Bài giảng Tiết 1: Ôn tập hóa (tiết 4)

MỤC TIÊU: Kiến thức: On tập lại một số kiến thức về các khái niệm cơ bản, cách lập CTHH, PTHH, cách tính toán theo phương trình hoá học.

Kĩ năng: Tính theo CTHH và PTHH.

Thái độ: Giáo dục ý thức học tập bộ môn.

PHƯƠNG PHÁP: Đàm thoại, tổng kết.

CHUẨN BỊ: GV: Nội dung bài dạy, một số bài tập mẫu.

CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 936 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 1: Ôn tập hóa (tiết 4), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 5/9/07
Ngày giảng: 8/9/07 Tiết 1: ÔN TẬP.
MỤC TIÊU: Kiến thức: Oân tập lại một số kiến thức về các khái niệm cơ bản, cách lập CTHH, PTHH, cách tính toán theo phương trình hoá học.
Kĩ năng: Tính theo CTHH và PTHH.
Thái độ: Giáo dục ý thức học tập bộ môn.
PHƯƠNG PHÁP: Đàm thoại, tổng kết.
CHUẨN BỊ: GV: Nội dung bài dạy, một số bài tập mẫu.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
Oån định: 9/1: 9/2:
Bài mới: Giới thiệu bài: Để thực hiện tốt chương trình lớp 9, chúng ta sẽ khái quát lại một số nội dung trọng tâm đã học ở lớp 8.
NỘI DUNG:
HĐCỦA GV 
HĐ CỦA HS:
1.CTHH:
a.Hoá trị của một số nguyên tố, nhóm nguyên tố thường gặp:
(Bảng 1. Trang 42-SGK 8 )
b. Cách lập CTHH:
 Hoá trị của nguyên tố này là chỉ số của nguyên tố, (nhóm nguyên tố) kia.
Ví dụ: PV và OII ® P2O5.
Vì chỉ số là những số nguyên đơn giản nên phải giản ước nếu cần.
2.PTHH :
a. Các loại phản ứng hoá học:
+ Phản ứng hoá hợp: 
Ví dụ: 2H2 + O2 ® 2H2O
+ Phản ứng phân huỷ:
Ví dụ: CaCO3 ® CaO + CO2
+ Phản ứng thế:
Ví dụ: Zn + HCl® ZnCl2 + H2
b. Lập PTHH: 
 - Dùng CTHH để viết PTHH.
 - Cân bằng phản ứng là thay đổi hệ số sao cho số nguyên tử của mỗi nguyên tố ở hai vế là bằng nhau.( Theo định luật bảo toàn khối lượng)
Ví dụ: Hoàn thành các phản ứng hoá học sau:
 2H2 + O2 ® 2H2O
 4Al + 3O2 ® 2Al2O3
 2HgO ® 2Hg + O2
H2SO4 + 2NaOH ® Na2SO4 + 2H2O
c. Tính theo PTHH: Các bước giải:
- Chuyển đổi khối lượng chất hoặc thể tích chất khí thành số mol chất.
- Viết phương trình hoá học . 
- Dựa vào phương trình hoá học để tìm số mol tham gia hoạc chất tạo thành.
- Chuyển đổi số mol chất thành khối lượng(m= n.M) hoặc thề tích khí ở điều kiện tiêu chuẩn( V= 22,4.n)
Ví dụ: Hoà tan hoàn toàn 1,6g CuO vào dung dịch H2SO4
Viết PTPƯ xảy ra.
Tính khối lượng CuSO4.
Tính khối lượng dung dịch H2SO4 49% cần dùng
Hoạt động 1: Oân lại hoá trị và cách lập CTHH các hợp chất 2 nguyên tố:
 Viết KHHH của một số nguyên tố, nhóm nguyên tố lên bảng , yêu cầu HS đọc tên và cho biết hoá trị của chúng.
Phát biểu quy tắc hoá trị từ đó rút ra cách lập CTHH cho hợp chất?
Hoạt động 2: Oân tập lại cách viết phương trình hoá học và cách giải bài toán theo PTHH: 
Có những loại phản ứng hoá học nào? Nêu định nghĩa và lấy ví dụ minh hoạ?
Đưa một vài bài tập nhỏ và yêu cầu HS phân biệt các loại phản ứng .
Hướng dẫn lại HS cách cân bằng phản ứng.
Cho các bài tập về viết và cân bằng PUHH, yêu cầu HS thực hiện.
HS thường lúng túng không biết nên bắt đầu từ đâu,GV cần hướng dẫn cho HS kinh nghiệm cân bằng.
Yêu cầu HS thực hiện chính xác và thành thạo.
Cho HS nêu lại các bước tiến hành giải một bài tập hoá.
GV minh hoạ các bước giải bằng một bài tập cụ thể.
GV đưa ra một vài bài tập khác.
GV sửa chữa kĩ từng bước cho HS.
 Thực hiện yêu cầu và tự tìm ra tất cả các nguyên tố, nhóm nguyên tố có hoá trị I, II, III
Sau khi rút ra cách lập CTHH, thực hiện một số bài tập nhỏ do GV đưa ra.
 Trao đổi và thực hiện yêu cầu.
Thực hiện bài tập
Luyện kĩ năng cân bằng PTHH.
HS thảo luận và nhớ lại các bước tính theo PTHH.
Yêu cầu HS thực hiện cá nhân theo từng bước
HS thực hiện và lên bảng giải từng bước một.
Giải: nCuO = 1,6 : 80 = 0,02 mol
CuO + H2SO4 ® CuSO4 + H2O
1mol.1mol...1mol
0,02 0,02 0,02mol
mCuSO4 = 0,02 x 160 = 3,2g
mH2SO4 = 0,02 x 98 = 1,96g
Khối lượng dung dịch H2SO4 cần dùng: (1,96 : 49) x 100(%) = 4g
CỦNG CỐ:Các công thức tính m,n,C%, CM ,Vkhí 
Cách chuyển đổi các công thức tính toán.
CĂN DẶN :Học kĩ các hoá trị một số nguyên tố thường gặp. Nắm vững cách lập CTHH và viết PTHH.

File đính kèm:

  • docTiet 1(1).doc