Bài giảng Tiết 1: Tính chất hoá học của oxit khái niệm về sự phân loại oxit

Chuẩn bị:

1. Dụng cụ:

- Ống nghiệm; ống hút; thìa thuỷ tinh.

2. Hoá chất:

- BaO; CuO; HCl; CO2; P2O5 (điều chế sẵn từ P); dung dịch Ca(OH)2; nước cất.

B. Bài học:

I. Tính chất hoá học của oxit:

1. Tính chất hoá học của oxit bazơ:

a. Tác dụng với nước:

 

doc6 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1043 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 1: Tính chất hoá học của oxit khái niệm về sự phân loại oxit, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 1.
 TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA OXIT
KHÁI NIỆM VỀ SỰ PHÂN LOẠI OXIT
A. Chuẩn bị:
1. Dụng cụ:
- Ống nghiệm; ống hút; thìa thuỷ tinh.
2. Hoá chất:
- BaO; CuO; HCl; CO2; P2O5 (điều chế sẵn từ P); dung dịch Ca(OH)2; nước cất.
B. Bài học:
I. Tính chất hoá học của oxit:
1. Tính chất hoá học của oxit bazơ:
a. Tác dụng với nước:
* Thí nghiệm 1:
- Cho BaO hoặc CaO phản ứng với nước.
- Nhỏ vài giọt phenolphtalein vào dung dịch thu được.
? Mời một em nhận xét thí nghiệm?
- Một số oxit bazơ tác dụng với nước tạo bazơ.
- Dung dịch bazơ làm phenolphtalein chuyển hồng.
? Mời một em nêu PTHH của 2 oxit trên khi tác dụng với nước?
- PTHH: BaO + H2O ® Ba(OH)2.
- PTHH: CaO + H2O ® Ca(OH)2.
? Một em đọc to phần kết luận in nghiêng?
b. Tác dụng với axit:
* Thí nghiệm 2:
- Cho CuO tác dụng với HCl.
? Nhận xét thí nghiệm?
- Đã xảy ra PƯHH giữa CuO và HCl: CuO tan, tạo dung dịch mới có màu xanh lam là CuCl2.
? Nêu PTHH của Thí nghiệm?
- PTHH: CuO + HCl ® CuCl2 + H2O.
GV: Bây giờ tôi thay CuO bằng các oxit bazơ khác cũng xảy ra PƯHH tương tự đó là sinh ra muối và nước.
? Một em đọc to phần kết luận in nghiêng?
c. Tác dụng với oxit axit:
* Thí nghiêm 3:
- Cho CaO tác dụng với CO2.
- Cho sản phẩm vào nước, lắc đều.
? Một em nhận xét thí nghiêm? Nêu PTHH?
- CaO đã tác dụng với CO2 tạo kết tủa CaCO3.
- Sản phẩm sinh ra là muối.
- PTHH: CaO + CO2 ® CaCO3.
GV: Bây giờ tôi thay CaO bằng BaO (như SGK) hoặc một số oxit bazơ khác đều xảy ra PƯHH tương tự.
? Một em đọc to phần kết luận in nghiêng?
2. Tính chất hoá học của oxit axit:
a. Tác dụng với nước:
* Thí nghiệm 4:
- Cho P2O5 tác dụng với nước.
- Nhúng mẩu giấy quỳ tím vào dd thu được.
? Một em nhận xét thí nghiệm? Nêu PTHH?
- P2O5 tác dụng với nước tạo ra axit, làm quỳ tím hoá đỏ.
- PTHH: P2O5 + 3H2O ® 2H3PO4.
GV: Bây giờ tôi thay P2O5 bằng nhiều oxit axit như SO3, SO2, khác cũng xảy ra PƯHH tương tự.
? Một em đọc to phần kết luận in nghiêng?
b. Tác dụng với bazơ:
* Thí nghiệm 5:
- Dẫn khí CO2 qua dd nước vôi trong.
? Một em nhận xét thí nghiệm? Nêu PTHH?
- CO2 đã tác dụng với Ca(OH)2 tạo muối kết tủa CaCO3 và nước.
GV: Bây giờ tôi thay CO2 bằng SO2, P2O5 cũng ra PƯHH tương tự.
? Một em đọc to phần kết luận in nghiêng?
c. Tác dụng với oxit bazơ:
GV: Các em đã thấy ở trên oxit bazơ tác dụng với oxit axit thì ngược lại cũng vậy.
? Một em đọc to phần kết luận in nghiêng?
II. Phân loại oxit:
? Dựa vào SGK, các em cho biết người ta phân loại oxit như thế nào? Các em cho ví dụ?
1. Oxit bazơ:
- Là các oxit tác dụng với axit tạo muối và nước.
