Bài giảng Tiết 1: Ôn tập (tiết 20)

1. Kiến thức :

- Giúp HS hệ thống lại các kiến thức hoá học cơ bản đã được học ở THCS có liên quan trực tiếp đến chương trình lớp 10.

- Phân biệt được các khái niệm cơ bản và trừu tượng: Nguyên tử, nguyên tố hoá học, phân tử, đơn chất, hợp chất, nguyên chất và hỗn hợp.

- Rèn luyện kĩ năng lập công thức, tính theo công thức và phương trình phản ứng, tỉ khối của chất khí.

 

doc117 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1132 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tiết 1: Ôn tập (tiết 20), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 đó trong các phản ứng hoá học, các nguyên tử halogen có khuynh hướng thu thêm 1e để đạt cấu hình e bền vững của khí hiếm (8e)-> trong các hợp chất với kim loại, halogen có hoá trị 1. 
GV bổ sung : Ở dạng đơn chất, các phân tử halogen gồm 2 nguyên tử : F2, Cl2, Br2, I2. Đó là những phi kim điển hình (At là nguyên tố phóng xạ)
HS: Phân tử halogen gồm 2 nguyên tử : F2, Cl2, Br2, I2
GV hướng dẫn HS đọc SGK để biết các tính chất cơ bản của halogen và viết các phương trình phản ứng 
HS: halogen có một số tính chất hoá học cơ bản sau : 
- Tác dụng với kim loại -> muối : 
2Al + 3Cl2 -> 2AlCl3
2K + Br2 -> 2KBr
- Tác dụng với hiđrô->hiđrô halogenua
F2 + H2 -> 2HF
Cl2 + H2 -> 2HCl
Br2 + H2-> 2HBr
I2 + H2 -> 2HI
- Hiđrôxít của các halogen là những axit : HClO, HClO3 ... 
Hoạt động 4 (20 phút)
Hướng dẫn giải bài tập SGK
GV chiếu đeef bài tập 4 lên màn hình : 
Bài 4 : Những nguyên tố nào đứng đầu các chu kì ? Cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố đó có đặc điểm gì chung ? 
HS: Chuẩn bị 2 phút
GV chiếu bảng tuần hoàn cho HS quan sát
HS: Những nguyên tố kim loại kiềm đứng đầu các chu kỳ ( trừ chu kì 1). Cấu hình electron của nguyên tử các nguyên tố kim loại kiềm có 1 electron 
lớp ngoài cùng -> ns1 (n=2-> 7)
GV chiếu đề bài tập 5 lên màn hình. 
Bài 5: Những nguyên tố nào đứng cuối các chu kì ? Cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố đó có đặc điểm gì chung ? 
HS: chuẩn bị 2 phút
GV: Chiếu bảng tuần hoàn cho HS quan sát
HS: Những nguyên tố khí hiếm đứng cuối các chu kỳ. Cấu hình electron của nguyên tử các nguyên tố khí hiếm đều có 8e lớp ngoài cùng (trừ He là 2e) -. ns2np6 
GV chiếu đề bài tập 6 lên màn hình
Bài 6: Một nguyên tố ở chu kì 3, nhóm VIA trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học. Hỏi : 
HS: chuẩn bị 3 phút 
a. Nguyên tử của các nguyên tố đó có bao nhiêu electron ở lớp ngoài cùng. 
b. Các electron ngoài cùng năm ở lớp electron thứ mấy ? 
c. Viết cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố trên ? 
GV: Từ vị trí của nguyên tố trong bảng tauanf hoàn (chu kỳ 2, nhóm VIA) có thể cho biết : có bao nhiêu lớp electron? Lớp ngoài cùng có bao nhiêu electron ? 
HS: Có 3 lớp electron, lớp thứ ba (ngoài cùng) có 6 electron
GV: Suy ra cấu hình electron ? 
HS: 1s2222p63s23p4
GV chiếu đề bài tập 7 lên màn hình : 
Bài 7 : Một số nguyên tố có cấu hình electron của nguyên tử như sau : 
HS: chuẩn bị 3 phút 
1s22s22p4 	1s22s22p3 	
1s22s22p63s23p1	1s22s22p63s23p5
a. Hãy xác định số electron hoá trị của từng nguyên tử. 
b. Hãy xác định vị trí của chúng (Chu kỳ, nhóm) trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học. 
