Bài giảng Tiết 1: Ôn tập (tiết 26)

I, Mục Tiêu

- Học sinh hệ thống lại được các kiến thức đã được học ở lớp 8, rèn luyện các kỹ năng đã được tiếp thu.

- Rèn luyện lại các kỹ năng: Viết và cân bằng PTHH, lập CTHH,tính theo CTHH, PTHH

- Nắm chắc các khái niệm về dung dịch, độ tan, nồng độ dung dịch

- Rèn luyện các kỹ năng làm bài toán về nồng độ dung dịch.

II, Chuẩn bị

 

doc26 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1185 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tiết 1: Ôn tập (tiết 26), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 
Ngày: ............................................................................
Tiết 6: một số axit quan trọng
I, Mục Tiêu
Học sinh nắm đựơc các tính chất hoá học chung của axit Clo hidric và axit sunfuric loãng: Tác dụng làm đổi màu chất chỉ thị, tác dụng với bazơ, tác dụng với oxit bazơ, tác dụng với kim loại và tác dụng với muối.
Thấy được tính chất riêng của axit sunfuric đặc: Tính háo nước, tính oxi hoá
Nắm được các pư dùng để điều chế axit HCl và H2SO4.
Có thể thấy được bản chất của các phương trình hoá học và ứng dụng của các tính chất.
Rèn luyện kỹ năng viết phương trình hoá học, kỹ năng nhận biết các dd axit, bazơ, muối. Đặc biệt là nhận ra axit sunfuric và muối sunfat.
Rèn khả năng làm bài tập tính theo phương trình hoá học.
II, Chuẩn bị
Hoá chất: dd HCl, dd H2SO4, Zn, dd CuSO4, dd NaOH , H2SO4
Dụng cụ: Giá ống nghiệm, ống nghiệm (3 – 7 chiếc), kẹp gỗ, pipet hút, đèn cồn và các dụng cụ hỗ trợ khác.
III, Tiến trình bài giảng
Phương pháp
ĐL
Nội dung
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)
Hs1: Làm bài tập số 3/sgk
Hs2: Nêu tính chất hoá học của axit? Viết các phương trình hoá học minh hoạ?
gv yêu cầu học sinh nhận xét
Hoạt động 2: Axit Clohidric (15’)
yc học sinh quan sát bình đựng dd HCl và nêu ra các nhận xét
Nhắc lại: HCl là axit mạnh hay yếu?
Dự đoán tính chất của HCl?
Yc học sinh lên bảng nêu các tính chất và viết các phương trình hoá học minh hoạ.
học sinh khác ở dưới làm vào vở và nhận xét bài làm của bạn
Nêu các ứng dụng em đã biết của HCl?
Kết hợp sgk
Gv giới thiệu cách điều chế
Hoạt động 3: Axit sunfuric (20’)
GV cho học sinh quan sát lọ đựng dd H2SO4, nhận xét?
Gọi học sinh đọc nội dung sgk
Gv hướng dẫn học sinh cách pha loãng H2SO4 đặc: Cho từ từ 1 dòng nhỏ axit vào trong nước, tuyệt đối không là ngược lại.
gv yc học sinh nhận xét về tính hoạt động của H2SO4?
Từ đó suy ra tính chất hoá học của dd H2SO4 loãng
1 học sinh lên bảng trình bày
Các học sinh khác làm ở dưới và nhận xét bài bạn
Hoạt động 4: Luyện tập (4’)