- VD: CaO, BaO, Na2O,
2. Oxit axit:
- Là các oxit tác dụng với bazơ tạo muối và nước.
- VD: P2O5, CO2, SO2,
3. Oxit lưỡng tính:
- Là các oxit tác dụng được với cả bazơ và axit để tạo muối và nước.
- VD: Al2O3, ZnO,
4. Oxit trung tính:
- Là các oxit không tác dụng với các axit, bazơ và nước, còn gọi là oxit không tạo muối.
- VD: CO, NO,
C. Vận dụng - Củng cố - Về nhà:
1. Làm BT 1, 2, 3, 4 (SGK trang 6)
2. BTVN: 4, 5, 6.
BÀI 2.
MỘT SỐ OXIT QUAN TRỌNG
PHẦN A. CANXI OXIT:
A. Chuẩn bị:
1. Dụng cụ:
- Ống nghiệm; ống hút; thìa thuỷ tinh.
2. Hoá chất:
- CaO; HCl; H2O; CO2.
B. Bài học:
I. Tính chất hoá học của của Canxi oxit:
1. Nhận xét CaO:
? Một em dựa vào hiểu biết của mình cộng với SGK hãy cho biết tính chất vật lý của CaO, cho biết CaO thuộc loại hợp chất gì?
- CaO là chất rắn màu trắng, nóng chảy ở nhiệt độ khoảng 2585 oC.
- CaO là 1 oxit bazơ.
2. Tác dụng với nước:
* Thí nghiệm 1:
- Cho CaO tác dụng với H2O.
- Thử sờ tay vào đáy ống nghiệm.
? Nhận xét thí nghiệm? Nêu PTHH?
- CaO tác dụng với nước, nhanh chống hút nước và nở to, tuy nhiên CaO tan rất ít trong nước và phần tan tạo thành dd nước vôi trong.
- PƯHH của CaO với nước có toả nhiệt.
- CaO + H2O ® Ca(OH)2.
? Đọc kết luận trong SGK?
3. Tác dụng với axit:
* Thí nghiệm 2:
- Cho CaO tác dụng với HCl.
? Nhận xét thí nghiệm? Nêu PTHH?
- CaO tác dụng với HCl, tạo dd CaCl2.
- PƯHH của CaO với HCl có toả nhiệt.
? Đọc nhận xét trong SGK?
4. Tác dụng với oxit axit:
* Thí nghiệm 3:
- Cho CaO tác dụng với CO2.
? Nhận xét? Nêu PTHH?
- CaO tác dụng với CO2 tạo thành CaCO3.
- PTHH: CaO + CO2 ® CaCO3.
II. Ứng dụng của Canxi oxit:
- CaO có tính hút ẩm.
- CaO dùng để khử chua cho đất trồng.
- CaO là vôi sống, khi tác dụng với nước thành vôi tôi, dùng trong xây dựng.
- CaO tác dụng với CO2 tạo thành đá vôi làm phấn viết,
- CaO có tính sát trùng, sát khuẩn nên dùng để diệt khuẩn nơi sinh sống.
III. Điều chế Canxi oxit trong công nghiệp:
1. Nguyên liệu:
- Đá vôi.
- Chất đốt.
2. Điều chế - sản xuất CaO:
- Nung đá vôi trong lò nung ở nhiệt độ cao, thu được CaO.’
- PTHH: CaCO3 CaO + CO2.
C. Vận dụng - Củng cố - Về nhà:
1. Vận dụng: Làm BT 1, 2 (SGK).
2. BTVN: 3, 4, 5, 6 (SGK).
þþþþþþþþþþþþþþþþþþþþþþþþþþþþþþþþþþþþþþþþþ
PHẦN B. LƯU HUỲNH ĐIOXIT:
A. Chuẩn bị:
1. Dụng cụ:
- Phễu nhỏ giọt, bình cầu lớn, ống dẫn khí chữ L, ống thẳng, ống cao su, bình thuỷ tinh.
2. Hoá chất:
- Na2SO3, H2SO4(loãng), CaO, Ca(OH)2.
B. Bài học:
I. Tính chất hoá học của lưu huỳnh đioxit:
1. Nhận xét SO2:
? Nêu tính chất vật lý của SO2? Nó thuộc loại oxit nào?
- SO2 là chất khí không màu, mùi hắc, độc, nặng hơn không khí.
- SO2 thuộc loại oxit axit.
2. Tác dụng với nước:
* Thí nghiệm 1:
- Điều chế SO2, dẫn khí qua nước.
- Nhúng mẩu giấy quỳ tím vào dd thu được.
? Nhận xét thí nghiệm? Nêu PTHH? Vì sao nói SO2 gây mưa axit?
- SO2 tác dụng với H2O tạo ra dd axit làm quỳ tím hoá đỏ.
- PTHH: SO2 + H2O ® H2SO3.
- Khí SO2 sinh ra do đốt than, nhiên liệu, khói nhà máy, nó lơ lửng trên khí quyển. Khi mưa xuống, tác dụng với SO2 tạo axit H2SO3. Ngoài ra, SO2 nồng độ cao bị oxi hoá thành SO3 tác dụng với H2O tạo axit sunfuric mạnh gây hại mùa màng.