GV gợi ý : Nhìn vào cấu hình electron của nguyên tử các nguyên tố trong bài tập hãy suy ra : 
HS: 
1s22s22p4 -> chu kì 2, nhóm VIA
1s22s22p3 -> chu kỳ 2, nhóm VA
- Số lớp electron -> số thứ tự chu kỳ 
1s22s22p63s23p1 -> chu kỳ 3, nhóm IIIA
- Electron ngoài cùng là s và p -> đều 
1s22s22p63s23p5 -> chu kỳ 3, nhóm 
là nguyên tố p -> nhóm A
VIIA
- Số electron lớp ngoài cùng -> số thứ tự của nhóm. 
GV nhận xét các bài giải và cho điểm. 
Hoạt động 5 (4 phút)
Dặn dò - Bài tập về nhà 
- GV cho HS làm thêm bài tập sau : 
Bài tập : Biết nguyên tố Br thuộc chu kỳ 4 nhóm VIIA. 
a. Nguyên tử của nguyeentoos đó có bao nhiêu electron lớp ngoài cùng ? 
b. Các electron ngoài cùng ở lớp electron thứ mấy ? 
c. Viết cấu hình electron của nguyên tử Br ? 
Tiết 17 	SỰ BIẾN ĐỔI TUẦN HOÀN TÍNH CHẤT 
	CỦA CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC - ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN 
A. MỤC TIÊU : 
1. Kiến thức :
1. Giúp HS hiểu được tính kim loại, tính phi kim, độ âm điện và sự biến đổi tính chất này theo một chu kì và một nhóm A. 
2. Từ đó hiểu được tính chất của một nguyên tố biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân. 
3. Có khả năng vận dụng quy luật để giải thích cho các chu kỳ và nhóm A cụ thể. 
2. Kỹ năng : 
3. Thái độ : Tích cực hoạt động 
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY : Đàm thoại, nêu vấn đề 
C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ: 
- GV: Máy chiếu, giấy trong, hình 2.1 SGK bảng 6 SGK, bảng tuần hoàn. 
- HS: Chuẩn bị bài theo SGK
D. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC: 
1. Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số : 
Lớp
Sĩ số
Vắng
II. Kiểm tra bài cũ : 
III. Nội dung bài mới : 
1. Đặt vấn đề : 
2. Triển khai bài : 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1 : (5 phút)
Kiểm tra bài cũ - chữa bài tập về nhà 
GV gọi 1 HS lên bảng yêu cầu trả lời : 
Xét một chu kì khi đi từ trái qua phải cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử biến đổi như thế nào ? 
HS: Lặp đi lặp lại sau mỗi chu kì -> biến đổi tuần hoàn. 
GV gọi 1 HS khác lên chữa bài tập về nhà. GV chiếu đề bài tập lên màn hình. 
Bài tập : Biết nguyên tố Br thuộc chu kỳ 4 nhóm VII A
HS: Nguyên tử Br
a. Thuộc nhóm VIIA -> Có 7e ngoài cùng -> ns2np5
a. Nguyên tử có bao nhiêu electron lớp ngoài cùng. 
b. Các electron ngoài cùng nằm ở lớp thứ mấy 
b. Chu kì 4 -> lớp thứ 4 là lớp ngoài cùng -> 4s24p5
c. Viết cấu hình electron của nguyên tử Br?
c. [Ar] 3d104s2 4p5
GV nhận xét, cho điểm
Hoạt động 2 (5 phút)
I. Tính kim loại, tính phi kim
GV chiếu lên màn hình nội dung tính kim loại, tính phi kim 
HS ghi chép các khái niệm: 
- Tính kim loại là tính chất của một nguyên tố mà nguyên tử của nó dễ mất electron để trở thành ion dương. Nguyên tử càng dễ mất electron thì tính kim loại của nguyên tố càng mạnh
- Tính phi kim là tính chất của một nguyên tố mà nguyên tử của nó dễ thu electron để trở thành ion âm. Nguyên tử càng dễ thu electron thì tính phi kim của nguyên tố càng mạnh. 
GV: Chiếu bảng tuần hoàn lên màn hình và giải thích thêm : 
Ranh giới tương đối giữa nguyên tố kim loại, phi kim trong bảng tuần hoàn được phân cách bằng đường dích dắc in đậm. Phía phải là các nguyên tố phi kim, phía trái là các nguyên tố kim loại