Cho các chất sau: MgO, Mg, Fe3O4, Fe(OH)3, P2O5. Các chất nào tác dụng được với H2SO4 loãng? Viết phương trình hoá học?
Bài 3/sgk
MgO + HNO3 đ Mg(NO3)2 + H2O
CuO + H2SO4 đ CuSO4 + H2O
Al2O3 + 3H2SO4 đ Al2(SO4)3 + 3H2O
Fe + 2HCl đ FeCl2 + H2
Zn + H2SO4 đ ZnSO4 + H2
I. tính chất Vật lý
- Học sinh nêu được các tính chất vật lý.
II. tính chất hoá học 
Làm đổi màu quỳ tím đ đỏ
Tác dụng với bazơ
HCl + NaOH đ NaCl + H2O
Tác dụng với oxit bazơ
2HCl + CaO đ CaCl2 + H2O
Tác dụng với kim loại.
Fe + 2HCl đ FeCl2 + H2
Tác dụng với muối.
đ HCl có đủ tính chất của 1 axit thông thường
III. ứng dụng
Điều chế muối Clorua
Làm sạch bề mạt kim loại
Chế biến thực phẩm, dược phẩm
IV. Điều chế
H2 + Cl2 đ 2HCl
BaCl2 + H2SO4 đ BaSO4 + 2HCl
NaCl(r)+ H2SO4(đ) Na2SO4 + HCl
I. tính chất Vật lý
sgk
Nhận xét: H2SO4 dễ tan trong nước, khi tan toả nhiều nhiệt
II. tính chất hoá học của H2SO4 loãng
Làm đổi màu quỳ tím đ đỏ
Tác dụng với bazơ
H2SO4+ 2NaOH đ Na2SO4+ 2H2O
Tác dụng với oxit bazơ
H2SO4 + CaO đ CaSO4 + H2O
Tác dụng với kim loại.
Fe + H2SO4 đ FeSO4 + H2
Tác dụng với muối.
đ H2SO4 loãng có đủ tính chất của 1 axit thông thường
học sinh làm vào nháp rồi lên bảng trình bày.
 Hoạt động 6: Dặn dò (1’)
Về nhà làm bài tập 1, 3, 4, 6, 7/sgk
Xem trước bài .
Chuẩn bị 
Ngày:
Tiết 7: một số axit quan trọng (t) 
I, Mục Tiêu
Học sinh nắm được H2SO4 đặc có những tính chất hoá học riêng. Tính oxi hoá, tính háo nước, dẫn ra được những phương trình phản ứng cho những tính chất này.
Biết cách nhận biết H2SO4 và các muối sunfat.
Những ứng dụng quan trọng của axit này trong sản xuất,đời sống.
Các nguyên liệu, và công đoạn sản xuất H2SO4 trong công nghiệp.
Rèn luyện kĩ năng viết phương trình phản ứng, kĩ năng phân biệt các lọ hoá chất bị mất nhãn, kĩ năng làm bài tập định lượng của bộ môn.
II, Chuẩn bị
Hoá chất: H2SO4 đặc, đường, Cu 
Dụng cụ: Giá ống nghiệm, ống nghiệm (3 – 7 chiếc), kẹp gỗ, pipet hút, đèn cồn và các dụng cụ hỗ trợ khác.
III, Tiến trình bài giảng
Phương pháp
ĐL
Nội dung
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)
Hs1: Nêu các tính chất hoá học của dd H2SO4? Viết các phương trình hoá học minh hoạ?
Hs2: Làm bài tập số 6/sgk
Hoạt động 2: Tính chất riêng của H2SO4 đặc (15’)
* Làm thí nghiệm về tính chất đặc biệt của H2SO4 đặc.
- Lấy 2 ống nghiệm, cho vào mỗi ống nghiệm 1 ít lá đồng nhỏ.
- Rót vào ống nghiệm 1: 1 ml dung dịch H2SO4 loãng.
- Rót vào ống nghiệm 2: 1 ml H2SO4 đặc.
Nxét? H2SO4 đặc có gì khác H2SO4 loãng?
Viết phương trình hoá học xảy ra
Hoá trị của sắt là bao nhiêu? 
- Cho một ít đường (hoặc bông, vải) vào đáy cốc thuỷ tinh.
* Đổ vào mỗi cốc 1 ít H2SO4 đặc (đổ lên đường).
Nhận xét hiện tượng và giải thích
Lưu ý học sinh khi sử dụng.