3. Tác dụng với bazơ:
* Thí nghiệm 2:
- Dẫn SO2 qua dd nước vôi trong.
? Nhận xét thí nghiệm? Nêu PTHH?
- SO2 tác dụng với Ca(OH)2 tạo kết tủa CaSO3.
- PTHH: SO2 + Ca(OH)2 ® CaSO3 + H2O.
4. Tác dụng với oxit bazơ:
* Thí nghiệm 3:
- Cho SO2 tác dụng với CaO.
? Nhận xét thí nghiệm? Nêu PTHH?
- SO2 tác dụng với CaO tạo muối CaSO3.
? Một em đọc to kết luận trong SGK?
II. Ứng dụng của lưu huỳnh đioxit:
? Dựa vào hiểu biết cá nhân và SGK hãy nêu những ứng dụng của SO2?
- Điều chế H2SO4.
- Làm chất tẩy.
- Thuốc diệt nấm mốc.
III. Điều chế lưu huỳnh đioxit:
1. Trong phòng thí nghiệm:
? Điều chế SO2 như thế nào?
- Cho muối sunfit tác dụng với axit (loãng).
? Có mấy cách thu SO2? Tại sao không thu SO2 bằng cách đẩy nước? Tôi thấy cách này dễ quan sát đấy chứ?
- Chỉ có thể thu SO2 bằng cách đẩy không khí vì SO2 phản ứng với H2O mạnh nên không thể thu bằng đẩy nước!
? Tôi thấy có bạn bảo khi thu SO2 phải úp ngược bình chứa? Các em thấy thế có đúng không?
- Không đúng ạ! Vì SO2 nặng hơn không khí.
2. Trong công nghiệp:
? Dựa vào SGK, các em cho tôi biết điều chế SO2 trong CN thế nào?
- Đốt quặng pirit sắt.
- Đốt lưu huỳnh trong không khí.
? Cách nào lợi hơn, các em?
- Đốt lưu huỳnh ạ!
? Cách nào dễ, rẻ hơn? Cho tôi biết PTHH?
- Đốt quặng pirit sắt.
- 4FeS2 + 11O2 2Fe2O3 + 8SO2.
C. Củng cố - Về nhà:
1. Củng cố: Thảo luận nhanh BT 2 đến 5.
2. Về nhà: Làm bài 1, 6.
þþþþþþþþþþþþþþþþþþþþþþþþþþþþþþþþþþþþþþþþþ
BÀI 3
TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA AXIT
A. Chuẩn bị:
1. Dụng cu:
- Ống nghiệm; ống hút; thìa thuỷ tinh.
2. Hoá chất:
- HCl; Zn; H2SO4(loãng); Cu(OH)2; Fe2O3.
- Giấy quỳ tím.
B. Bài học:
I. Tính chất hoá học của axit:
1. Axit tác dụng với chất chỉ thị màu:
* Thí nghiệm 1:
- Nhỏ 1 giọt dd HCl vào mẩu giấy quỳ tím.
? Nhận xét?
- Quỳ tím hoá đỏ.
GV: Với tất cả các axit, quỳ tím đều hoá đỏ. Vì thế, quỳ tím dùng để nhận biết axit.
2. Axit tác dụng với kim loại:
* Thí nghiệm 2:
- Cho vài mảnh kẽm vào H2SO4(loãng).
? Nhận xét? Nêu PTHH?
- H2SO4(loãng) tác dụng với Zn, giải phóng khí (đó là H2) tạo muối.
- PTHH: Zn + H2SO4(loãng) ® ZnSO4 + H2.
GV: 
- Không chỉ có H2SO4(loãng) mà HCl và một số axit khác cũng tác dụng với một số kim loại, tạo muối và giải phóng khí.
- Các em chú ý, H2SO4(đặc, nóng) và HNO3 tác dụng với KL thì không giải phóng khí. Lên cấp III các em sẽ học tiếp phần này.
3. Axit tác dụng với bazơ:
* Thí nghiệm 3:
- Cho H2SO4(loãng) tác dụng với Cu(OH)2.
? Nhận xét thí nghiệm? Nêu PTHH?
- H2SO4 đã tác dụng với Cu(OH)2 tạo muối đồng CuSO4 (màu xanh) và nước.
- PTHH: H2SO4 + CU(OH)2 ® CuSO4 + H2O.
GV: Tôi thay Cu(OH)2 bằng nhiều bazơ khác cũng xảy ra PƯHH như vậy.
? Một em đọc to phần kết luận trong SGK?
4. Axit tác dụng với oxit bazơ:
* Thí nghiệm 4:
- Cho Fe2O3 tác dụng với HCl.
? Nhận xét thí nghiệm? Nêu PTHH?
- Fe2O3 tác dụng với HCl tạo muối clorua FeCl3 và H2O.
- PTHH: Fe2O3 + 6HCl ® 2FeCl3 + 3H2O.
? Một em đọc kết luận SGK?
II. Axit mạnh và axit yếu:
? Dựa vào SGK phân loại axit cho thầy giáo!
- Axit chia 2 loại:
+ Axit mạnh: HCl, HNO3, H2SO4,
+ Axit yếu: H2CO3, H2S,

File đính kèm:

  • docGiao an 9(2).doc