học riêng của axit H2SO4 đặc, nóng.
 2. Kĩ năng
 - Rèn kĩ năng tái hiện kiến thức, phán đoán khả năng xảy ra phản ứng giữa các chất, kĩ năng tính toán và hoạt động theo nhóm nhỏ.
3. Thái độ
 - Giáo dục ý thức tự giác học tập, ham học hỏi nghiên cứu biết cách pha chế dung dịch axit.
II. CHUẨN BỊ
- GV: Hệ thống bài tập, câu hỏi.
- HS: Ôn lại các kiến thức đã học về axit, PTHH, cách pha chế axit.
III HOẠT Đệ̃NG DẠY -HỌC
1. ổn định lớp 
2. Kiểm tra bài cũ 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- ?1. Nêu TCHH của axit? Minh hoạ bằng PTHH?
- ?2. Nêu TCHH riêng của H2SO4 đặc, minh hoạ bằng PTHH?
- GV yêu cầu hs nhận xét, bổ sung kiến thức.
- Cho điểm HS làm bài và chốt lại kiến thức.
- HS1 Trình bày:
+ Làm đổi màu chất chỉ thị màu.
Quỳ tím à đỏ
+ Tác dụng với kim loại à M' + H2
2HCl + Fe à FeCl2 + H2
+ Tác dụng với oxit bazơ.
 2HCl + MgO -> MgCl2 + H2O
+ Tác dụng với bazơ.
H2SO4 + 2NaOH à Na2SO4 + 2H2O
- HS2 Trình bày
+ Tính háo nước.
 (H2SO4 đặc)
C12H22O11 -------------> 12C + 11H2O
+ Tác dụng với kim loại
2H2SO4 (đặc) + Cu à CuSO4 + SO2 + 2H2O
3. Bài Mới
Hoạt động 1. Tính chất hoá học của axit
- GV sử dụng phần kiểm tra bài cũ củng cố và khắc sâu kiến thức cho HS về tính chất hoá học của axit và tính chất hoá học riêng của H2SO4 đặc.
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm hoàn thành bài tập 1.
- HS nghe, ghi nhớ kiến thức.
- Chú ý axit sunfuric đặc tác dụng với kim loại không giải phóng khí H2.
- Thảo luận theo nhóm làm bài tập 1.
Bài 1. 
 (1) (2) (3) (4) CuSO4 
FeS2 -> SO2 -> SO3 ->H2SO4 (7)
 (5) CaSO3 (6) Na2SO4 -> BaSO4
- GV gợi ý, giúp đỡ nhóm yếu.
- Kiểm tra kiến thức của nhóm.
- Yêu cầu HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV lưu ý cho HS điều kiện để xảy ra phản ứng.
- Dựa vào phần nhận biết muối sunfat và axit sufuric để làm phản ứng 5, 6, 7.
- Kiểm tra kiến thức của nhóm.
- Chốt lại kiến thức.
Bài 2. Cho các oxit sau: Cu, SO2, Al2O3, P2O5, MgO. Chất nào tác dụng được với:
a) Nước
b) Axit H2SO4 (loãng)
c) NaOH.
- Hãy viết PTHH
+ GV gợi ý: Hãy dựa vào tính chất hoá học của oxit “ phần kiểm tra bài cũ”
+ Giúp đỡ HS nhóm hoạt động còn yếu.
+ Chú ý CuO không tác dụng với oxit axit.
- Chú ý: P2O5 tác dụng với H2O, NaOH sẽ xuất hiện gốc PO4(III).
- Al2O3 là oxit lưỡng tính.
- Chốt lại kiến thức:
- HS thống nhất câu trả lời.