Hoạt động 3: Sản xuất Axit Sunfuric (10’)
Để sx H2SO4 người ta phải đi từ các nguyên liệu có tiêu chuẩn ntn?
Chứa lưu huỳnh
Dễ cho lưu huỳnh
gv giới thiệu 3 giai đoạn chính để sx H2SO4
J Trong thực tế, người ta dùng H2SO4 đặc để hấp thụ SO3 tạo thành Oleum
Hoạt động 4: Nhận biết H2SO4 và muối sunfat (15’)
* Hướng dẫn HS làm thí nghiệm 
- Cho 1 ít dung dịch H2SO4 vào ống nghiệm 1.
- Cho 1 it dung dịch Na2SO4 vào ống nghiệm 2.
- Nhỏ vào mỗi ống nghiệm 1 giọt dung dịch BaCl2 (hoặc Ba(NO3)2, Ba(OH)2.
àquan sát, nhận xét, viết phương trình phản ứng.
Thuốc thử:
Vận dụng: Bằng pp hoá học, em hãy phân biệt 4 dung dich sau đựng trong 4 ống nghiệm mất nhãn: HCl; H2SO4; NaCl; NaOH
học sinh suy nghĩ và làm bài
Bài 6/sgk
Tính oxi hoá
- H2SO4 đặc có thể pư với các chất khử: hầu hết các kim loại, một số pk, oxit bazơ
- Hoá trị kim loại được đẩy lên cao nhất.
- Không giải phóng Hidro
Cu+ 2H2SO4 CuSO4+ SO2+2H2O
Fe+H2SO4 Fe2(SO4)3+ SO2+ H2O
Tính háo nước
H2SO4 đặc không những có khả năng hút nước mà còn có khả năng chiếm nguyên tố H và O của 1 số hợp chất.
C12H22O11 11H2O+ 12C.
Nguyên liệu
Lưu huỳnh: S
Pirit: FeS2
Sản xuất
a. Tạo ra khí SO2
 S + O2 đ SO2
 4FeS2 + 11O2 đ 2Fe2O3 + 8SO2
b. Tạo ra SO3
 2SO2 + O2 đ 2SO3
c. Tạo ra H2SO4
 SO3 + H2O đ H2SO4
 Để nhận ra H2SO4 và các muối có chứa nhóm SO4, người ta dùng hợp chất có chứa Ba ( Ba(OH)2; BaCl2 ) và ngược lại 
Vậy: Dung dịch BaCl2 (hoặc Ba(NO3)2, Ba(OH)2) được dùng làm thuốc thử để nhận ra gốc sunfat.
 Hoạt động 6: Dặn dò (1’)
Về nhà làm bài tập 2, 3, 4, 5 /sgk
Xem trước bài .
Chuẩn bị 
Ngày:..............................................................
Tiết 8: Luyện tập:
tính chất hoá học của oxit và axit
I, Mục Tiêu
HS được ôn lại các tính chất hoá học của oxit bazơ, oxit axit, tính chất hoá học của axit.
Thấy được điểm khác nhau giữa axit sunfuric loãng và đặc
Rèn luyện kĩ năng làm các bài tập định tính và định lượng.
II, Chuẩn bị
Hoá chất: 
Dụng cụ: Bài tập định tính và định lượng, sơ đồ trong sgk
III, Tiến trình bài giảng
Phương pháp
ĐL
Nội dung
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (0’)
Hs1: 
Hoạt động 2: Kiến thức cần nhớ (10’)
Em hãy điền vào các ô trống các loại hợp chất vô cơ phù hợp, đồng thời chọn các loại chất thích hợp tác dụng với các chất để hoàn thiện sơ đồ sau.
+ axit
+ H2O
Tương tự, gv cho học sinh hoàn thành sơ đồ thứ 2 để tổng hợp kién thức về tính chất hoá học của axit.
+ Kloại
+ Bazơ
Hoạt động 3: Luyện tập (33’)
Bài 1: Cho các chất: K2O, P2O5, SO3, CaO, HCl, H2SO4, Ca(OH)2, Al2O3, CuO, NaOH, Cu(OH)2
Những chất nào tác dụng được với nước? Viết PTHH
Những chất nào tác dụng được với dd HCl? Viết PTHH