Hoạt động 3 (10 phút)
1. Sự biến đổi tính chất trong một chu kì
GV chiếu bảng tuần hoàn lên màn hình và cho HS đọc SGK để thảo luận về sự biến đổi tính chất kim loại, phi kim trong chu kỳ 3 theo chiều tăng điện tích hạt nhân. 
GV: Hãy nhận xét về sự biến đổi tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố trong chu kỳ 3 theo chiều tăng của điện tích tích hạt nhân ? 
HS: Tính kim loại giảm dần và tính phi kim tăng dần
GV lưu ý cho HS: Quy luật nào được lặp đi lặp lại đối với mọi chu kỳ. 
GV chiếu lên màn hình phần nhận xét về sự biến đổi tính chất của một chu kỳ: Trong một chu kỳ, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính kim 
GV: Ghi nhận xét vào vở. 
loại của các nguyên tố yếu dần, đồng thời tính phi kim mạnh dần. 
GV chiếu hình 2.1 SGK lên màn hình và đề nghị HS quan sát sự biến đổi bán kính nguyên tử theo chu kỳ 
HS: Bán kính nguyên tử giảm dần 
GV giải thích : Trong một chu kì. Khi đi từ trái sangg phải, điện tích hạt nhân tăng dần nhưng số lớp electron của nguyên tử các nguyên tố bằng nhau -> lực hút của hạt nhân với electron lớp ngoài cùng tăng lên -> khoảng cách giữa hạt nhân với electron lớp ngoài cùng giảm dần -> bán kính nguyên tử giảm dần. 
GV giới thiệu trên hình 2.1 bán kính nguyên tử của các nguyên tố trong chu kỳ giảm dần theo chiều tăng điện tích hạt nhân, được hiển thị tượng trưng kích thước các quả cầu giảm dần. sự bán kính nguyên tử được lặp đi lặp lại qua các chu kỳ. 
GV: Khi bán kính nguyên tử giảm thì khả năng nhường và thu electron của nguyên tử tăng hay giảm ? 
HS: Bán kính nguyên tử càng giảm -. khả năng nường e của nguyên tử giảm và khả năng thu electron của nguyên tử tăng. 
GV kết luận : Như vậy trong mỗi chu kỳ bán kính nguyên tử giảm dần theo chiều tăng điện tích hạt nhân đã làm cho tính kim loại ủa các nguyên tố yếu dần, đồng thời tính phi kim mạnh dần 
HS: Ghi kết luận. 
Hoạt động 4 (10 phút)
2. Sự biến đổi tính chất trong một nhóm A
GV chiếu lên bảng tuần hoàn lên màn hình và cho HS đọc SGK để thảo luận về sự biến đổi tính chất kim loại, phi kim trong nhóm IA và nhóm VIIA theo chiều tăng điện tích hạt nhân (từ trên xuống dưới)
GV: Hãy nhận xét sự biến đổi tính kim loại (nhóm IA) và tính phi kim (nhóm VIIA) khi đi từ trên xuống dưới. 
HS: Trong nhóm IA tính kim loại tăng dần (xêsi là nguyên tố kim loại mạnh nhất). Trong nhóm VIIA, tính phi kim giảm dần (Flo là nguyên tố phi kim 
mạnh nhất)
GV lưu ý cho HS: Quy luật này được lặp đi lặp lại đối với mỗi nhóm A. 
GV ch iếu lên màn hình phần nhận xét vè sự biến đổi tính chất trong một nhóm A: Trong một nhóm A theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính kim loại của các nguyên tố mạnh dần, đồng thời tính phi kim yếu dần 
HS: Ghi nhận xét vào vở 
GV chiếu hình 2.1 SGK lên màn hình và đề nghị HS quan sát sự biến đổi bán kính nguyên tử trong nhóm A khi đi từ trên xuống dưới 
HS: Bán kính nguyên tử tăng nhanh dần 
Gv giải thích : Trong một nhóm A, khi đi từ trên xuống dưới, điện tích hạt nhân tăng nhưng đồng thời số lớp electron cũng tăng vượt mạnh hơn làm cho bán kính nguyên tử của các nguye

File đính kèm:

  • docGiao an 10 co ban.doc
Giáo án liên quan