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
* HS tự rút ra kiến thức:
1) 4FeS2 + 11O2 -> 8SO2 + 2Fe2O3
 Xt, t
2) 2SO2 + O2 -> 2SO3
3) SO3 + H2O -> H2SO4
4) 2H2SO4 đ + Cu -> CuSO4 + SO2 + 2H2O
5) SO2 + CaO -> CaSO3
6) H2SO3 + Na2O -> Na2SO3 + H2O
7) Na2SO4 + BaCl2 ->BaSO4 + 2NaCl
- HS tiếp tục thảo luận theo nhóm.
- Thống nhất câu trả lời.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung
* HS rút ra kiến thức:
a) Nước
SO2 + H2O -> H2SO3
P2O5 + 3H2O -> 2H3PO4
b) H2SO4 
MgO + H2SO4 -> MgSO4 + H2O
Al2O3 + 3H2SO4 -> Al2(SO4)3 + 3H2O
c) NaOH
SO2 + 2NaOH -> Na2SO3 + H2O
P2O5 + 6NaOH -> 2Na3PO4 + 3H2O
Al2O3 + 2NaOH à 2NaAlO2 + H2O
Hoạt động 2: Luyện tập
Bài 2/ SGK T12
- GV gọi HS đọc đề bài, tóm tắt số liệu.
- GV yêu cầu HS đề xuất cách giải.
- Hướng dẫn:
+ mMgO = 4 (g) --> nMgO =?
+ mH2SO4 = ? --> nH2SO4 = ?
- Hãy so sánh xem sau phản ứng chất nào hết, chất nào dư?
- Yêu cầu HS phải lưu ý khi tính khối lượng dung dịch.
- Khối lượng dung dịch:
mdd = mdm + mct = 100 + 4 = 104 g
- Hướng dẫn học sinh hoàn thành bài tập.
- Chốt lại kiến thức
- Bài tập 2 SGK – T6.
Có những chất sau: H2O, H2SO4 (loãng), K2O, Cu, SO3
Hãy cho biết chất nào phản ứng với nhau từng đôi một, viết PTHH.
- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân trong 3’.
- Đứng tại chỗ trình bày.
- 1 HS đọc và tóm tắt đề bài.
- Đề xuất cách giải.
- HS khác bổ sung.
- HS đứng tại chỗ trình bày.
* HS tự rút ra kiến thức dưới hướng dẫn của giáo viên:
a) 
Ta có: nMgO = 4: 40 = 0,1 mol
mH2SO4 = 29,4.100/100 = 29,4 g
--> nH2SO4 = 29,4: 98 = 0,3 mol
MgO + H2SO4 -> MgSO4 + H2O
b)
Theo PT nH2SO4 = nMgO = 0,1 mol
Theo bài nH2SO4 = 0,3 mol
Suy ra axit dư:
 mH2SO4 = 29,4 – 98.0,1 = 19,6 g
Khối lượng dung dịch sau phản ứng là:
mdd = 100 + 4 = 104 (g)
--> C%(MgSO4) = 0,1 .120.100%/104 = 11,5%
--> C%(H2SO4) = 19,6.100%/104 = 18,85%
- Hoạt động cá nhân.
- Đứng tại chỗ chỉ ra được các cặp phản ứng với nhau.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
* HS tự rút ra kiến thức:
- Tự viết PT vào vở.
4.Củng cố- Dặn dò
a.Củng cố
- GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học.
- Nêu TCHH của axit?
- Axit H2SO4 đặc có tính chất hoá học nào riêng?
- GV chú ý cho HS xác định dạng bài tập chất hết, chất dư sau phản ứng.
b Dặn dò
- Ôn lại nội dung bài học.
- Ôn lại tính chất hoá học của oxit - axit.
- Bài tập về nhà:
Cho 100 (g) dd NaOH 4% tác dụng vừa hết với x (g) dd HCl 3,65%.
a) Viết PTHH.
b) Tính x = ?
c) Tính C% các chất sau phản ứng.
+ HD tính số mol NaOH và HCl xác định số mol HCl đã phản ứng theo PT.

File đính kèm:

  • docTC 9.10.doc
Giáo án liên quan