Những chất nào tác dụng được với dd NaOH? Viết PTHH
Cho các nhóm làm bài tập trong 10 phút, gọi đại diện các nhóm lên bảng.
- học sinh khác ở dưới làm bài và nhận xét bài làm của bạn
Bài 2: Bằng pp hoá học hãy nhận biết các dd sau đựng trong các lọ riêng biệt mất nhãn
HCl, NaCl, Na2SO4
KOH, Ba(OH)2, BaCl2
Yc học sinh xác định các chất trên thuộc loại hợp chất nào?
Để nhận ra axit ta dùng thuốc thử là gì?
Để nhận ra hợp chất chứa nhóm SO4, người ta có thể dùng hợp chất chứa kim loại nào?
Điều ngược lại có đúng không?
Cho học sinh suy nghĩ và lên bảng trình bày
+ OxBazơ
Học sinh nêu lại các tính chất hoá học của oxit axit và oxit bazơ.
trên cơ sở đó, gv và học sinh hoàn thành sơ đồ
+ dd Bazơ
+ H2O
Quỳ tím
Các chất tác dụng được với nước
Các chất tác dụng được với dd HCl
K2O + HCl đ KCl + H2O
CaO + 2HCl đ CaCl2 + H2O
Ca(OH)2 + 2HCl đ CaCl2 + 2H2O
Al2O3 + 6HCl đ 2AlCl3 + 3H2O
CuO + 2HCl đ CuCl2 + H2O
NaOH + HCl đ NaCl + H2O
Cu(OH)2 + 2HCl đ CuCl2 + 2H2O
Bài 2
a. Lấy mỗi lọ một ít làm mẫu thử
- Cho vào mỗi mẫu thử một mẩu giấy quỳ tím
+ Mẫu nào làm quỳ hoá đỏ là: HCl
+ Mẫu nào ko làm quỳ đổi màu là NaCl và Na2SO4
- Cho dd BaCl2 vào 2 mẫu này
+ Mẫu nào có kết tủa trắng là đựng Na2SO4
BaCl2 + Na2SO4 đ BaSO4¯ + 2NaCl
+ Mẫu còn lại không có htượng gì là đựng NaCl
b. 
 Hoạt động 6: Dặn dò (1’)
Về nhà làm bài tập 2, 3, 4, 5 /sgk
Xem trước bài .
Chuẩn bị một mẩu vôi sống
Ngày:
Tiết 9: thực hành
Tính chất hoá học của oxit và axit
I, Mục Tiêu
Học sinh nắm đựơc các thao tác làm thí nghiệm nhằm chứng minh tính chất hoá học của oxit và axit. Biết qua các thí nghiệm đó để có thể vận dụng các thao tấc để nhận biết các chất.
Cũng qua các thí nghiệm để có thể thấy việc rèn luyện ý thức cẩn thận, tiết kiệm trong học tập và trong thực hành hoá học.
II, Chuẩn bị
Hoá chất: CaO, H2O, P đỏ, dd HCl, dd Na2SO4, dd NaCl, quỳ tím, dd BaCl2
Dụng cụ: Đủ cho 4 nhóm, mỗi nhóm gồm: Giá ống nghiệm, ống nghiệm (3 – 7 chiếc), kẹp gỗ, pipet hút, đèn cồn và các dụng cụ hỗ trợ khác.
III, Tiến trình bài giảng
Phương pháp
ĐL
Nội dung
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (0’)
Hs1: 
Hoạt động 2: Kiểm tra toàn bộ cơ sở vật chất (5’)
Gv yêu cầu học sinh kiểm tra từng đồ dùng về số lượng và chất lượng.
Kiểm tra hoá chất theo sự hướng dẫn của giáo viên.
Các nhóm ngồi đúng vị trí, thực hiẹn các hoạt động theo giáo viên hướng dẫn.
Hoạt động 3: Thí nghiệm chứng minh tính chất hoá học của oxit (15’)
giáo viên hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm.
Cho 1 mẩu nhỏ CaO vào ống nghiệm. Thêm 1 – 2 ml nước vào. Quan sát hiện tượng. Cho thêm 4 – 5 ml nước.
Thử dd thu được bằ

File đính kèm:

  • docGiao an Hoa 9 -T1-T13.doc